Tổng hợp chi ngân sách tỉnh và huyện, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51 - 91)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng chi NS tỉnh 3.495.000 5.060.068 6.644.125 6.483.924 6.674.550 Tỷ lệ tăng trưởng so

với năm trước (%)

15,63% 44,78% 31,31% -0,24% 2,70%

Chi ngân sách

huyện, TP 1.497.085 1.785.528 2.382.360 2.604.354 2.674.760 Tỷ lệ tăng trưởng

chi NS huyện, TP so với năm trước (%)

23,73% 19,27% 33,43% 9,32% 2,7% Tỷ lệ Chi ngân sách huyện, TP trong tổng chi NS tỉnh 42,84% 35,29% 35,86% 40,17% 40,07% Chi đầu tư phát triển

từ NS huyện, TP 140.000 140.000 155.000 155.000 155.000 Chi thường xuyên

của NS huyện, TP 1.357.085 1.645.528 2.227.360 2.449.354 2.519.760 Trợ cấp bổ sung từ

ngân sách tỉnh 896.338 945.651 1.462.891 1.708.870 2.292.937 Tỷ lệ tăng trưởng 22,91% 05,50% 54,70% 16,81% 34,18%

Qua bảng 3.4 ta thấy chi ngân sách địa phương hàng năm đều tăng, bình quân tăng 18%/năm, tuy nhiên tỷ lệ chi bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện hàng năm đều cao.

Nhìn chung phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh đã thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, phù hợp với trình độ tổ chức quản lý và nâng cao tính chủ động của chính quyền các cấp nhằm khai thác, sử dụng tốt nguồn lực sẵn có, tạo nguồn lực mới tại các địa phương cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

3.2.3.1 Những kết quả đạt được Về thu Ngân sách nhà nước

- Việc phân cấp cho cấp huyện hưởng 100% các khoản thu: các khoản thu phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý nộp, thuế môn bài các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; thuế tài nguyên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp; ….và các khoản thu phân chia với ngân sách cấp tỉnh nhưng điều tiết cấp huyện 100% như: thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã kinh doanh dịch vụ, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (khơng kể lệ phí trước bạ nhà đất),…đã giúp các huyện chủ động trong việc quản lý khai thác nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển.

- Việc phân cấp cho cấp xã, hưởng phần lớn nguồn thu thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế mơn bài hộ kinh doanh cá thể, thuế sử dụng đất nơng nghiệp,… đã góp phần nâng cao tính năng động của chính quyền cấp xã, phường trong việc quản lý, khai thác các nguồn thu trên địa bàn; chủ động trong việc sử dụng các nguồn thu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cấp xã, phường.

- Hầu hết các khoản thu giao cho cấp huyện, cấp xã, phường, quản lý thu được điều tiết 100% cho ngân sách cấp đó. Riêng Thành phố Cà Mau thu thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp được điều tiết về ngân sách cấp tỉnh 30%; và nguồn thu thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế mơn bài hộ kinh doanh cá thể, thuế sử dụng đất nông nghiệp do các phường thuộc thành phố Cà Mau thu thì lại điều tiết về ngân sách thành phố.

- Tổng thu NSNN được HĐND tỉnh giao hàng năm của các cấp chính quyền địa phương bảo đảm theo luật thuế, chế độ thu điều tiết, các khoản thu phí và lệ phí theo quy định đều cao hơn Trung ương giao; nguồn thu điều tiết cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương đều tăng qua các năm, tạo ra sự chủ động nguồn ngân sách để các cấp thực hiện nhiệm vụ của mình và hàng năm đều vượt dự tốn NSNN của cấp trên giao.

Về chi Ngân sách nhà nước

- Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN của các cấp đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng; việc bố trí ngân sách ở các cấp căn cứ vào nhiệm vụ được phân cấp, đã chủ động xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất như kinh phí lũ lụt, dịch bệnh…; các cấp ngân sách đã tích cực khai thác nguồn thu để tăng chi cho đầu tư phát triển. Tổng chi NSNN các năm qua bảo đảm cơ cấu ưu tiên cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho giáo dục – đào tạo, khoa học – cơng nghệ, xóa đói giảm nghèo,… các lĩnh vực chi đã gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp chính quyền địa phương.

