Kết quả hồi quy mơ hình 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cung tiền và thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở các nước châu á thái bình dương (Trang 63)

(1) inflationgrowth L.ecm 0.297 (0.73) D.fiscal_decifit -3.271* (-1.70) D.m2 -0.900** (-2.06) D.gdppercapita -0.0109 (-0.23) D.gov_expenditure -3.434 (-0.89) D.interestrate -0.0212 (-0.02) D.exchangerate -0.00227 (-0.43) D.tradeopeness 0.391 (1.20) _cons 4.307 (1.18) AR(1) 0.000 AR(2) 0.209 Sargan 0.950

Nguồn: kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 162 quan sát của 9 quốc gia trong giai đoạn 1997 – 2014 (Phụ lục mục 8)

Kết quả hồi quy của 2 mơ hình với AR(1) < 0.1, AR(2) >0.1 và kiểm định Sargan > 0.1 nên mơ hình hồi quy GMM trên trong mơ hình là vừa đủ và phù hợp. Tất cả các kiểm định trên đều cho kết quả hợp lệ, do vậy kết quả từ mơ hình GMM là có độ tin cậy.

Theo kết quả hồi quy mơ hình ở bảng 4.2.7 a cho thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mơ hình hồi quy tìm thấy bằng chứng các biến độc lập thâm hụt ngân sách (fiscal_decifit), chi tiêu chính phủ (gov_expenditure), và lãi suất (interestrate) có tác động cùng chiều đến biến phụ

thuộc có ý nghĩa thống kê.

Đối với biến độc lập (fiscal_decifit) thâm hụt ngân sách thì tìm thấy bằng

chứng ý nghĩa thống kê, mức ý nghĩa là 5% ở mơ hình. Tác động này là tác động dương tới biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy. Kết quả thể hiện yếu tố thâm hụt ngân sách của quốc gia có ảnh hưởng cùng chiều đến chỉ số lạm phát. Hệ số (D.fiscal_decifit) sai phân thâm hụt ngân sách trong mơ hình hồi quy (2) thể hiện mối quan hệ ngắn hạn có ý nghĩa thống kê giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ( Bảng 4.2.7 b). Mức ý nghĩa hồi quy là 10%.

Đối với biến độc lập (gov_expenditure) chi tiêu chính phủ hệ số hồi quy 0.668- một sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ làm lạm phát gia tăng. Mức ý nghĩa thống kê 5% thể hiện mối tương quan đồng biến làm củng cố thêm kết luận của mơ hình cũng như các nghiên cứu trước. Một sự gia tăng trong chi tiêu công làm thâm hụt ngân sách, bù đắp bằng cung tiền quá mức thì dẫn tới lạm phát.

Đối với biến độc lập (interestrate) lãi suất hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 5%.Sự tương quan giữa lạm phát và lãi suất đã được chứng minh trong các học thuyết kinh điển của Fisher. chất cũng chỉ là một loại giá: giá vốn vay. Trong điều kiện lạm phát, mọi giá đều tăng, cho nên giá vốn vay (hay lãi suất) gia tăng trong thời kỳ lạm phát cũng là việc tất yếu.

Kết quả định lượng của mơ hìnhủng hộ cho lý thuyết phát biểu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. “Khi nhu cầu vốn tăng lên do tổng cầu tăng lại được tài trợ bằng vay tín dụng ngân hàng có thể sẽ làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng lên và do vậy rất có thể quay trở lại làm tăng giá trong nền kinh tế trong khi chi phí tài chính có ảnh hưởng lớn tới các quyết định về giá. Như vậy, trong trường hợp này, tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tăng giá" (Tạp chí tài chính 02/2014).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn ủng hộ cho các bằng chứng thực nghiệm trước đây của Cottarelli et al. (1998) tìm thấy một tác động đáng kể giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong công nghiệp và kinh tế chuyển đổi bằng cách sử dụng các mơ hình dữ liệu bảng trong 47 quốc gia từ 1993 đến 1996.Và nó cũng ủng hộ nhiều hơn cho nghiên cứu của Fischer et al. (2002), khi tác giả sử dụng bộ dữ liệu của 94 nước đã và đang phát triển từ năm1960-1995, thấy rằng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát chỉ mạnh ở các nước có lạm phát caotrong giai đoạn lạm phát cao và yếu ở các nước có lạm phát thấp trong giai đoạn lạm phát thấp và ở nước có lạm phát cao trong giai đoạn lạm phát thấp.Sự tương đồng được tìm thấy tương tự trong bài viết của Catão và Terrones (2005) Lin và Chu (2013) hay Jayaraman và Chen (2013).

“Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao và kéo dài như giai đoạn 1986 - 1990. Sự gia tăng cung tiền có thể khơng làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong

trường hợp khu vực tư nhân đã thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự gia tăng của cung tiền làm cho lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu"thuế lạm phát" từ những người đang nắm giữ tiền.

Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trường tăng. Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lượng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách bằng ngoại tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lạm phát.

Thực tế những năm qua, thâm hụt ngân sách Việt Nam được tài trợ phần lớn bằng cách vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Lượng trái phiếu này có thể được mua bởi Ngân hàng Nhà nước (hình thức cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ) sẽ làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc lượng trái phiếu được mua bởi các ngân hàng thương mại, sau đó các ngân hàng thương mại đem cầm cố chúng tại Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ thị trường mở hoặc nghiệp vụ tái cấp vốn (cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ). Điều này cũng làm tăng lượng tiền cơ sở và tăng cung tiền gây lạm phát. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đang lưu hành có giá trị lên tới 336.000 tỷ đồng, tương đương hơn 13% GDP danh nghĩa và gần 12% cung tiền M2 năm 2011. Ngoài ra, bên cạnh việc vay nợ trong nước, Việt Nam còn vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt, số tiền vay nợ nước ngoài chiếm 1/3 thâm hụt NSNN, tương đương 1,5 – 1,7% GDP. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm 2007 - 2008 và 2010 – 2011”.

Kết quả hồi quy trong bảng 4.2.7b xác nhận mối quan hệ trong ngắn hạn giữa cung tiền và lạm phát với mức ý nghĩa 5%. Dù vậy, kết quả mơ hình (1) khơng ủng hộ thêm cho các nghiên cứu về cung tiền và lạm phát. Hay như hệ số của tỷ giá hối đối và độ mở thương mại khơng có ý nghĩa thống kê về mặt định lượng. M2 có hệ số âm -0.0502. Hàm ý một sự nghịch biến giữa cung tiền và lạm phát. Đây là điều hiển nhiên đã chứng minh từ các học thuyết "Đối với cung tiền M2, một số nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã dùng thuyết số lượng tiền để giải thích cho những nguyên nhân gây ra lạm phát từ tiền tệ. Trong đó, bất cứ sự gia tăng nào trong cung tiền cũng làm tăng GDP danh nghĩa." (Tạp chí tài chính 02/2014). Hay như hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm xác nhận một tác động mạnh mẽ của cung tiền đến lạm phát.Như McCandless & Weber (1995),King (2002), Theo Walsh (2003), Nassar (2005) hay Oomes và Ohnsorge (2005)… Đây có thể xem là hạn chế trong kết quả nghiên cứu của mơ hình.

4.2.8 Hồi quy đối chiếu

Để xem xét sự đồng nhất giữa kết quả các mơ hình bằng việc bỏ bớt các khung biến trong mơ hình, so sánh kết quả với nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả hồi quy khi các kết quả tương đồng.

