Những nguyên nhân chủ quan của chính người nghèo.

Một phần của tài liệu tieu luan chinh sach cong chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh khammouan nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 27 - 33)

Thiếu vốn để sản xuất kinh doanh: Sự thiếu thốn của người nghèo được thể hiện trước hết trong việc thiếu tư liệu sản xuất như khơng có trâu, bị, bừa để sản xuất. Họ khơng có tiền để mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật ni mới, do đó đã ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất, sản lượng. Vì thiếu tiền có những hộ này phải bán lúa non với giá rẻ hoặc vay tiền, vay thóc với lãi suất cao dẫn đến cảnh nợ nần triền miên nghèo lại càng nghèo. Việc thiếu vốn đã hạn chế việc mở rộng các hoạt động sản xuất và dịch vụ nhằm đa dạng hóa thu nhập như chăn nuôi gà, lợi, buôn bán nhỏ, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc hạn chế mở rộng các hoạt động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng làm cho người nông dân ở tỉnh KhamMouane vẫn ở trong tình trạng lẩn quẩn của cách làm ăn cũ, thu nhập chính là từ sản xuất thuần nơng với cây lúa là sản phẩm chính. Thu nhập này đem lại hiệu quả kinh tế thấp và luôn gánh chịu rủi ro lớn do sự thất thường của thời tiết.

Thiếu kỹ năng lao động sản xuất:Bởi vì khơng có kinh nghiệm làm ăn,

thiếu năng động, thiếu vốn nên những hộ nghèo thường đi làm thuê hoặc ở nhà chơi. Vì trình độ văn hố cũng như trình độ nhận thức của người dân trong tỉnh còn hạn chế. Điều này đã làm cho việc nhận thức của người dân về lao động cũng như sản xuất bị hạn chế. Họ chỉ biết làm theo yêu cầu và làm theo ý của bản thân họ. Song họ không biết vận dụng như thế nào để khi sản xuất đạt hiệu quả cao và có khoa học. Đây cũng chính là điểm cịn hạn chế trong nhận thức của người dân khi lao động cũng như sản xuất. Thiếu kỹ năng lao động sản xuất là hiện tượng phổ biến không chỉ ở KhamMouane mà cịn phổ biến ở nơng thơn Lào. Thiếu kỹ năng lao động sản xuất đã gây ra nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc… Điều này cũng làm

trầm trọng thêm trong vấn đề nghèo đói của người dân trong tỉnh. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần mở các lớp bồi dưỡng có cán bộ ở chính quyền địa phương một cách thường xuyên để họ có thể phổ biến lại cho người dân, nâng tầm hiểu biết cho người dân để họ có thể áp dụng trong q trình lao động sản xuất của mình. Đây cũng là một trong những một giải pháp quan trọng làm giảm bớt tỷ lệ nghèo đói của người dân trong tỉnh.

Thiếu kiến thức thị trường và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh:Thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hay nói một cách khác là khơng có năng lực về thị trường, kiểu chỉ biết làm ăn chứ khơng biết tính tốn lỗ lãi của trình độ sản xuất tự cung tự cấp. Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định khả năng vượt qua cửa ải nghèo đói của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Nếu không biết kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, khơng có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh thì dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn nhưng luôn ở thế "bấp bênh".

Chi tiêu khơng có kế hoạch :Nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với

nguyên nhân thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Chi tiêu khơng có kế hoạch dẫn đến nghèo đói thể hiện ở chỗ người nghèo khơng biết sử dụng vốn của chính mình, ăn tiêu lãng phí hoặc chi vào những khoản khơng sinh lợi do thích hưởng thụ, lười lao động. Do trình độ nhận biết cũng như thu nhập của người dân còn thấp điều này dẫn đến việc học hành của họ bị hạn chế làm cho tầm hiểu biết cũng không cao. Điều này dẫn tới việc người dân chỉ biết lao động, làm việc thật nhiều để có đủ tiều chi tiêu. Mặt khác, việc chi tiêu lại khơng có kế hoạch, họ phải lập ra được một kế hoạch chi tiêu sao cho khơng bị lãng phí. Ngồi ra cần phải biết sử dụng nguồn tài chính hiện có để

tạo ra những khoản lợi nhuận, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Làm được như vậy sẽ giảm bớt tỷ lệ đói nghèo và đưa kinh tế hộ gia đình dần đi vào mức ổn định.

Ốm đau và những rủi ro khác :Ốm đau bệnh tật cũng là ngun nhân dẫn đến nghèo đói thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất nó làm cho con người khơng có đủ sức khoẻ để làm việc, từ đó khơng có thu nhập. Thứ hai phải bỏ ra các khoản chi phí chữa bệnh và ảnh hưởng đến thu nhập. Những rủi ro khác dẫn đến nghèo đói như: Lũ, lụt, bão, sâu bệnh…, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của con người.

