.Qui trình tạo ra sản phẩm du lịch tại công ty du lịch COLORFUL VIETNAM

Một phần của tài liệu tiểu luận dự án thành lập công ty du lịch (Trang 28 - 33)

3.1.1.Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường.

Xu thế đi du lịch giữa các nước trong khu vực ngày một đông, nên hợp tác với các nước lân cận tạo cho Việt Nam một thị trường đầy triển vọng. Xét về lượng khách du lịch quốc tế đi và đến, thu nhập du lịch – Hai yếu tố quan trọng để đánh giá một thị trường – thì thị phần của Việt Nam trong thị trường khu vực và thế giới rất nhỏ bé. Nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam rất khả quan với lợi thế của cảnh quan thiên nhiên ngun sơ, ít ơ nhiễm, giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc và nguồn nhân lực dồi dào, thông minh. Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi hạn chế sự phát triển của thị trường vẫn cịn nhiều và khơng thể khắc phục trong thời gian ngắn: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế; chất lượng dịch vụ chưa cao và điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo; thủ tục liên quan đến khách du lịch chưa hồn tồn thuận lợi.

Thơng qua hoạt động Marketing của mình với hàng loạt biện pháp xúc tiến du lịch, thị trường tiềm năng đó sẽ trở thành thị trường thực tế của một đất nước đón khách. Vì vậy trong phân tích thị trường du lịch Việt Nam, cũng như khi đề ra các biện pháp thăm dò, khai thác, chiếm lĩnh thị trường phải đặt trong mối quan hệ tổng thể thị trường chung thế giới và khu vực. Ngoài ra, do đời sống hàng ngày được cải thiện, dân trí được nâng cao từng bước nên nhu cầu du lịch của nhân dân đang tăng nhanh, nhất là du lịch giữa các vùng trong nước.

Đại dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện và lan rộng ra khắp thế giới không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn tác động tới tâm lý của du khách. Tại Việt Nam, cùng với việc du lịch đang dần phục hồi thì nhu cầu du lịch của du khách cũng đã và đang có những sự thay đổi. Tại thời điểm hiện tại, du lịch nội địa chắc chắn sẽ là chìa khóa để làm sống lại ngành du lịch Việt Nam bởi ngay trước khi có COVID-19 thì du lịch nội địa cũng đã đóng góp tới 5,5% tổng GDP cho tồn bộ nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã rất thành cơng trong việc khống chế đại dịch nên ngành du lịch dù có bị ảnh hưởng (giảm 25% ở thời điểm cao nhất) nhưng bây giờ vẫn tiếp tục phát triển trở lại. Du lịch trong nước đóng góp cho GDP của cả nền kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm nên đây là lĩnh vực có thể hỗ trợ cho tồn bộ ngành du lịch nói chung.

3.1.2.Khảo sát, thiết kế xây dựng sản phẩm*Khảo sát *Khảo sát

Ngoài phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc mơ hình giá mới để phục hồi nhu cầu. Doanh nghiệp cũng có thể tìm cách bán sản phẩm theo gói để có cơ hội bán chéo và bán thêm, đồng thời đa dạng hóa nguồn doanh thu, củng cố sản phẩm cao cấp và khả năng thu được mức giá cao hơn.

Mong muốn của khách du lịch trong nước là họ luôn hướng tới những điểm du lịch mang tính chất nguyên sơ. Họ mong muốn được khám phá và trải nghiệm, đặc biệt là trải nghiệm những sản phẩm du lịch mới. Từ sở thích của khách nội địa, chúng ta có thể nhận diện ra được thị hiếu của khách du lịch quốc tế sau khi thị trường du lịch đã khôi phục trở lại.

