Phương thức để thâm nhập thị trường thủ công mỹ nghệ Nhật Bản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường Nhật và đưa ra phương thức kinh doanh quốc tế mặt hàng gốm sứ vào Nhật (Trang 25 - 27)

quốc gia xuất khẩu mạnh, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm tới 5,62% tổng giá trị xuất khẩu gốm sứ toàn cầu. Tuy nhiên, đối thủ chính trong bao nhiêu năm nay là hàng gốm sứ của Trung Quốc. Hàng gốm sứ Trung Quốc bên cạnh mẫu mã đa dạng phong phú, mang nét truyền thống đặc sắc còn sử dụng vũ khí chính là giá mềm đã tạo sức hút khủng khiếp đối với các nhà nhập khẩu.

IV/ Phương thức để thâm nhập thị trường thủ công mỹ nghệ Nhật Bản của Việt Nam Việt Nam

Để hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, ông Ken Akarawa, đại diện Tổ chức Jetro (Nhật Bản) – người từng sống và công tác ở Việt Nam 14 năm nhấn mạnh 3 yếu tố: Các doanh nghiệp của Việt Nam phải xác định rõ được đối tượng để bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ là ai? Chất lượng, mẫu mã phải đảm bảo. Thứ ba, người Nhật Bản quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường, vì thế, những sản phẩm nhập khẩu phải đảm bảo được yêu cầu về môi trường của Nhật Bản.

Hơn nữa đối với doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp.

1. Chất lượng sản phẩm:

Vì gốm sứ là mặt hàng có mục đích sử dụng phần lớn là dụng cụ liên quan trực tiếp đến thực phẩm con người nên yêu cầu về chất lượng hàng hoá tại Nhật là rất cao và khắt khe. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên để thắng đối thủ thì phải xác định tạo được sức cạnh tranh mạnh ở bình diện cạnh tranh hàng hoá, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia.

Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm gốm sứ đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu luật vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Ngoài những quy định về vệ sinh đối với bản thân sản phẩm, các nhà sản xuất Việt Nam cũng cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác như quy trình sản xuất, tình trạng và vật liệu dùng để làm bao bì, tên thuốc khử trùng… vì tất cả thông tin trên cần phải báo cho bên nhà nhập khẩu Nhật để người nhập khẩu có đủ tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm dịch trước khi cấp giấy phép nhập khẩu.

Chất liệu sử dụng phải là những hoá chất không gây hại đối với con người và môi trường. Nên có những thông tin về chất liệu sản phẩm, bao bì, hoá chất xử lý để tăng độ tin cậy, an tâm của khách hàng khi giao dịch.

Đồng thời, khi nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến tính hữu dụng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí trong gia đình.

2. Kênh phân phối

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận thị trường Nhật Bản. Chúng ta phải thiết lập được mạng lưới nhập khẩu ổn định lâu dài, mạng lưới tiêu thụ vững bền hàng xuất khẩu của ta vào thị trường Nhật Bản thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm đến các kênh phân phối riêng bởi các đối tượng khách hàng này luôn tìm kiếm những mặt hàng thực sự đặc biệt để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn hàng của họ cũng không quá lớn, hoàn toàn phù hợp với năng lực của các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Hiện nay các phương thức phân phối chính đối với hàng hóa nhập khẩu ở Nhật gồm có:

 Phát triển một kênh đại lý nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý.

 Sử dụng các công ty thương mại chuyên doanh hoặc các công ty thương mại tổng hợp.

 Thiết lập một chi nhánh hay một liên doanh.

 Hợp tác với một nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm liên quan đến các sản phẩm của mình.

 Thành lập một văn phòng bán hàng tại Nhật Bản.

 Ngoài ra còn một phương thức hữu hiệu khác để tiêu thụ sản phẩm tại Nhật Bản là thành lập liên doanh với một công ty của Nhật. Ban đầu chi nhánh hay liên doanh có thể chỉ tham gia vào việc bán hàng hoác được nhập khẩu, sau đó sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm tại Nhật.

Các nhà sản xuất cũng có thể giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách trưng bày tại Hội chợ Hàng tiêu dùng quốc tế Tokyo hoặc hội chợ thương mại khác được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản.

3. Kiểu dáng mẫu mã:

Các doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Đưa hình ảnh văn hóa Việt Nam

"đậm đà bản sắc dân tộc" vào sản phẩm gốm sứ của mình, làm mọi cách, kiên trì trong mọi việc để đưa hồn Việt vào sản phẩm nhằm đạt mục đích quảng bá truyền thống văn hóa Việt Nam ra nước ngoài...

Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công nói chung và hàng gốm sứ nói riêng phải quan tâm đến thói quen sinh hoạt, thời tiết, ý thích của người Nhật. Vấn đề lớn nhất của hàng thủ công Việt vẫn là kiểu dáng. Người Nhật hiện nay sống nhiều trong các chung cư chật hẹp. Họ không thể mua những sản phẩm trang trí nhà cửa quá lớn. Hay người Nhật thích cuộc sống thân thiện với môi trường, trong khi đó hàng thủ công Việt Nam lại trang trí bằng quá nhiều mầu sắc rực rỡ. Các nghệ nhân nên bớt số lượng mầu trong mỗi sản phẩm, tận dụng tốt những sắc mầu của nguyên liệu và chú ý nhiều hơn đến kiểu dáng.

4. Dịch vụ khách hàng

Yếu tố quan trọng nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu có tốt không. Sản phẩm phải có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật.

Hơn nữa theo ông Ken Arakawa: Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ nói chung và gốm sứ nói riêng chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn.

5. Giá cả

Phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt. Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành cả một trào lưu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường Nhật và đưa ra phương thức kinh doanh quốc tế mặt hàng gốm sứ vào Nhật (Trang 25 - 27)