Các lớp giải phẫu vùng trán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 26 - 28)

Chương 4 BÀN LUẬN

1.13 Các lớp giải phẫu vùng trán

*nguồn: Kim HJ (2021) [32]

Ở trán, Sullivan và cộng sự (2006) đã mô tả bốn dây chằng nằm xung quanh ổ mắt: dây chằng trong dưới, dây chằng trên trong, dây chằng trên ngoài và dây chằng bên [33].

1.1.2.3. Đặc điểm cấp máu vùng trán.

* Động mạch thái dương nông

Nguyên ủy

Nhánh trán là 1 trong 2 nhánh tận của ĐM TDN, có ngun ủy phía trên cung gị má. Mwachaka phẫu tích xác định ngun ủy nhánh trán lấy điểm mốc là cung gò má chia làm 3 khoảng: trên cung gò má, ngay cung gò má và dưới cung gò má; Quan sát thấy 80% nguyên ủy nhánh trán ở khoảng trên cung gò má [34].

Trong nghiên cứu của Imanishi N, tác giả xác định điểm chia nhánh tận của ĐM TDN bằng cách vẽ 2 đường thẳng song song, 1 đường từ gốc gờ luân đến đuôi mắt, đường thứ 2 từ đỉnh vành tai đến cung mày và chia ra làm 4 phần bằng nhau, tác giả chứng minh rằng điểm phân chia ĐM nằm trong hình chữ nhật thứ nhất ở trước tai chiếm 9/15 tiêu bản và 6 trường hợp cịn lại nằm trong hình chữ nhật kề bên [35].

Theo Pinar (2006), trong 20/27 mẫu (74,07%), điểm phân nhánh của ĐM TDN nằm trên gò má. Trong 06 mẫu (22,22%), ĐM TDN phân đơi trực tiếp phía trên gị má. Chỉ trong 01 mẫu (3,70%), không quan sát thấy sự phân đôi và ĐM TDN chỉ tiếp tục như một nhánh trán trước (khơng có nhánh đỉnh) [36].

Nhánh trán cho nhiều nhánh bên, một số nhánh bên chạy lên trên tiếp nối với các nhánh bên của nhánh đỉnh, một số nhánh quay xuống dưới tiếp nối với các nhánh nhỏ của ĐM gị má - ổ mắt, sau đó tận hết bởi các nhánh nhỏ cho cung mày, da đầu hoặc tiếp nối các nhánh bên đối diện.

Đường kính trung bình của ngun ủy nhánh trán theo Tayfur V (2010) là 2 mm [37], theo Pinar YA [36]: 2.14 ± 0.54 mm.

Đường đi

Nhánh trán tách ra từ ĐM TDN ở phía trên cung gị má, sau đó chạy chếch lên trên và ra vùng trán trước đi trên mặt cân TDN ngay phía dưới da vùng thái dương và vùng trán bên. Có thể nhìn thấy rõ mạch đập cũng như bắt được mạch ở vùng da đầu khơng mang tóc. Theo Daumann nếu lấy một đường nằm ngang qua đỉnh vành tai thì nhánh trán nghiêng 40 độ so với đường này ở phía sau bờ ngồi ổ mắt 2 cm [38]. Kết quả nghiên cứu của Marano (1985) 90% tiêu bản có chiều dài của nhánh trán ĐM TDN ngắn nhất là 70 mm [39]. Tương tự kết quả của Tayfur khảo sát trên 4 tiêu bản, nhánh trán có chiều dài trung bình là 114 mm [37].

Sau khi chạy qua phía trên ngồi hốc mắt, nhánh trán thường chia làm nhiều nhánh tận. Nhánh trán chia ra làm 3 nhánh tận gồm có:

➢ Nhánh trán sau: Là nhánh tận được tách ra đầu tiên từ nhánh trán.

Nhánh này chạy lên trên và ra sau vùng đỉnh, trên đường đi cho các nhánh nhỏ ra da và tận cùng tiếp nối với các nhánh bên đối diện.

➢ Nhánh trán giữa: Tách ra từ nhánh trán ĐM TDN hoặc từ nhánh trán

sau, nhánh trán giữa chạy ra vùng trán trước hoặc hơi chếch lên trên đường chân tóc, tận cùng chia làm nhiều nhánh nhỏ tiếp nối trong cân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)