Lý thuyết này làm cơ sở cho những nhận định rằng dù CEO là ai, già hay trẻ, nam hay nữ, mặc cho họ có sở hữu cổ phiếu của công ty mà họ đang làm CEO hay không… Tất cả đều khơng quan trọng. Quan trọng là họ có sự tự tơn, họ làm việc vì danh dự, vì uy tín nghề nghiệp. Và đương nhiên, họ khơng chỉ là CEO có tầm mà có tâm, họ sẽ khơng bao giờ có ý định tư lợi cá nhân, sẽ khơng có những sai lệch nào, và đương nhiên báo cáo tài chính họ cung cấp sẽ đáng tin cậy. Đây sẽ là một trong những cơ sở để tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu cũng như là bàn luận kết quả nghiên cứu.
Kết luận chương 2
Tóm lại, trong chương này luận văn đã trình bày 3 lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất, lý thuyết liên quan đến vai trò của nhà quản trị để thấy rằng CEO họ là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp và có khả năng thao túng mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng thao túng đến việc lập và trình bày BCTC.
Thứ hai, việc trình bày khn mẫu lý thuyết về chất lượng báo cáo tài chính là cơ sở để Luận văn hình thành thang đo chất lượng báo cáo tài chính phù hợp với đặc tính chất lượng thông tin mà IASB và FASB yêu cầu.
Thứ ba, các phương pháp thường được sử dụng trong đo lường chất lượng báo cáo tài chính cũng được nói rõ từng ưu, nhược điểm. Từ đó, làm cơ sở cho tác giả lựa chọn một phương pháp đo lường phù hợp nhất.
Cuối cùng, việc tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến sự tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính cũng như các lý thuyết nền có liên quan đến quản trị công ty, lý thuyết về đạo đức hành vi cũng được lồng ghép vào. Các lý thuyết góp phần giải thích sự tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính. Tổng quan cho thấy, đặc điểm của CEO có tác động tích cực tới chất lượng báo cáo tài chính.
Căn cứ vào lý thuyết nền tảng và các lý thuyết thực nghiệm đã được trình bày ở trên, chương tiếp theo sẽ trình bày cách xây dựng các biến đo lường, xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu để đo lường sự tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung tiếp cận nghiên cứu