Bảng 4.2.8: Kết quả hồi quy mơ hình mở rộng

(4) (5) (6)

Inflation Inflation Inflation L.inflation -0.0577 -0.0792 -0.122*

(-0.47) (-0.80) (-1.72)

Fiscal_decifit 0.262* 0.388*** 0.670*

Gov_expenditure 0.159 0.498** 0.571*** (0.63) (2.13) (4.67) Interestrate 0.757*** 0.620** 0.727*** (2.64) (2.32) (2.99) Exchangerate 0.00000442 -0.0000998 -0.000226 (0.02) (-0.85) (-1.03) Tradeopeness -0.0307** -0.0136 -0.00962 (-2.33) (-0.69) (-0.53) Gdppercapita -0.00112 -0.000160 (-1.07) (-0.21) M2 -0.0695 (-1.64) _cons 2.490 0.0971 0.0988 (0.78) (0.04) (0.05) AR(1) 0.016 0.080 0.032 AR(2) 0.886 0.982 0.912 Hansen 1.000 1.000 1.000

Kết quả thực nghiệm của 3 mơ hình (4,5,6) đồng nhất với kết quả ở mơ hình 1 ở bảng 4.2.7 a. Trong khi đó kiểm định của AR(1), AR(2) và Hansen đều có các kết quả hợp lệ, kết quả mơ hình hồi quy là phù hợp, có độ tin cậy.

Ta tiến hành chạy kiểm định mơ hình mới với việc thêm vào biến độ trễ lạm

phát (L.inflation) kiểm soát mối quan hệ lạm phát giữa 2 năm liên tiếp. Bên cạnh đó, ta tiến hành loại biến gdppercapita và m2 ra khỏi mơ hình định lượng ban đầu để được phương trình (4). Hay loại biến m2 đối với phương trình (5).

Các kết quả của cả 3 mơ hình hồi quy mới đều cho kết luận tương tự về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa, lãi suất với lạm phát khi hệ số hồi quy của hai biến số thâm hụt ngân sách (fiscal_decifit) và lãi suất (interestrate) đều dương và có ý nghĩa thống kê về mặt định lượng ở các mức ý nghĩa khác nhau.

Bên cạnh đó, hệ số của biến chi tiêu chính phủ (gov_expenditure) của 3 mơ hình đều tương quan dương với lạm phát. Các mức ý nghĩa của mơ hình (5) (6) là 5% và 1%. Mơ hình (4) thể hiện xu hướng, khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê về định lượng.

Sau khi loại bỏ đi biến gdppercapita và m2 ra khỏi mơ hình định lượng ban

đầu, bên cạnh các mối tương quan có ý nghĩa thống kê so với mơ hình gốc.Mơ hình (4) xác nhận mối tương quan âm giữa độ mở thương mại và lạm phát. Hệ số hồi quy là -0.0307 với mức ý nghĩa 5%. Điều này là tương đồng vơi các nghiên cứu khác về mối quan hệ của độ mở thương mại và lạm phát của Lane (1997), Terra (1998), Bowdler (2003), Mukhtar (2010)…

Phương trình (4) khơng khác về mặt ý nghĩa định lượng so với phương trình gốc. Phương trình (5) tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa L.inflation và inflation, hàm ý một sự thay đổi nghịch chiều của lạm phát năm sau so với năm trước tùy theo chính sách điều tiết của chính phủ theo thơi gian.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã cố gắng nỗ lực trong việc tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến số tài khóa (thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ) cũng như các biến số vĩ mô khác đối với lạm phát. Từ đó, việc củng cố về mặt lý thuyết cũng như ủng hộ thêm về định lượng cho các nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về q trình hoạch định chính sách của chính phủ để duy trì một lạm phát tối ưu phát triển kinh tế bền vững. Kết quả thể hiện yếu tố thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ của quốc gia có ảnh hưởng cùng chiều đến chỉ số lạm phát. Sự gia tăng của lãi suất cũng góp phần làm cho lạm phát ngày càng cao.

