Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950:

Một phần của tài liệu đề tài thắng lợi của kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của đảng ta và ý nghĩa lịch sử (Trang 25 - 30)

5. Đóng góp của đề tài:

2.2 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950:

2.2.1. Cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các đơ thị phía Bắc vĩ tuyến 16:

* Diễn biến:

Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam chân lực lượng chúng ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.

17

Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch ở sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống…

Đến ngày 17 - 2 - 1947, Trung đồn Thủ đơ (đơn vị chính thức được thành lập trong q trình chiến đấu) thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.

Trong gần hai tháng (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947), quân dân ta ở Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thủ và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho hàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an tồn cho Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa, lãnh đạo kháng chiến lâu dài.

Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng..., quân dân ta chủ động tiến cơng, tại khỏi vịng chiến đấu một số lực lượng của chúng; bao vây, giam chân Pháp suốt trong hai, ba tháng chiến đấu, cuối cùng quân ta chủ động rút khỏi thành phố, lui về căn cứ, tổ chức cuộc chiến đấu lâu dài. Riêng thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu, quân dân ta đã buộc địch đầu hàng.

Phối hợp với cuộc chiến đấu ở các đơ thị phía bắc vĩ tuyến 16, qn dân ta ở các tỉnh phía nam (Nam Bộ và Nam Trung Bộ) đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

* Kết quả và ý nghĩa:

Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh. Hồn thành x́t sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn.

18

Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thơng, phá cơ sở hậu cần của chúng. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng… quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

Cuộc chiến đấu ở các đơ thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

2.2.2. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đơng năm 1947: * Hồn cảnh lịch sử:

Khi ta rút khỏi các đơ thị thì thực dân Pháp đã mở rộng được địa bàn chiếm đóng (chiếm thêm một số thành phố và kiểm sốt được một số đường giao thông quan trọng) nhưng chúng vẫn không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, mà chiến tranh vẫn kéo dài.

Chiến tranh càng kéo dài thì Pháp càng gặp nhiều khó khăn về qn sự, kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội….

Tháng 3/1947 Pháp cử Bô-la-e sang làm cao ủy Đông Dương thay cho Đác- giăng-li-ơ. Thực dân Pháp chuẩn bị mở cuộc tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc.

* Diễn biến:

Pháp tấn công Việt Bắc:

Tháng 4 - 1947, cao ủy Đông Dương Bô-la-e vạch ra kế hoạch đánh Việt Bắc nhằm đánh phá căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc với quốc tế. Với ý đồ như vậy, Pháp đã huy động 1200 quân và hầu hết các máy bay ở Đông Dương và do tướng Va-luy chỉ huy.

Quân ta chiến đấu chống cuộc tiến công của địch:

Đảng có chỉ thị phải phá tan cuộc tiến cơng mùa đông của giặc. Quân ta đã chiến đấu khắp các mặt trận, từng bước đẩy lùi giặc Pháp. Mặt trận đường 3, ta đánh trên 20 trận, bao vây đánh tỉa quân dù khiến chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Đến cuối

19

tháng 11 - 1947, trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch lên đến Việt Bắc. Mặt trận đường 4, ta phục kích tiêu diệt địch. Tiêu biểu là trận đèo Bông Lau ( 30 - 10 1947 ), ta phá hủy được 27 xe, bắt sống 240 tên địch. Mặt trận sông Lô, ta bao vây chặn đánh địch trên nhiều đoạn sơng.

=> Hai gọng kìm Đơng và Tây bị bẻ gãy, không gặp nhau được ở Đài Thị. Cuộc chiến đấu hơn hai tháng rất ác liệt giữa ta và địch được kết thúc bằng cuộc rút chạy của Pháp ( 19 - 12 - 1947 ). Các mặt trận khác cũng phối hợp với Việt Bắc đánh địch như ở Hà Nội, Sài Gịn, ta tập kích vào các vị trí, đồn bốt của giặc.

