CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2. Khuyến nghị
5.2.3. Với cơ quan hữu quan khác:
Đối với tỉnh Phú Yên:
Cần tiếp tục có chỉ đạo cụ thể để phát triển DNNVV, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho các doanh nghiệp này hoạt động thuận lợi. Khuyến khích Hiệp hội DNNVV tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh của các DNNVV để phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Phú Yên cần có chỉ đạo thành lập các trung tâm thu thập, tổng hợp và phân tích thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thị trường trong và ngoài nước để cung cấp nguồn thơng tin chất lượng, hữu ích cho các TCTD và doanh nghiệp, tùy theo mức độ quan trọng hay số lượng thông tin cung cấp mà thu một mức phí nhất định để gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực này để đảm bảo tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng thơng tin cung cấp với chi phí thấp.
Đối với các Bộ, Ngành
Cần nghiên cứu ban hành bổ sung các cơ chế chính sách đồng bộ cho phát triển DNNVV, như chính sách về thuế, chính sách về đất đai, chính sách bảo hiểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực,… để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Xem xét về chính sách thuế hiện tại, mở rộng diện ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới thành lập; thực hiện chính sách thuế ưu đãi trong xuất khẩu; tiếp tục cải cách hành chính về thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các DNNVV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Cục thống kê tỉnh Phú Yên, Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên (từ năm 2013 đến năm 2016).
Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự , 2004. Giáo trình Tiền tệ - Ngân Hàng, Khoa tiền tệ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, 2011. Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
Nguyễn Văn Lê, 2014. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Trương Quang Thông, 2010. Sách chuyên khảo tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV. Hà nội: NXB Tài chính.
Nguyễn Minh Tuấn, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các huyện trong tỉnh Phú Yên các năm từ 2013 đến 2016.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên, Báo cáo kết quả đo lường sự hài lòng khách hàng các năm 2013-2016.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2013 đến năn 2016.
Chính phủ, 2009. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đỗ Đức Định ,1999. Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.
Đồn Thanh Hà và cơng sự, 2013. Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2011. Từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Phú Yên. Báo cáo tổng kết (từ năm 2013 đến năm 2016.
Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại , NXB Giao thông Vận tải.
Thúy Hải (02/04/2012), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – Những điều trăn trở, Báo sài gịn giải phóng.
Tổ chức tài chính quốc tế IFC, 2010. Cẩm Nang Kiến Thức Dịch Vụ Ngân Hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”).
Trần Trọng Huy, 2013. Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
UBND tỉnh Phú Yên. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên các năm từ 2013 đến 2016.
Võ Đức Tồn, 2012. Tín dụng đối với DNNVV của các NHTM Cổ Phần trên địa bàn TP.HCM. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Võ Việt Hùng, 2009. Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Dorothée, R. D., Emmanuelle, D., and Robert, S., 1998, Comparison between the financial structure of SMES and that of large enterprises (LES) using the BACH
database, available
at:http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/publication928_en.pdf
Mu, Y., 2003, Impediments to SME access to finance and credit guarantee schemes in China, avaiable at:http://ssrn.com/abstract=486204
WEBSITE
2. www.ciem.org.vn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 3. www.moi.gov.vn, Bộ công thương
4. www.sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam 5. www.tapchitaichinh.vn, Tạp chí tài chính
Phụ lục 01: Sơ đồ cơ cầu tổ chức của BIDV Phú Yên PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BAN GIÁM ĐỐC KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TÁC NGHIỆP PHỊNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHỊNG GIAO DỊCH TP.TUY HỊA PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG PHỊNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUỸ TỔ ĐIỆN TỐN PHỊNG GIAO DỊCH TÂY TUY HÒA PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ LÂM
Phụ Lục 02: QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP
Bước 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG, ĐỀ XUẤT CHO VAY
Do bộ phận Quản lý khách hàng (QLKH) thực hiện (Bộ phận cho vay).
1. Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:
a) Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng;
b) Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ cho vay theo quy định (lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ khi nhận hồ sơ cho vay từ khách hàng).
2. Phân tích, thẩm định cho vay, lập Báo cáo đề xuất cho vay:
a) Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định cho vay.
b) Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng, lập Báo cáo đề xuất cho vay .
c) Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất cho vay cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn. Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, trình Phó Giám đốc QLKH xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất cho vay.
3. Phê duyệt Báo cáo đề xuất cho vay:
a) Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất cho vay của Bộ phận QLKH, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay.
b) Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý đề xuất cho vay, Bộ phận QLKH thực hiện:
- Chuyển hồ sơ cho vay sang Bộ phận Quản lý rủi ro(QLRR) hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay (đối với khoản cho vay không phải qua Bộ phận thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh ).
- Trường hợp khoản cho vay vượt thẩm quyền cho vay của Chi nhánh, trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất cho vay, gửi hồ sơ cho vay về Trụ sở
chính.
c) Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất cho vay, Bộ phận QLKH thông báo từ chối cho vay với khách hàng.
Bước 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO
Do bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR) thực hiện
1. Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề xuất cho vay từ bộ phận QLKH/Chi nhánh (trong hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh).
b) Căn cứ hồ sơ cho vay, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất cho vay bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro.
c) Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ cho vay.
2. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ cho vay và Báo cáo thẩm định rủi ro, phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận QLRR trình cấp thẩm quyền phê duyệt cho vay.
Hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt cho vay gồm Báo cáo thẩm định rủi ro đã được phê duyệt và toàn bộ hồ sơ cho vay.
Bước 3: PHÊ DUYỆT CẤP CHO VAY
Thực hiện: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay theo quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết cho vay của BIDV trong từng thời kỳ.
