Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 54,768 94.25 69,511 94.05 81,233 93.07 73,975 94.66 83,672 96.83
Nguồn: Báo cáo dư nợ KHDN MB năm 2011 đến 2015
Với mục tiêu đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, tỷ lệ nợ xấu của MB ln ở mức an tồn so với mặt bằng chung trong thị trường ngân hàng và thấp hơn so với quy định của NHNN, chất lượng tín dụng được đánh giá ở mức khá tốt. Thực tế cho thấy nợ xấu của MB đều có chiều hướng giảm từ năm 2014 đến nay, tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ là 2.76% trong năm 2014, và ổn định ở mức dưới 1.5% trong thời điểm hiện tại.
Trong năm 2015, ban lãnh đạo MB chủ trương tập trung vào công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn bằng việc thành lập ban xử lý nợ chuyên trách theo từng khu vực, rà soát các khoản vay của từng chi nhánh, quyết liệt trong công tác nhận diện và xử lý nợ xấu. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Đặc biệt trong năm 2015, nợ nóm 2 giảm mạnh từ 2.58% xuống cịn 1.82%, nợ xấu cũng giảm hơn 1.4%. Tính đến thời điểm 30/06/2016, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.23% tổng dư nợ toàn hàng, đây là một con số đang mơ ước và động lực để MB có thể tiếp tục phát triển hơn trong công tác xử lý nợ sắp tới.
Nợ nhóm 2 2,404 4.14 3,028 4.10 3,899 4.47 2,019 2.58 1,569 1.82 Nợ nhóm 3 305 0.52 299 0.40 653 0.75 372 0.48 206 0.24 Nợ nhóm 4 111 0.19 433 0.59 674 0.77 810 1.04 221 0.26 Nợ nhóm 5 520 0.89 639 0.86 818 0.94 973 1.25 742 0.86 Nợ quá hạn(2-5) 3,340 5.75 4,399 5.95 6,044 6.93 4,174 5.34 2,738 3.17 Nợ xấu (3-5) 936 1.61 1,371 1.85 2,145 2.46 2,155 2.76 1,169 1.35 Tổng 58,108 100 73,910 100 87,277 100 78,149 100 86,410 100
3.3.3. Phân tích rủi ro tín dụng KHDN theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 3.8 Chi tiết nợ xấu KHDN theo ngành nghề kinh doanh năm 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Ngành Dư nợ
1 Xây dựng nhà ở và lắp đặt các cơng trình liên quan 129.54
2 Sản xuất, kinh doanh xi măng 122.75
3 Kinh doanh bất động sản 120.12
4 Sản xuất, kinh doanh gang, sắt, thép, inox 85.06
5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 80.77
6 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng 65.73
7 Đánh bắt, chế biến, kinh doanh sản phẩm thủy hải sản 47.71
8 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ dược phẩm, y tế 43.44
9 Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cơng nghiệp cơ khí 42.90
10 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ CNTT 36.98
11 Trồng trọt kinh doanh lúa, gạo 35.21
12 Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thiết bị văn
phòng 32.16
13 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thơng 31.62
14 Khai thác, sản xuất sản phẩm dầu khí, hóa dầu (xăng, dầu, gas,
khí đốt…) 28.61
15 Sản xuất, kinh doanh hóa chất và phân bón 28.30
16 Kinh doanh sản phẩm dầu khí, hóa dầu (xăng, dầu, gas, khí
đốt…) 26.43
17 Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh 24.80
18 Trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây trồng,
lâm nghiệp khác 24.13
19 Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 23.34
20 Các ngành khác 139.40
Tổng 1,169
Nguồn: Báo cáo dư nợ KHDN MB năm 2011 đến 2015
Trong 45 ngành nghề kinh doanh tại MB, nợ xấu KHDN trong năm 2015 tập trung chủ yếu ở một số ngành như xây dựng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ y tế, hàng tiêu dùng…Đây cũng là những ngành mũi nhọn, có dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ toàn hàng. Điều này cho thấy một mặt trái trong công
tác tăng trưởng tín dụng, đó là khi tốc độ tăng trưởng q nhanh thì việc kiểm sốt chất lượng tín dụng sẽ bị hạn chế. Đồng thời cho thấy rủi ro tín dụng phân bố khơng đồng đều, tập trung ở một số ngành nhất định. Làm sao để tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tốt là một câu hỏi đang được đặt ra không chỉ với MB, mà cịn với tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Căn cứ trên số liệu về rủi ro tín dụng theo ngành, MB sẽ đưa ra các chính sách cụ thể về việc mở rộng hay thu hẹp cấp tín dụng đối với những ngành nghề nhất định. Theo đính hướng chính sách tín dụng 2016, MB tập trung mở rộng giới hạn cấp tín dụng đối với một số ngành nghề như khai thác, sản xuất, kinh doanh sản phẩm dầu khí, hóa dầu (xăng, dầu, gas, khí đốt..); sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thơng; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ dược phẩm, y tế; sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đồ uống; dệt may… và thu hẹp giới hạn tín dụng với một số ngành nghề như sản suất kinh doanh sắt thép, các ngành hóa chất, phân bón….
