5. Đóng góp của đề tài:
2.3 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1950-1955:
2.3.1. Cuộc tấn công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954:
Chủ trương, kế hoạch quân sự của Đảng trong Đông - Xuân 1953 – 1954:
Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.
Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.
Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực
23
lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Các cuộc tiến công chiến lược:
- Đảng và nhân dân Việt Nam đã thực hiện bốn cuộc tiến công chiến lược:
- Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến cơng Lai Châu, giải phóng tồn bộ thị xã (trừ Điện Biên) Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xa-van-na-khet và Xê-nô. Na-va buộc phải tăng viện cho Xê-nô. Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.
- Tháng 01/1954, liên quân Lào - Việt tiến cơng Thượng Lào, giải phóng lưu vực sơng Nậm Hu và tồn tỉnh Phong Xa-lì. Na-va đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Pha-bang và Mường Sài. Luông Pha-bang và Mường Sài thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
- Tháng 02/1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku. Pháp buộc phải tăng cường lực lượng cho Plây-ku. Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
- Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Bắc Bộ,...
Ý nghĩa: Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 nơi tập trung
quân. Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
2.3.2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954):
• Đặc điểm của Điện Biên Phủ:
- Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào.
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đơng Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ.
24
- Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương, gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
- Phân khu Bắc: gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.
- Phân khu Trung tâm: Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực
lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
- Phân khu Nam: Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
- Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.
• Chủ trương của ta:
- Tháng 12/1953, Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu: tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
- Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, khoảng 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược; lương thực, cùng nhiều ô tô vận tải, thuyền bè; 21.000 xe đạp,... chuyển ra mặt trận.
- Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị hồn tất, ngày 13/3/1954 ta nổ súng tấn cơng Điện Biên Phủ.
• Diễn biến:
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt:
* Đợt 1 (13 đến 17/3/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân
khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
* Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954):
- Ta đồng loạt tiến cơng phía đơng khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1,... chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.
- Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. - Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
25
* Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954):
- Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.
- Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
• Kết quả:
- Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều vũ khí, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu tồn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Đập tan kế hoạch Nava.
• Ý nghĩa:
Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn tồn kế hoạch Na-va.
- Giáng địn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp. - Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
2.4. Những lắng lợi trên mặt trận chính trị, ngoại giao:
2.4.1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Củng cố và phát triển hậu phương kháng chiến: kháng chiến:
Từ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và tăng cường về mọi mặt. Phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục phát triển làm rung chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào bảo vệ hồ bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi.
26
Mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Trong quan hệ với Đông Dương, để cứu nguy cho Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh và thực hiện ý đị can thiệp sâu vào Đơng Dương, Mỹ đã quyết định tăng cường viện trợ cho Pháp và quân đội bù nhìn. Tình hình quốc tế trên đây có tác động vào Đơng Dương về hai mặt. Sự ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất của các nước XHCN cho cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương là một nhân tố tích cực. Song song với những nhân tố mới tích cực, việc Mỹ cấu kết với Pháp, tăng cường can thiệp vào Đông Dương… cũng gây cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhiều phức tạp. Điều đó địi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới.
Ở trong nước, sau 16 năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng, tình hình có những chuyển biến căn bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân dân ta từ người mất nước lên người làm chủ đất nước. Nhưng do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta lại phải tiếp tục cầm súng đứng lên đánh giặc để bảo vệ nền tự do, độc lập. Qua hơn 5 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi, thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi thất bại. Thế và lực của cuộc kháng chiến từ sau chiến thắng Biên giới có bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới lại có những yêu cầu mới, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách để đưa cách mạng tiến lên.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những địi hỏi bức thiết đó. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ tồn Đơng Dương. Đến dự Đại hội cịn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan).
Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ chức trong 2 năm qua, Báo cáo đã khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm của các thời kỳ vận động cách mạng của Đảng. Thắng lợi
27
của cách mạng và kháng chiến đã khẳng định đường lối, chính sách của Đảng nói chung là đúng; cán bộ, đảng viên của Đảng là những chiến sỹ dũng cảm, tận tuỵ hy sinh, được quần chúng tin yêu... Bản Báo cáo cũng nêu lên mấy nhiệm vụ chính trong nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam:
1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.
Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đã trình bày trước Đại hội toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hồn tồn độc lập và thống nhất, xố bị hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến khăng khít với nhau. Nhưng trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc. Kẻ thù ệu thể trước mắt của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. Mũi nhọn của cách mạng chủ yếu chĩa vào bọn đế quốc xâm lược.
Nhiệm vụ phản phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế, nhưng làm có kế hoạch, có từng bước, để vừa bồi dưỡng và phát triển được lực lượng cách mạng của nhân dân, vừa giữ vững được khối đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến, nhằm mau tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, hồn thành giải phóng dân tộc.
Lực lượng cách mạng Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Động lực của cách mạng Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và giai cấp tư sản, chủ yếu là công nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân.
28
Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến do nhân dân tiến hành, trong đó, cơng nơng là động lực chủ yếu và do giai cấp công nhân lãnh đạo gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đại hội cũng thảo luận và nhất trí thơng qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một Đảng vô sản kiểu mới, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt căn bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu hoạt động của Đảng.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có bảy uỷ viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư.
Dưới ánh sáng của Đại hội lần thứ II và các nghị quyết Trung ương tiếp theo, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài chính, sản xuất, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ "Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi đó là minh chứng hùng
hồn về tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, của Chính
cương,đường lối cách mạng và đường lối kháng chiến do Đại hội lần thứ II của Đảng đề
ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.
2.4.2. Hiệp định Geneve 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở
29
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khơi phục hịa bình ở Đơng Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đơng Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đơng Dương.
Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954.
Tháng 1-1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Beclin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hịa bình ở Đơng Dương.
Ngày 26-4-1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơnevơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại diện của: Việt Nam, Liên Xơ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ , chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào. Ban đầu, Hội nghị không bàn ngay về vấn đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên.
17h30 ngày 7-5-1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ gửi về Hội nghị từ Đơng Dương. Do đó mà sáng ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương sớm được đưa lên bàn nghị sự. Phái đồn Việt Nam do ơng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đồn của Campuchia và Lào chính thức tham gia. Đại diện Chính phủ Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Bản đề nghị 8 điểm nổi tiếng của Phạm Văn Đồng cũng được đưa ra làm cơ sở thảo luận tại Hội nghị, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân các nước thuộc địa và các nước thực dân, đặc biệt là đối với nhân dân và chính phủ Pháp. Lập trường cơ bản của Việt Nam là hịa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết, khơng có sự can thiệp của nước ngồi... Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.
30
Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng - Trưởng đồn đại biểu Chính phủ ta