Căn cứ nhiệm vụ được phân cấp, các ngành, các cấp đã tập trung huy động các nguồn lực vốn: vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương, vốn vay ngân hàng phát triển, tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, đầu tư doanh nghiệp và huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn. Việc phân cấp quản lý ngân sách minh bạch, rõ ràng, các cấp, các ngành đã chủ động điều hành ngân sách cấp mình có hiệu quả,

đáp ứng u cầu chi thường xuyên, đột xuất và đồng thời thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực chi như: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao,…Tổng chi NSNN của các cấp năm sau đều cao hơn năm trước.

- Việc phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho cấp huyện, xã đã giúp cấp huyện, xã từng bước cải thiện góp phần thúc đẩy phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở các địa phương.

- Việc phân cấp chi sự nghiệp giáo dục, y tế cho cấp huyện quản lý đã nâng cao vai trò của cấp huyện trong chủ động thực hiện công tác giáo dục ở các địa phương.

- Công tác quản lý điều hành ngân sách địa phương được chủ động, cơ cấu chi ngân sách được duy trì ở mức độ hợp lý cho đầu tư phát triển, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh; vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của NSNN đã trở nên rõ ràng hơn và ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

NSNN đã tập trung mạnh cho việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và thực hiện các chính sách xã hội, xố đói giảm nghèo, qua đó nhiều chính sách đã được thực hiện như hỗ trợ người nghèo về nhà ở, mua thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em, tăng trợ cấp cho đối tượng xã hội, thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí cho nơng dân, tăng cường củng cố bộ máy chính quyền cấp xã, phường, ... qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về định mức phân bổ chi ngân sách

Hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi NSNN đối với các cơ quan cấp tỉnh và các huyện, thành phố; là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách

cấp huyện, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015.

Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN cơ bản thực hiện được các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; đảm bảo và đáp ứng nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong phân bổ NSNN. Việc ban hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định định mức phân bổ dự tốn chi NSNN thơng qua hệ thống các căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hay điểm cụ thể đối với từng tiêu chí đã thể hiện tính cơng khai, minh bạch trong quy định về phân bổ ngân sách, đồng thời, khắc phục được việc phân bổ thiếu căn cứ, không rõ ràng trước đây.

Tăng cường tính chủ động, linh hoạt cho các cơ quan cấp tỉnh và huyện trong xây dựng dự toán ngân sách cũng như trong quản lý và sử dụng ngân sách. Thông qua các quy định về định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương do HĐND tỉnh quy định, cùng với quy định về thời kỳ ổn định ngân sách, các cơ quan cấp tỉnh và các huyện có thể xác định được mức NSNN hàng năm cấp cho sở, ngành, địa phương theo từng nội dung, lĩnh vực.

Quy định về định mức phân bổ ngân sách nhìn chung đơn giản, dễ hiểu nên dễ kiểm tra, dễ thực hiện trong quá trình phân bổ nguồn lực tài chính, ngân sách bởi tiêu chí được sử dụng chủ yếu trong phân bổ ngân sách là dân số nên có thể dễ dàng đánh giá được mức ngân sách phân bổ cho một người dân ở từng lĩnh vực, cũng như xác định được tổng mức ngân sách cho từng lĩnh vực. Ngồi ra cịn có các tiêu chí bổ trợ, tiêu chí đặc thù như biên chế; vùng khó khăn; số thu nội địa và tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh… là các tiêu chí rất đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Các cơng thức tính điểm trong xác định định mức phân bổ ngân sách đầu tư phát triển cho các

địa phương, cũng như cách xác định mức ngân sách phân bổ chi thường xuyên cho các địa phương theo từng lĩnh vực khá đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện cũng như trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các định mức phân bổ ngân sách.

3.2.3.2 Những hạn chế của cơ chế phân cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua

Về thu Ngân sách nhà nước

- Một số khoản thu như: Thuế trước bạ nhà, đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phần lớn điều tiết cho cấp xã, phường, hưởng, nhưng cấp xã, phường, chưa phát huy hết việc khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn, còn để thất thu, nên kết quả thu hàng năm của các lĩnh vực thu này đạt chưa cao.

- Do chế độ chính sách thu ngân sách thay đổi, một số nguồn thu của cấp huyện, cấp xã giảm đã ảnh hưởng cân đối các khoản chi của cấp huyện, cấp (Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ đối với các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng đánh bắt chưa qua chế biến không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã làm hụt thu ngân sách khoảng 800 tỷ đồng/năm).

Về chi Ngân sách nhà nước

- Trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện nhiều chế độ chính sách mới do Trung ương ban hành, ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ một phần, còn lại ngân sách tỉnh phải đảm nhiệm, do vậy ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn.