3.4. Thực trạng về công tác đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội hàng TMCP Quân Đội
3.4.1. Nguồn thông tin đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội TMCP Quân Đội
- Từ bên trong MB: trực tiếp thẩm định và phỏng vấn khách hàng, kiểm tra định kỳ và thu thập chứng từ về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng sau giải ngân, kiểm sốt sau tính hiệu quả của phương án kinh doanh, kiểm tra dòng tiền định kỳ, thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng để đánh giá lại khả năng trả nợ, các hồ sơ chứng từ, thông tin về khách hàng từ những hồ sơ vay vốn trước đây.
- Từ bên ngồi MB: Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia CIC, trung tâm cảnh báo tín dụng CIB, thông tin các tổ chức tín dụng mà khách hàng đã từng có quan hệ, thơng tin từ các đối thủ cạnh tranh và các nhà cung cấp đầu vào, đối tác đầu ra của khách hàng, các nguồn thơng tin từ các tờ báo chính thống, mạng internet có mức độ tin cậy cao…
3.4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội TMCP Quân Đội
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN dựa trên định hướng chỉ đạo tín dụng, sản phẩm tín dụng và chính sách tín dụng từng thời kì
Trong từng thời kì, ban lãnh đạo MB sẽ áp dụng các chỉ đạo và chính sách tín dụng khác nhau, đi kèm với các sản phẩm mới, được cập nhật liên tục theo xu hướng thị trường nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN. Theo chính sách tín dụng 2016, MB phân chia làm 3 loại đối tượng là ưu tiên cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và khơng cấp tín dụng. Để đánh giá khả năng trả nợ của KHDN, MB ban hành bộ cẩm nang hướng dẫn phương pháp đánh giá khả năng trả nợ qua 4 tiêu chí cụ thể: pháp lý doanh nghiệp, nhân sự, tổ chức; phương thức và năng lực hoạt động kinh doanh; năng lực tài chính và quan hệ tín dụng.
- Đánh giá pháp lý, nhân sự, tổ chức:
+ Về pháp lý: đánh giá việc thành lập và hoạt động kinh doanh của khách hàng có đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật hay không? Điều kiện pháp lý để thực hiện giao dịch và quan hệ tín dụng tại MB trên cơ sở thông tin từ các văn bản Luật doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp lý các loại hình doanh nghiệp, hồ sơ pháp lý được doanh nghiệp cung cấp.
+ Về nhân sự: Dựa trên bảng thông tin khách hàng và bảng báo cáo đề
xuất của đơn vị kinh doanh, CBTĐ sẽ đánh giá năng lực nhân sự (từ quản lý, nhân công trực tiếp) có phù hợp với phương thức kinh doanh và đảm bảo so với quy mô hoạt động hiện tại của khách hàng, mức độ ổn định nhân sự, thông tin về khả năng biến động nhân sự cấp cao của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Về tổ chức: đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở số lượng chi nhánh, cơ sở kinh doanh, số lượng công ty con, công ty liên kết…
- Đánh giá phương thức hoạt động: xác định lĩnh lực kinh doanh chính của khách hàng trên cơ sở tỷ trọng doanh thu các năm trước để phân loại doanh nghiệp sản xuất hay thương mại…Thẩm dịnh năng lực và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, tờ khai thuế VAT; báo cáo chi tiết phát sinh khoản phải thu, xuất nhập tồn; các hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện của khách hàng. Từ đó, CBTĐ xem xét phương thức hoạt động của doanh nghiệp có phù hợp với diễn biến ngành không và so sánh với các đơn vị trong ngành.
- Đánh giá năng lực tài chính: Dựa vào các khoản mục trên báo cáo tài chính
của doanh nghiệp qua các năm để tính tốn các chỉ số tài chính, dự phóng doanh thu, lợi nhuận để đưa ra các đánh giá về năng lực trả nợ của khách hàng cũng như tính khả thi của phương án vay.