*Thiết kế xây dựng sản phẩm

Khi nhắc đến chương trình du lịch, có thể hiểu nơm na đó là một kế hoạch đã được xây dựng và thiết kế từ A-Z về hành trình đến một địa điểm nhất định nào đó, giới hạn ở một khoảng thời gian và kinh phí nhất định. Trong một tour du lịch, nhiều dịch vụ sẽ được thiết lập trước và được sử dụng tại điểm đến chính. Đó có thể là dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí,…

Thị trường du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch cũng biến đổi khơng ngừng. Đẻ có một hành trình khiến khách hàng hài lịng, mang lại trải nghiệm đúng nghĩa và ghi nhớ thương hiệu của công ty. Nhất định cơng ty phải có một chiến lược đặc biệt để xây dựng cách thiết kế những tour du lịch đảm bảo hấp dẫn, mới mẻ và chuyên nghiệp. Ngày nay, có rất nhiều loại hình du lịch, tuy nhiên, một xu hướng chung dễ nhận thấy, du khách ưa chuộng sử dụng các tour du lịch được thiết kế sẵn hơn là tự đứng ra tổ chức một hành trình bụi. Đặc biệt với những hành trình phức tạp và dài, họ khơng có kiến thức và am hiểu nhất định về điểm đến đó. Những tour du lịch bụi, thích hợp cho những ai lười tìm hiểu chỗ ăn ở và vui chơi, an tồn và kết được nhiều bạn mới,…

Hiện tại CTY COLORFUL VIETNAM đã nhanh chóng đầu tư vào số lượng khách hàng có sẵn. Nhắm vào phân khúc khách hàng tiềm năng, có thu nhập ổn định, công ty thiết kế các tour du lịch ngắn ngày, dài ngày trong nước.

Một tour du lịch hấp dẫn của công ty được triển khai và thiết kế theo các bước cụ thể như sau:

Nghiên cứu thị trường khách du lịch.

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế một tour du lịch. Nghiên cứu nhằm làm rõ những đề như sau: Mục đích và động cơ của hành trình; Xác định năng lực thanh tốn; Xác định thời gian rảnh; Xác định thị hiếu, nhu cầu, thói quen về chất lượng và tiêu dùng của khách hàng.

Phân tích thị trường cung ứng.

Nghiên cứu và phân tích kỹ năng đáp ứng của mỗi công ty cung cấp dịch vụ. Những dịch vụ quan trọng như lưu trú, vận chuyển, giải trí, ăn uống, điểm du lịch,… Trên cơ sở đó, xác định và quyết định rằng công ty cung cấp nào sẽ phù hợp và trở thành đối tác của tour du lịch và cơng cung cấp.

Xác định ý tưởng và mục đích cho tour du lịch.

Thơng qua kết quả cảu q trình nghiên cứu mục đích, động cơ của khách hàng để biết cách thiết kế một tour du lịch sao cho phù hợp nhất có thể.

Xây dựng lịch trình của tour du lịch.

- Thứ nhất, bố trí địa điểm du lịch theo thứ tự.

- Thứ hai, lựa chọn đơn vị cung cấp các dịch vụ phù hợp với: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống.

- Thứ ba, cụ thể hóa tour du lịch.

Thiết lập giá thành cho tour du lịch.

Thiết lập giá thành và chi phí cho tour du lịch cần phải tiến hành tính tốn giá bán và giá thành. Cơng đoạn tính tốn giá cả là cơ sở thiết yếu để xác định chính xác và cụ thể nhất doanh thu hay số lãi mà công ty có thể thu về.

Hồn chỉnh chương trình tour du lịch.

Bước cuối cùng cần chú trọng kiểm tra lại lịch trình tour du lịch đảm bảo tính hợp lý. Bên cạnh đó, thiết kế bổ sung những lưu ý, quy định, điều khoản,… sao cho phù hợp với cơng ty.

3.1.3.Tính giá tour.

