Mặc dù tính mạnh mẽ thường được chỉ ra như một yêu cầu chính được thỏa mãn, mối quan tâm lớn lại tập trung vào tính khả đảo của watermark. Thuật ngữ khả đảo được dùng với những ý nghĩa khác nhau, nghĩa tự nhiên nhất định nghĩa một watermark là khả đảo nếu các người dùng được cấp quyền có thể xoá nó khỏi tài liệu. Trong nhiều ứng dụng tính khả đảo này có thể là một đặc trưng mong đợi, bởi vì nó có thể cho phép thay đổi tình trạng của một tài liệu cho trước theo lịch sử của nó mà không cần phải ẩn quá nhiều bit thông tin trong nó. Tính khả đảo của watermark còn được định nghĩa theo cách khác: đó là khả năng làm mất hiệu lực thừa nhận quyền sở hữu được hỗ trợ bởi watermarking bằng cách sử dụng kỹ thuật công nghệ đảo để đảo lại quy trình watermarking. Một mô hình watermarking để được sử dụng thành công trong ứng dụng bảo vệ quyền sở hữu, tính không khả đảo của watermark phải được thỏa mãn. Hơn nữa đây chỉ là một điều kiện cần thiết phải thỏa mãn bởi vì tổng quát hơn tính người ta cần tính
được hiểu theo nghĩa tự nhiên như đã nói trên. Không cần đi vào chi tiết, chúng ta có thể nói rằng một watermark là khả đảo nếu nó có thể tạo ra một watermark ngược (false watermark) và một tài liệu giả mạo tài liệu gốc mà giống như tài liệu gốc sao cho bằng cách nhúng false watermark vào nó, ta có thể thu được một tài liệu mà bằng hay gần bằng với tài liệu gốc thực sự đã được đóng dấu. Trong [ 8], tác giả chỉ ra rằng các mô hình watermarking khả đảo hay tựa khả đảo ít được dùng trong các ứng dụng thực tế. Phân tích của Craver và các cộng sự áp dụng chính các kỹ thuật non-blind, mặc dù một ví dụ cho trước mở rộng thảo luận trường hợp blind. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hoài nghi về việc có cần tính không khả đảo và không tựa khả đảo trong càc kỹ thuật private blind [ 9]. Để tránh việc dùng nhập nhằng thuật ngữ invertibility, thuật ngữ reversibility được đề xuất để chỉ rằng một watermark có thể xóa khỏi ảnh chủ mỗi khi nội dung của nó được biết.