Sử dụng vạt da hai thùy trong tạo hình cánh mũi

Một phần của tài liệu 1. Luan an-1 (Trang 38 - 41)

Chương 4 BÀN LUẬN

1.17 Sử dụng vạt da hai thùy trong tạo hình cánh mũi

*nguồn: Nasal Reconstruction [55]

* Sử dụng vạt rãnh mũi má

Vạt rãnh mũi má có thể dụng ở dạng trục mạch hoặc ngẫu nhiên, trục mạch chính là động mạch mặt và nhánh bên là động mạch môi trên và động mạch mũi bên (nằm sâu dưới lớp cơ) nên rất ít khi được lấy lên cùng với vạt, việc nuôi dưỡng cho vạt chủ yếu là nhờ nhánh xuyên nhỏ nối thông phong phú từ những động mạch này lên cấp máu, các động mạch này đảm bảo nuôi sống vạt. Vạt rãnh mũi má dạng đảo thường ít khi thiết kế với cuống trên mà thường lấy dựa vào cuống bên (các nhánh xuyên xuất phát từ động mạch mũi bên) hoặc cuống dưới (nhánh xuyên xuất phát động mạch môi dưới, động mạch môi trên và động mạch mặt) với độ an toàn cao [56], [57].

* Sử dụng vạt trán

Cơ sở giải phẫu: vạt trán được nuôi dưỡng bởi các mạch máu cấp máu cho trán là động mạnh trên ròng rọc, động mạch trên ổ mắt, nhánh tận của động mạch góc và nhánh trán của động mạch thái dương nông [53], [58].

Vạt trán cuống kinh điển được thiết kế xung quanh bó mạch trên ổ mắt và trên rịng rọc nên cuống của vạt có thể lấy nhỏ hơn nhiều, vạt da được lấy phía trên bó mạch trên rịng rọc và trên ổ mắt nên sẹo của vạt là đường thẳng dọc bờ trong trán đến chân tóc, có thể nghiêng vạt theo hình vạt trán chéo.

Có thể sử dụng vạt trán dựa vào cấp máu của nhánh trán của động mạch thái dương nông dưới dạng vạt đảo hay bán đảo [53].

1.3.2.6 Sử dụng vạt giãn tổ chức

Nong giãn tổ chức là một kỹ thuật được áp dụng dựa trên nguyên lý cơ bản là tổ chức da có thể giãn ra từ từ đến một mức độ nào đó mà hầu như vẫn giữ nguyên chất lượng của da. Các tác giả C. Louis, D. Eric, Argenta đã sử dụng những túi Silicon rỗng đặt vào dưới da cạnh vùng tổn thương sau đó bơm căng túi dần dần để phần da trên túi giãn đủ cho nhu cầu tạo hình. Các loại túi Expander ngày càng được cải tiến với nhiều kích cỡ, hình dạng với các hệ thống dây dẫn và trống bơm dịch khác nhau.

Vùng mặt cổ là vùng giải phẫu được chỉ định dùng phương pháp giãn da rộng rãi nhất do đặc điểm vùng da giãn có cấu trúc và màu sắc tương hợp với vùng tổn thương cần tạo hình, giải quyết vấn đề thẩm mỹ của vùng mặt (vùng giao tiếp của mỗi cá thể). Vùng trán là vùng được coi là vùng cho da giãn lý tưởng để điều trị các tổn khuyết vùng mũi, trán, tầng giữa mặt.

1.3.2.7 Vạt tự do có nối mạch ni bằng kỹ thuật vi phẫu:

Một số vạt có thể sử dụng để tạo hình vùng hàm mặt bằng kỹ thuật vi phẫu: Vạt bả, cạnh bả (Scapular and parascapular flaps); Vạt cẳng tay quay (Radial Forearm flap); Vạt da bẹn (Groin flap); Vạt đùi trước ngoài (anterolateral thigh flap), Vạt DIEP....

Gần đây, dựa vào những nghiên cứu về sự cấp máu cho da, một số tác giả đã đưa ra khái niệm “vạt siêu mỏng’’.

1.4 Điều trị tổn khuyết mũi bằng vạt da vùng trán

Tạo hình tổn khuyết mũi đặt ra một số khó khăn cho các bác sĩ phẫu thuật. Các quy trình tái tạo cho các tổn khuyết mũi rất khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của tổn khuyết, cũng như tính chất của mơ xung quanh, bên cạnh tuổi tác, tình trạng tồn thân và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Mục tiêu chính cần được xem xét trong việc tạo hình là phục hồi các cấu trúc giải phẫu

và chức năng của vùng được tái tạo, đồng thời phục hồi các đơn vị thẩm mỹ. Hai mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi phẫu thuật đảm bảo được chức năng của mũi thì thường tính thẩm mỹ cũng được đảm bảo [59].

Sử dụng vạt trán để tạo hình mũi có từ thời Ấn Độ cổ đại. Vào năm 700 trước Cơng ngun, cắt cụt đầu mũi là hình phạt phổ biến cho nhiều loại tội phạm. Kỹ thuật này được mô tả bởi Sushruta Samita. Kỹ thuật này đã được đưa đến châu Âu vào những năm 1500 và cuối cùng là đến Hoa Kỳ vào những năm 1830 bởi JM Warren. Kazanjian mơ tả nguồn cung cấp máu chính của vạt da vào những năm 1930 là các động mạch trên ròng rọc và động mạch trên ổ mắt, sự đổi mới đáng kể trong nhận thức diễn ra sau đó. Theo Joshep G. McCarthy (1985) nguồn cấp máu cho da vùng trán có nguồn gốc từ động mạch mặt cùng bên, và các động mạch này có đường kính đủ lớn để tạo vạt trán giữa [60]. Labat được ghi nhận là người đã thiết kế vạt trán giữa dựa trên một động mạch trên ròng rọc một bên. Millard đã tạo ra vạt trán giữa, loại trừ vùng da trên gốc mũi, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và duy trì khả năng sống của vạt. Menick đã cải tiến hơn nữa thiết kế của Millard bằng cách làm cho phần cuống hẹp hơn, do đó mang lại tính linh hoạt cao hơn trong chuyển vạt và chiều dài vạt da.

Các nghiên cứu giải phẫu của Shumrick và Smith đã chứng minh vị trí của động mạch trên rịng rọc khoảng cách đường giữa từ 1,7 đến 2,2 cm và chạy dọc lên trên. Động mạch chạy dưới lớp cơ, hướng lên trên bề mặt, ở vị trí dưới da phía trên cung mày 1 cm [61]. Sự hiểu biết về đường đi của động mạch trên ròng rọc cho phép thiết kế vạt chính xác hơn, tăng khả năng linh hoạt và tăng chiều dài cuống vạt.

Vạt da trán có thể mang lại hiệu quả tạo hình mũi tự nhiên nhất, lâu bền và kín đáo. Khơng có loại vạt da nào khác đạt được độ phù hợp với làn da như vạt da trán về màu sắc và hình dáng. Những hạn chế đáng kể của vạt da trán là tốn nhiều thời gian. Ngay từ khi ra đời, vạt trán đã được coi là sáng kiến lớn, trở thành lựa chọn tối ưu cho tạo hình những tổn khuyết mũi lớn.

Một phần của tài liệu 1. Luan an-1 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w