- Đánh giá quan hệ tín dụng: qua thơng tin CIC của khách hàng (dư nợ và TSBĐ), chi tiết các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn theo BCTĐ, các thông báo phê duyệt phương án MB tài trợ và thông tin trên các phần mềm chuyên dụng của MB, CBTĐ sẽ biết được: các nghĩa vụ nợ của khách hàng tại các TCTD và nghĩa vụ với bên thứ 3; tình hình cấp tín dụng của các TCTD khác đối với khách hàng; thiện chí và uy tín của khách hàng trong giao dịch với các TCTD, chính sách mà khách hàng được áp dụng tại các TCTD. Một khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt là cơ sở để MB xem xét cấp tín dụng.
Việc phân nhóm các tiêu chí đánh giá khách hàng nhằm mục tiêu định hướng cho đơn vị kinh doanh và các đơn vị liên quan có cái nhìn đúng đắn về quan điểm phát triển tín dụng của MB với phương châm “Phát triển tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm nền tảng tăng trưởng tín dụng”.
3.4.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nợi bợ MB thống xếp hạng tín dụng nợi bợ MB
Được sự hỗ trợ và tư vấn của công ty TNHH Earn & Young Việt Nam ,MB đã xây dựng thành công hệ thống XHTD nội bộ và tiến hành chạy thử nghiệm từ cuối năm 2007. Tháng 04/2008, Hệ hống XHTD nội bộ được chính thức triển khai và vận hành trên toàn hệ thống. Hệ thống XHTD nội bộ là một công cụ quản trị rủi ro hàng đầu, là tiêu chí đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay và là cơ sở để áp dụng lãi suất, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của MB.
Các CBTĐ tiến hành XHTD nội bộ đối với khách hàng mới và khách hàng cũ theo quy định trong sổ tay hướng dẫn XHTD nội bộ ban hành theo quyết định số 1346/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/04/2008 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Quân Đội.
Nội dung chấm điểm của hệ thống XHTD nội bộ KHDN
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp của MB phân loại nợ theo phương thức định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính
- Phần tài chính: Việc đánh giá các yếu tài chính của doanh nghiệp dựa trên
phương pháp định lượng qua việc phân tích BCTC năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
+ Nhóm chí tiêu hoạt động + Nhóm chỉ tiêu cân nợ
+ Nhóm chí tiêu thu nhập
- Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp
định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm:
+ Khả năng trả nợ của doanh nghiệp
+ Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng. Điểm tài chính chiếm tỷ trọng từ 25-30% tổng điểm xếp hạng ( 25% đối với BCTC không được kiểm toán và 30% đối với BCTC được kiểm tốn) và phần phi tài chính chiếm 70% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp của 2 yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng 3.9.
Bảng 3.9 Bảng kết quả xếp hạng và phân loại nhóm nợ tại MB Tổng số điểm
Xếp hạng Phân loại nợ
Từ Đến
91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
81 90 AA Đủ tiêu chuẩn
71 80 A Đủ tiêu chuẩn
66 70 BBB Cần chú ý
61 65 BB Cần chú ý
56 60 B Dưới tiêu chuẩn
51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn
46 50 CC Nghi ngờ
41 45 C Nghi ngờ
0 40 D Có khả năng mất vốn
Quy trình chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp
Hình 3.3 Quy trình chấm điểm KHDN
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ MB 2008 Bước 1: Xác định ngành kinh tế
- Việc xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hằng năm của khách hàng.
- Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành, phân bổ doanh thu đều dưới
50%/ngành thì chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành.
- Các trường hợp khác có thể xin ý kiến tư vấn của cấp thẩm quyền.
Bước 2: Xác định quy mô
- Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách
hàng đang xác định. Dựa vào các chỉ tiêu như số lượng lao động, doanh thu thuần, nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản để xác định quy mô khách hàng là lớn, vừa và nhỏ. Trong đó mỗi chỉ tiêu quy mơ được tính trên thang điểm từ 1 đến 8, tổng điểm sẽ dùng để xếp loại quy mô khách hàng:
+ Quy mô lớn: 22-32 điểm
+ Quy mô vừa: 12-21 điểm
+ Quy mô nhỏ: <12 điểm
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp.
MB phân loại hình sở hữu làm 3 loại:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp khác
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế và quy mô của doanh nghiệp
Hình 3.4 Các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống XHTD nội bộ MB
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ MB 2008 Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và loại hình doanh nghiệp.
Hình 3.5 Các chỉ tiêu phi tài chính trong hệ thống XHTD nội bộ MB
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ MB 2008 Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính*Trọng số tài chính
+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính*Trọng số phần phi tài chính
3.5. Nhận định về các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.5.1. Mặt thành công
MB đã từng bước xây dựng và chuẩn hóa trong cơng tác nhận diện và đánh