Xác định giá thành tour du lịch

Để tính giá thành, các doanh nghiệp cần phải phân loại và nhóm tồn bộ các chi phí để thực hiện chương trình tour du lịch của một chuyến đi làm hai loại:

– Chi phí biến đổi (tính cho một khách du lịch): Là các chi phí gắn trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt và có thể tính riêng cho từng khách gồm: chi phí khách sạn, chi phí ăn uống, vé thăm quan, vé tàu xe…

– Chi phí cố định (tính cho cả đồn khách): Là tổng chi phí của các dịch vụ mà mọi thành viên trong đồn du lịch dùng chung, khơng bóc tách cho từng khách riêng lẻ như: chi phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí thuê phương tiện vận chuyển, các chi phí th ngồi khác…

Xác định giá bán của một chương trình du lịch cho một chuyến: Giá bán chương trình tour du lịch của một chuyến đi được cấu thành bởi các yếu tố thành phần như: giá thành, chi phí khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng…

Tour du lịch/1 du khách Giá thành Tour du lịch/1 du khách + Chi phí khác (khấu hao TSCĐ, xây dựng chương trình…) + Chi phí bán hàng

+ Lợinhuận + ThuếVAT

Bán theo lợi nhuận mục tiêu Giá bán Tour du

lich/1 du khách = Giá thành Tour dulịch/ 1 du khách + Lợi nhuận mục tiêu/Sốlượng du khách

Chính sách giá của cơng ty

- Khuyến mãi cho Học sinh, Sinh viên trong dịp hè.

- Cán bộ hưu trí ngày thành lập quân đội, các ngày kỉ niệm liên quan. - Khuyến mãi cho đoàn khách trên 10 người.

- Giảm giá cho khách có thẻ thành viên. - Giảm giá cho trẻ em.

3.1.4.Trình ban giám đốc duyệt và phổ biến cho khách hàng.

Khi một tour mới thiết kế ra cần phải trình với Ban Gián đốc xem xét cân nhắc giá cả, chương trình được thiết kế đã phù hợp với tình hình thực tế chưa nếu chưa thì Ban Giám đốc chỉnh sửa góp ý bổ sung.

3.1.5.Tiếp thị chào bán chương trình tour.

Marketing truyền thống

Website, Fanpage, các kênh mạng xã hội,…

3.1.6.Điều hành tổ chức chương trình tourChuẩn bị tour Chuẩn bị tour

Tour phải ln chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh việc lên lịch trình rõ ràng thì nhân viên cần thực hiện những điều sau để thể hiện sự chuyên nghiệp:

- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục và giấy tờ cần thiết

- Ưu tiên lập danh sách bảo hiểm để đề phịng rủi ro và những tình huống bất ngờ (ví dụ: tai nạn, thời tiết xấu, chuyến bay delay…)

- Lập các hợp đồng liên quan

- Liên hệ kỹ với bên dịch vụ ăn uống, khách sạn, điểm vui chơi,… - Sắp xếp điểm đón và trả khách du lịch

- Chuẩn bị xe cộ với đầy đủ thông tin về thời gian đi lại, số điện thoại liên lạc hãng xe,…

- Chuẩn bị phiếu thanh toán tạm ứng, chứng từ dịch vụ, bảng xác nhận dịch vụ…

Thực hiện Tour

Trong quá trình thực hiện tour, người điều hành luôn phải theo sát để xử lý mọi vấn đề liên quan. Tất cả cơng đoạn đều phải đảm bảo hồn hảo nhằm phục vụ khách hàng hài lòng nhất:

- Kiểm tra lại các thủ tục tạm ứng - Làm việc với hướng dẫn viên du lịch - Theo dõi quá trình tour diễn ra

- Hỗ trợ giải quyết các trường hợp cấp bách

- Dự tính hoạch thay thế trong trường hợp phát sinh sự cố

3.1.7.Báo cáo tường trình kết thúc tour

Sau khi kết thúc hành trình du lịch cần:

- Lập bảng tổng kết chuyến đi, liệt kê các địa điểm đã đến và chi phí thực tế - Làm nhật ký tour

- Thực hiện quyết toán với kế toán theo bảng chi phí đã kê khai - Lập bảng thu thập phản hồi của khách hàng

3.2.Đánh giá tổng hợp về nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty du lịch COLORFUL VIETNAM

Một phần của tài liệu tiểu luận dự án thành lập công ty du lịch (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w