2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG LÝ HÓA CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH TỈNH
2.11. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) – Leptosols
Diện tích 9.373,96 ha, chiếm 1,44 % DTTN. Phân bố bố tập trung ở huyện Krông Nô và Đắk Song
Đất hình thành trên các đá mẹ như các đá macma axit,... ở địa hình núi dốc và thảm thực vật che phủ kém. Đất có tầng đất hữu hiệu bị giới hạn bởi tầng đá cứng liên tục trong vòng 0-25 cm hoặc phần đất mịn có tỉ lệ < 10% cho đến độ sâu 75 cm. Hướng sử dụng: khoanh nuôi, trồng, tu bổ và bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất hiện tại, kết quả đã xác định: tỉnh Đắk Nông có 11 nhóm đất, phân ra 46 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng. Đây là cơ sở để sử dụng vào việc chỉ đạo và phát triển sản xuất nông, lâm của tỉnh.
2. Trong 11 nhóm đất, nhóm đất đỏ có diện tích lớn nhất với 392.496,62 ha, chiếm 60,25% DTTN; nhóm đất xám có diện tích lớn thứ hai với 185.637,52 ha chiếm 28,50 DTTN; nhóm đất phù sa có diện tích 2.510,71ha, chiếm 0,39 % DTTN; nhóm đất Glây có diện tích 5.319,80 ha, chiếm 0,82 % DTTN; nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9.956,23 ha, chiếm 1,53% DTTN; nhóm đất nâu trên vùng bán khô hạn có diện tích 11.287,90 ha chiếm 1,73% DTTN; nhóm đất nâu thẫm có diện tích 27.300,39 ha, chiếm 4,19% DTTN; nhóm đất nứt nẻ có diện tích 2.678,92 ha, chiếm 0,41 % DTTN; nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị với diện tích 340,37 ha chiếm 0,05% DTTN; nhóm đất đen có diện tích 1.292,07 ha chiếm 0,20 DTTN; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 9.373,96 ha, chiếm 1,44 % DTTN.
3. Nhóm đất đồi núi tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích lớn nhất. Nhóm đất đỏ với ưu thế lớn cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất xám với ưu thế rất lớn cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chống xói mòn đất.
4. Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở Đắk Nông như nhóm đất phù sa, đất glây, đất mới biến đổi, vì có ưu thế về địa hình, dinh dưỡng trong đất và đặc biệt là việc tưới tiêu thuận lợi, chủ yếu thích hợp trồng lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
5. Đa số đất trên địa bàn Đắk Nông có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến nặng, nghèo mùn (<2%), chua (pHKCL: 3,2-4,8), độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp, nghèo các chất dễ tiêu.
6. Một số vấn đề cấp bách về môi trường đất Đắk Nông cần quan tâm là: Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi, suy thoái độ phì nhiêu theo không gian thời gian và phương thức sử dụng, khô hạn vào mùa khô, ngập úng ngập lũ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiển (1985), “Địa hình và địa mạo Tây Nguyên”, Tây Nguyên: các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Chiển, 1986. Các vùng địa lý Tây Nguyên. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Tôn Thất Chiểu và nnk (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1985. Tây Nguyên - Các điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Fridland V.M. (1964), Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm (lấy thí dụ miền Bắc Việt Nam), người dịch: Lê Thành Bá, NXB KHKT, Hà Nội.
[6] Cao Liêm, Nguyễn Bá Nhuận (1995), “Đất Tây Nguyên”, Tây Nguyên: các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, 1984. Các báo cáo khoa học của Chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976 - 1980. Tài liệu lưu trữ tại Viện Địa lý.
[8] Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2000. Bản đồ đất Khu vực Đắk Lăk-Đắk Nông tỷ lệ 1/100.000.