- Nhu cầu chi đầu tư trên địa bàn là rất lớn, nhưng nguồn thu khơng đảm bảo do đó địa phương phải huy động đầu tư, gây áp lực trả lên ngân sách các năm tiếp theo.

Tiêu chí phân bổ ngân sách chưa đầy đủ, chưa khoa học, chưa bao quát hết các nội dung lĩnh vực chi cũng như đặc thù nhiệm vụ trong từng lĩnh vực, từng cơ quan, từng cấp ngân sách. Cụ thể:

Về định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên đối với các cơ quan cấp tỉnh thì ngồi 3 lĩnh vực (quản lý hành chính nhà nước, y tế, giáo dục và đào tạo) thì các lĩnh vực cịn lại chưa có tiêu chí phân bổ. Việc sử dụng tiêu chí phân bổ ngân sách lĩnh vực y tế, lĩnh vực đào tạo cho các cơ quan cấp tỉnh theo nhiệm vụ và theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng chưa rõ ràng.

Một số lĩnh vực đã có tiêu chí phân bổ ngân sách nhưng tiêu chí sử dụng chưa khoa học, chưa phù hợp với tính chất, nội dung của lĩnh vực hoạt động. Ví dụ như định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp kinh tế không gắn với nhiệm vụ của nội dung chi sự nghiệp kinh tế là duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hiện có,… mà định mức phân bổ ngân sách sự nghiệp kinh tế và chi khác ngân sách lại được tính trên % chi thường xuyên của 11 lĩnh vực (y tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề, quản lý hành chính, văn hóa thơng tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, quốc phịng, an ninh, khoa học cơng nghệ).

Định mức phân bổ ngân sách còn thấp và chỉ đảm bảo trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách do: Mới chỉ tính trên nguồn lực hiện có để phân bổ, chưa xác định trên cơ sở chi phí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ; Chưa tính tới yếu tố trượt giá trong các năm của thời kỳ ổn định ngân sách; Chưa tính tới các chính sách, chế độ mới ban hành, mức tăng chi của một số nội dung chi và chưa bao gồm một số nội dung chi. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, nội dung chi dạy thêm giờ, ghép lớp chưa được tính vào phần chi cho con người… do đó khoản bổ sung ngồi định mức phân bổ còn nhiều.

Định mức phân bổ ngân sách cho một số lĩnh vực chưa đảm bảo tỷ lệ/cơ cấu chi trong từng lĩnh vực theo quy định, đặc biệt là trong những năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách. Ví dụ định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục theo quy định tỷ lệ chi cho con người và chi hoạt động giảng dạy là 80%/20% nhưng tỷ lệ này chủ yếu mới chỉ đảm bảo trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm sau, khi thực hiện cải cách tiền lương thì tỷ lệ chi lương và các khoản có tính chất lương tăng nhưng chi hoạt động khơng được phân bổ tăng tương ứng. Ngồi ra, trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015, các đơn vị dự tốn cịn phải thực hiện tiết kiệm chi ngân sách khi nguồn thu khó khăn. Điều này càng làm cho ý nghĩa của định mức phân bổ ngân sách bị hạn chế và gây khó khăn cho các đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Cách xác định tiêu chí theo số điểm tính theo diện tích đất nơng nghiệp rất thấp trong khi số điểm tính cho tiêu chí bổ sung là thành phố là rất cao. Do đó điểm tương quan trong các tiêu chí chưa phù hợp, chưa góp phần giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Mối quan hệ về điểm giữa các tiêu chí nhìn chung chưa rõ ràng, chưa thể hiện mối tương quan, ví dụ cơ sở để xác định điểm cho tiêu chí dân số trung bình và người dân tộc thiểu số trong xác định định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư phát triển cho các địa phương.

3.2.3.3. Một số vấn đề cần quan tâm

- Phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương chỉ thành công khi gắn với phân cấp quản lý về kinh tế - xã hội. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vừa là hệ quả, vừa là cơ sở của phân cấp quản lý về kinh tế - xã hội. Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là tiền đề, để phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương. Ngược lại, phân cấp quản lý ngân sách phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

- Cơ chế phân cấp phải gắn chặt với tình hình kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ chính quyền các cấp. Khi có những biến động của tình hình kinh tế - xã hội cần có sự phân tích đánh giá về cơ chế phân cấp hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)