* Kết quả và ý nghĩa:

Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đơng năm 1947 của ta đã hồn thành thắng lợi. Quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 7.200 tên địch, 18 máy bay địch bị bắn hạ, 16 tàu chiến và 38 ca nơ bị đánh chìm, 255 xe các loại bị phá hủy. Ta thu 2 pháo 105mm,

7 pháo 75mm, 16 khẩu 20mm, 337 súng máy các cỡ, 45 Badôca, 1.660 súng trường, hàng chục tấn quân trang quân dụng.

Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 đã phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo toàn và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội chủ lực, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

Ta đã bẻ gãy, đập tan cả bốn mục tiêu của thực dân Pháp; đập tan ý đồ chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài để đối phó với ta.

Căn cứ địa Việt Bắc đã trở thành biểu tượng của niềm tin, của chiến thắng. Hai tiếng Việt Bắc thân yêu trở thành tên gọi của chiến cơng, đi vào lịng người, đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc, cổ vũ toàn dân, toàn quân ta trên mọi nẻo đường kháng chiến.

2.2.3. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950:

* Bối cảnh lịch sử:

20

Tiếp theo những thắng lợi trong giai đoạn sau năm 1947 đến trước năm 1950, lực lượng cách mạng Việt Nam tiếp tục gặp những điều kiện thuận lợi mới:

- Ngày 01/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Từ tháng 01/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

- Tháng 6/1950, Ủy Ban dân tộc giải phóng Campuchia thành lập và tháng 8/1950 Chính phủ kháng chiến Lào cũng ra đời đã gây khó khăn cho thực dân Pháp trên tồn cõi Đơng Dương.

- Trước tình hình đó, Mĩ đã giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh. Thực dân Pháp đã thông qua kế hoạch Rơ – ve với 3 hoạt động cơ bản như sau:

- Tăng cường hệ thống phịng ngự trên đường số 4 để khố chặt biên giới Việt – Trung.

- Thiết lập một “hành lang Đông – Tây” (Hải Phịng – Hà Nội – Hịa Bình – Sơn La) để cơ lập căn cứ Việt Bắc.

- Chuẩn bị tấn công lên căn cứ Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

* Diễn biến:

Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới, đồng thời xóa bỏ tình trạng bị bao vây, cơ lập, tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. - Khai thông biên giới Việt – Trung.

- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động hơn 120.000 dân công, vận chuyển đến chiến trường 4.000 tấn lương thực, súng đạn… Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê, đến ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt hồn tồn Đơng Khê làm cho Cao Bằng bị cô lập và Thất Khê bị uy hiếp. Thực dân Pháp đã lên kế hoạch rút khỏi Cao Bằng bởi

21

một “cuộc hành quân kép”: Đưa quân đánh Thái Nguyên buộc ta phải đối phó, đồng thời đưa lực lượng từ Thất Khê đánh lên Đông Khê và rút quân ở Cao Bằng theo đường số 4 tiếp đánh Đơng Khê.

Đốn biết ý đồ của Pháp, ta cho qn mai phục và đánh bại cánh quân tiếp viện từ Thất Khê lên và cả cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đồng thời, ta đập tan cuộc hành quân tấn công lên Thái Nguyên của địch. Trong khi chiến dịch diễn ra, quân và dân cả nước đã phối hợp tấn công, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó, khơng thể chi viện cho chiến trường Biên giới.

* Kết quả và ý nghĩa:

Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 8.300 tên địch, thu 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Ta đã nắm được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ), đẩy thực dân Pháp vào thế bị động chiến lược. Giải phóng biên giới Việt – Trung, chọc thủng hành lang Đơng – Tây (ở Hịa Bình), làm cho kế hoạch Rơ – ve bị phá sản.

Sau chiến thắng Biên giới 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và khơng cịn bị bao vây cô lập. Cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới.

Một phần của tài liệu đề tài thắng lợi của kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của đảng ta và ý nghĩa lịch sử (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w