2.2.3.Thành tựu của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Kham Mouane.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường trung tâm các huyện và Bản được sử dung điện quốc gia, ở vùng núi và vung sâu vùng xa đã có đường ơ tô đến trung tâm huyện và đi được hai mùa, nhiều cơng trình giao thơng, thủy lợi và phúc lợi cơng cộng đã được đưa vào sử dụng,

Kinh tế vườn đồi, trang trại, phong trào trồng cây bảo vệ rừng phát triển mạnh đã đưa độ che phủ rừng đạt 41%, hạn chế khai thác gỗ bừa bãi. Đầu tư cho việc phân bố rừng, đất và giao rừng cho dân quản lý, vận động nhân dân trồng cây phân tán, cây công nghiệp, cây ăn trái và các loại cây trồng mới như: cà phê, sa nhân, mía, cao su (riêng cao su đã có 8.041 ha trong đó 407 ha đã thu hoạch đạt kết quả cao), ngô, lạc, tỏi; cây ăn quả như: cam, sồi, táo, chanh, nhãn; chăn ni như: trâu, bị, dê, làm ao cá…ngồi ra từ năm 2006-2010 tồn tỉnh KhamMouane có những vật ni tăng lên từng bước và hàng năm như bò, trâu, lợn, dê, gia cầm và cá.Tồn tỉnh có hơn 100 cơng ty các loại, hơn 100 dự án nước ngoài đầu tư du lịch, dịch vụ, xây dựng

cơ sở hạ tầng: Đường, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, nghiên cứu giống mới (lúa, hoa quả); công nghiệp chế biến cao su, công nghiệp sản xuất các loại thuốc cần thiết.

Đến nay tỉnh KhamMouane không những không ngừng phát triển kinh te mà cịn ổn định về mặt chính trị và trật tự an ninh xã hội, đời sống của cán bộ công nhân viên chức và nhân dân các dân tộc ở nông thôn tỉnh KhamMouane đã được nâng cao từng bước.Đi đối với phấn đấu và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh KhamMouane đã chỉ đạo huy động các nguồn lực, phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế gắn với xố đói giảm nghèo và nâng cao dân trí. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế – xã hội miền núi: Số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989, Quyết định của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ tr- ương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào ký quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức, mức sống vật chất cho đồng bào các dân tộc, nhanh chóng thốt khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước.

Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh đã giảm xuống cịn 12%, nhân dân trong tỉnh

đã biết đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Ngành nông lâm nghiệp đã được đẩy mạnh với nhiều chính sách để giúp nhân dân làm chủ được sản xuất.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh KhamMouane sẽ cịn nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi sự quyết tâm của cả người dân, cộng đồng, các tổ

chức kinh tế -xã hội, của nhà nước và từng gia đình, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng Nhân dân Lào, sự phối kết hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, để trong thời gian tới cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả cao hơn.

2.2.4.Hạn chế và khó khăn trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Kham Mouane.

2.2.4.1.Hạn chế của việc thực hiện chính sách.

Chính sách xóa đó giảm nghèo cho người dân trong tỉnh KhamMouane đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng nó vẫn cịn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách.

Chính sách này được triển khai trên phạm vi tồn tỉnh nhưng khi thực hiện thì hiệu quả đem lại khơng có sự đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.Đặc biệt là khu vực đồi núi thì hiệu quả cịn chưa được cao như mong đợi mặc dù đây lại là nơi tình trạng đói nghèo xảy ra thường xuyên qua nhiều năm.

Nguồn kinh phí cho chính sách được chính quyền địa phương cấp cho nhân dân còn chậm đến tay người dân. Và việc tiếp cận với nguồn vốn để dầu tư của người dân cịn nhiều khó khăn, phức tạp và trải qua nhiều cơng đoạn.Kinh phí cho việc thực hiện khuyến khích trong nơng lâm nghiệp, xây dựng hệ thống thủy điện còn thiếu.

Việc thực hiện chính sách cịn chưa có nhiều hiệu quả do tình trạng tái nghèo vẫn cịn diễn ra tại nhiều nơi, nhân dân chỉ thoát nghèo được một thời gian ngắn sau đó cuộc sống của họ vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.Chính sách cong chưa có các biện pháp phịng và giải quyết tình trạng tái nghèo của các hộ dân trong tỉnh.

các công việc lao động sản xuất , chăn nuôi, phát triển kinh tế của người dân để theo dõi và hướng dẫn nhân dân một cách chu đáo cẩn thận.

Tỉnh còn chưa tiếp thu các kinh nghiệm thực tế của các tỉnh bạn trong việc thực hiện chính sách xóa đói nghèo để nần cao đời sống cho người dân trong tỉnh.

2.2.4.2.Khó khăn trong việc thực hiện chính sách .

Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh cịn những hạn chế do trong tỉnh KhamMouan cịn nhiều khó khăn trong việc triển trong thực thế. Địa hình của tỉnh khá phức tạp với một số huyện miền núi cao còn nhiều khó khăn trong giao thơng, trong các điều kiện thực hiện sản xuất của nhân dân lại tập trung một số dân tộc thiểu số sinh sống rải rác, không tập trung trong những vùng nhất định.

Nhận thức của người dân đối với chính sách này cịn hạn chế do trình độ của người dân trong tỉnh cịn chưa được cao. Người dân vẫn còn thờ ơ, chưa phối hợp một cách nhiệt tình với chính quyền địa phương, với các cơng ty tham gia việc thực hiện chính sách.

Do đã quen với phong tục tập quán sản xuất lâu đời từ trước tới nay do vậy người dân trong các khu vực đồi núi còn chưa quen, chưa thật sự chú trọng tới việc sản xuất,tới việc nâng cao chất lượng hàng hóa, tới việc áp dụng kỹ thuật vào sane xuất.

Tình trạng các tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra trong các địa phương của tỉnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống đời thường của các hộ gia đình từ đó nó ảnh hưởng các cơng việc lao động và làm cho chính sách xóa đói giảm nghèo khó khăn trong việc thực hiện chính sách này.

một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vốn của chính sách chủ yếu dựa vào nguồn vốn của chính phủ hỗ trợ và ngân sách của tỉnh mà chưa có sự tham gia của đông đảo các công ty, tổ chức, các cá nhân vào chung tay thực hiện việc xóa nghèo ở tỉnh.

Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu tieu luan chinh sach cong chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh khammouan nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w