Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Trang 28 - 32)

Khi thực hành luyện tập cho học sinh ta phải chú ý không được vội vàng, không đốt cháy giai đoạn mà phải đi từng bước, đi từ dễ đến khó, phải để các em có những kiến thức cơ bản, những kĩ năng chung về các dạng toán có như vậy mới tạo ra sự hứng thú, sự say mê tìm tòi của các em.

Từ ví dụ trên cho ta thấy dạng toán thì điển hình nhưng nội dung của bài toán là vô hạn nếu chúng ta biết cách kết hợp sẽ tạo ra vô số bài tập giúp học sinh rèn kĩ năng. Và ngân hàng bài tập của chúng ta ngày một phong phú, đa dạng hơn.

Một số dạng toán trên chỉ là phần kết hợp một số nội dung chung gắn kết với chương trình toán hiện nay tôi đang dạy. Từ những dạng toán đó các em sẽ có kĩ năng để giải các bài toán tương tự như vậy. Khi đó giáo viên sẽ hướng dẫn thực hành thêm bằng cách chuyển đổi nội dung nhưng có cùng những yêu cầu tương tự.

Khắc phục những thiếu sót trong giải toán có lời văn là một việc nên làm và phải làm. Không còn cách nào khác ngoài việc nắm vững lí thuyết, biết vận dụng “Học đi đôi với hành”. Chính vì vậy rèn kĩ năng phân tích, nhận dạng đề, thực hành luyện tập giải toán có lời văn là một việc làm rất cần thiết.

Quá trình chinh phục những tri thức mới đó sẽ giúp các em vững chắc hơn, tự tin hơn, cái đầu sáng hơn, nhạy hơn. Nhưng bản thân tôi nhận thấy cái mà các em nhận được còn nhiều hơn thế nữa đó là qua qúa trình thực hành các em sẽ hình thành cho những những phẩm chất trí tuệ cần thiết để có thể học tốt

ở các lớp cao hơn. Bản thân tự đúc kết ra kinh nghiệm cho mình. Với việc rèn kĩ năng cho học sinh kết hợp những nội dung dạy toán có lời văn như trên tôi tự đánh giá đã đạt được kết quả như sau:

Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói

chung và trong việc dạy giải toán rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề, học hỏi thêm kiến thức toán học. Biết những vướng mắc mà các em thường gặp phải khi làm các bài toán có lời văn. Nhưng với tôi cái được có lẽ lớn nhất là lắp dần những lỗ hổng tri thức toán học của bản thân.

Đối với học sinh: Các em nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm

tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất. Nhưng cũng như tôi cái lớn nhất mà các em nhận được chính là tri thức khoa học đang dần hình thành trong năng lực trí tuệ của bản thân các em.

Qua đó còn phát hiện những học sinh có tư chất thông minh bồi dưỡng học sinh giỏi. Như vậy nội dung hướng cho các em phương pháp học và rèn kĩ năng thực hành là biện pháp cần nhất của chúng ta khi dạy học toán cho học sinh..

PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊII. Kết luận II. Kết luận

Muốn có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên ngoài sự nhiệt tình, sự cố gắng và có phương pháp giảng dạy tốt. Phải không ngừng tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Ngoài những điều trên mỗi người giáo viên còn phải đem cả tình yêu của chính mình vào trong giờ dạy và truyền cho các em tình yêu vào tất cả các môn học để khuyến khích các em phát huy hết khả năng của bản thân mình.

Để làm một việc có kết quả như mình mong muốn phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội chúng, biến chúng là vốn tri thức của bản thân.

Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 4. Tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển tri thức của các em "cái móng”chắc sẽ tạo bàn đạp, là đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác.

Qua một thời gian nghiên cứu, vừa xây dựng và vừa thực hiện nhưng đang dần dần mang lại những kết quả khả quan nên tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên, nhằm mong muốn góp sức chung cho sự nghiệp trồng người mà bao thế hệ nhà giáo đã và đang làm.

Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và các đồng nghiệp để chuyên môn của tôi được nâng cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…………., ngày… tháng… năm 20…

1. Vũ Quốc Chung (Chủ biên); Phương pháp dạy học toán ở tiểu học; NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.

2. Trần Diên Hiển; Thực hành giải toán tiểu học (Tập 1 +2); NXB Đại học Sư phạm, 2004.

3. Đỗ Trung Hiệu (Chủ biên); Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1995.

4. Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành; Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học - tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội, 20....

5. Phạm Văn Hoàn; Giải toán cấp 1 phổ thông; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990. 6. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên); Sách giáo khoa, Vở bài tập toán 4; NXB Giáo

dục, 2005.

7. Đỗ Đình Hoan; Hỏi - đáp Toán 4; NXB Giáo dục, 2007 8. Bùi Văn Huệ; Tâm lí học tiểu học; NXB Giáo dục, 2002.

9. Trần Ngọc Lan; Cách giải toán có lời văn lớp 4; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007.

10. Trần Ngọc Lan; Rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học trong dạy toán ở bậc tiểu học; NXB Trẻ, TP HCM, 2007.

11. Vũ Dương Thụy (Chủ biên); Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học. NXB Giáo dục, 2007.

12. Phạm Đình Thực; Giúp học sinh tiểu học giải toán có lời văn; NXB Giáo dục,

TP HCM. 2007.

13. Nguyễn Quan Uẩn, Trần Trọng Thuỷ; Giáo trình tâm lí học đại cương; NXB Đại học Sư phạm, 2003.

14. Sách giáo khoa Toán 4, NXB GD

15. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 4 (Sách Giáo Viên), NXB GD 16. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 4) , NXB GD

17. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học 18. Chuyên đề giáo dục Tiểu học

19. 8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007

20. Báo Toán học tuổi trẻ.

21. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn 22. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

23. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995

24. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001

25. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007

26. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004

27. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng.

28. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.

29. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào tạo

30. Vũ Dương Thuỵ - Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học - NXB GD 2000 31. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) - Toán 4- NXB Giáo dục, 2007.

32. Nguyễn Minh Thuyết - Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) -Thực hành Toán 4 – NXB Giáo dục, 2010.

33. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) - Luyện giải Toán 4 - NXB Giáo dục, 2007 34. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) - Phương pháp dạy học Toán Tiểu học - NXB

Giáo dục, 2007

35. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) - Hỏi – Đáp về dạy học Toán 4 - NXB Giáo dục, 2007

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w