Ngược lại, trong mối tương quan giữa các biến số vĩ mô nghiên cứu, kết quả mơ hình hàm ý một sự nghịch biến giữa cung tiền và lạm phát. Điều này khơng có ý nghĩa thống kê để ủng hộ thêm cho lý thuyết hay nghiên cứu kinh điển đối với câu hỏi này. Hệ số của tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại khơng có ý nghĩa thống kê về mặt định lượng. Trong mối quan hệ khơng có tác động của cung tiền M2, việc gia tăng độ mở thương mại làm lạm phát suy giảm theo thời gian.

5.2. Gợi ý chính sách

5.2.1 Đối với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Bài nghiên cứu đã làm rõ một vấn đề quan trọng trong việc thực thi chính sách của một quốc gia. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, ổn định đất nước là điều mà mọi nước mong muốn.

Trong các giải pháp dài hạn, thâm hụt tác động cùng chiều tới lạm phát. Các nhà làm chính sách cần xem xét xu hướng thâm hụt tương lai để tiên đoán xu hướng dịch chuyển của lạm phát. Trong tương lai, xu hướng thâm hụt ngân sách tăng lên thì lạm phát có xu hướng tăng lên. Khi đó, các nhà làm chính sách cần thi hành các biến pháp hạ lạm phát điều chỉnh lại tác động thúc đẩy tăng của tăng thâm hụt, mục

tiêu ổn định lạm phát. Trong dài hạn, cung tiền không tác động tới lạm phát. Tác giả kiến nghị các nhà làm chính sách khơng nên đưa cung tiền vào yếu tố điều chỉnh dài hạn, hay cung tiền chỉ có thể tham gia điều chỉnh trong gói chính sách ngắn hạn. Điều này có cơ sở ở kết quả phân tích ngắn hạn, sự tăng cung tiền so với năm trước có tác động làm giảm tốc độ thay đổi lạm phát.

Trong các chính sách ngắn hạn điều chỉnh lạm phát, cả cung tiền và thâm hụt ngân sách đều có tác động ngược chiều tới sự gia tăng tốc độ lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát thấp, muốn điều chỉnh lạm phát cao hơn về lạm phát mục tiêu, cần chú ý giảm tốc độ gia tăng cung tiền và tốc độ gia tăng thâm hụt chính sách. Ngược lại trong thời kỳ lạm phát nóng, cao hơn lạm phát mục tiêu, các nhà làm chính sách có thể chọn giải pháp tăng tốc độ gia tăng cung tiền và tốc độ gia tăng thâm hụt vào gói các chính sách ngắn hạn hạ mức lạm phát, đưa lạm phát mục tiêu.

Một sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ lớn gây ra thâm hụt lớn hơn và làm quốc gia có lạm phát lớn hơn. Từng bước giảm bội chi ngân sách theo hướng Chính phủ chỉ đầu tư các cơng trình cơ sở hạ tầng trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng thơng qua hình thức đối tác cơng tư.

Bên cạnh đó, chính phủ cần đưa ra một kế hoạch tổng thể chính sách về tài chính - tiền tệ năm, trong đó các vấn đề về cân đối bội chi ngân sách, cân đối đầu tư cơng cần được tính tốn, nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ tới các chỉ tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ: tổng phương tiện thanh toán và tăng tưởng tín dụng. Tránh hiện tượng trong khi chính sách tiền tệ đang tìm cách thắt chặt để kiểm sốt lạm phát thì chính sách tài khóa lại nới lỏng cho đầu tư cơng như thời gian vừa qua.

Hơn nữa mối tương quan giữa lãi suất và lạm phát hàm ý rằng một sự ổn định lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng đối với chính sách lạm phát quốc gia.Việc hồn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần

thiết phải thực hiện trong thời gian này. Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.

Cuối cùng, việc gia tăng độ mở thương mại làm lạm phát suy giảm theo thời gian. Điều này khuyến khích hoạt động của chính phủ trong quan hệ đối ngoại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cung tiền và thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở các nước châu á thái bình dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)