1. Trường hợp cho vay không qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt cho vay trên Báo cáo đề xuất cho vay (phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay được coi là Quyết định cho vay).
Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo đề xuất cho vay: Việc phê duyệt Báo cáo đề xuất cho vay đồng thời là phê duyệt
cho vay và được coi là Quyết định cho vay.
2. Trường hợp cho vay phải qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cho vay trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay đồng thời là cấp phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro: Việc phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro đồng thời là phê duyệt cấp cho vay.
3. Đối với khoản cho vay đã được thông qua chủ trương cho vay nhưng khi xem xét hồ sơ chính thức theo quy định này nếu cấp có thẩm quyền khơng đồng ý cho vay thì cấp đó báo cáo cấp đã thơng qua chủ trương cho vay (trừ trường hợp cấp phê duyệt cho vay là cấp đã phê duyệt chủ trương hoặc cấp cao hơn).
Bước 4: CÁC THỦ TỤC THỰC HIỆN SAU PHÊ DUYỆT
1. Soạn thảo văn bản phê duyệt cho vay:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLRR (áp dụng đối với trường hợp cho vay phải
qua Bộ phận QLRR)
a) Soạn thảo văn bản phê duyệt cho vay:
- Khoản cho vay do Trụ sở chính BIDV phê duyệt cho vay: Căn cứ Nghị quyết/Quyết định và Biên bản phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, các bộ phận chức năng tại Trụ sở chính BIDV soạn thảo văn bản thơng báo nội dung phê duyệt cho vay gửi Chi nhánh.
- Khoản cho vay do chi nhánh phê duyệt cho vay: Nếu đồng ý cho vay, Bộ phận QLRR soạn thảo Quyết định cho vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay ký, gửi Bộ phận QLKH; Nếu từ chối cho vay, không phải lập quyết định cho vay.
b) Bộ phận QLRR gửi văn bản phê duyệt cho vay và bộ hồ sơ cho vay cho Bộ phận QLKH để thực hiện các bước tiếp theo.
2. Đàm phán, thông báo cho vay với khách hàng:
a) Trường hợp đồng ý cho vay:
Đàm phán với khách hàng về các điều kiện cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tùy từng trường hợp cụ thể, có thể soạn thảo văn bản đồng ý cho vay, trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng):
- Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Thực hiện mục 3 bước này.
- Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện cho vay của BIDV: Bộ phận QLKH có thể rà sốt, đánh giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu được, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong mối quan hệ cho vay với khách hàng để tái đề xuất thay đổi, sửa đổi điều kiện cho vay trình cấp có thẩm quyền hoặc thơng báo từ chối cho vay gửi khách hàng.
b) Trường hợp từ chối cho vay:
Soạn thảo văn bản từ chối cho vay trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng.
3. Soạn thảo Hợp đồng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Soạn thảo Hợp đồng cho vay//Hợp đồng bảo đảm (theo bộ mẫu hợp đồng của BIDV) và các văn bản cho vay có liên quan khác theo nội dung phê duyệt cho vay.
b) Rà soát hợp đồng, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt cho vay và tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn.
c) Đề nghị bộ phận Pháp chế hỗ trợ, tư vấn trong quá trình xây dựng Hợp đồng theo quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của BIDV từng thời kỳ (nếu cần).
4. Ký kết Hợp đồng:
Người đại diện BIDV ký kết hợp đồng: Theo quy định về uỷ quyền ký và thực
hiện các hợp đồng và văn bản liên quan đến hoạt động cho vay của BIDV từng thời kỳ.
BIDV và Người đại diện có thẩm quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của BIDV, khách hàng trong từng thời kỳ.
b) Người đại diện BIDV ký kết hợp đồng có trách nhiệm rà soát nội dung hợp đồng, đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt cho vay, phù hợp với quy định của BIDV về hợp đồng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
5. Hoàn thiện các điều kiện cho vay trước khi giải ngân.
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện cho vay trước khi giải ngân theo nội dung phê duyệt.
b) Thực hiện các thủ tục giao dịch đảm bảo theo quy định. 6. Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QTTD đầu mối, Bộ phận QLKH, QLRR, Kho quỹ
phối hợp
a) Bàn giao, lưu hồ sơ:
- Sau khi các Hợp đồng được ký kết, Bộ phận QLKH chuyển trả 01 bản gốc Hợp đồng cho khách hàng và bàn giao hồ sơ cho vay cho Bộ phận QTTD.
- Bộ phận QLKH bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Bộ phận Kho quỹ, QTTD thực hiện theo quy định.
b) Bộ phận QTTD thực hiện: - Nhập thông tin vào hệ thống. - Lưu trữ hồ sơ.
c) Bộ phận Kho quỹ lưu kho hồ sơ tài sản bảo đảm.
Bước 5: GIẢI NGÂN
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập Đề xuất giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức cho vay của khách hàng; Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế.
b) Phối hợp với Bộ phận nguồn vốn:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ, hoặc vay ngoại tệ.
- Xem xét, đánh giá quyết định lãi suất, phí nếu khác với quy định hiện hành. c) Lập Đề xuất giải ngân, Bảng kê rút vốn/Hợp đồng cho vay cụ thể:
- Lập Đề xuất giải ngân và Hợp đồng cho vay cụ thể/Bảng kê rút vốn.
- Đối với giải ngân cho vay vốn đầu tư dự án: Lập Đề xuất giải ngân và Bảng kê rút vốn.
d) Trình cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đề xuất trước khi chuyển hồ sơ sang Bộ phận QTTD.
e) Trả chứng từ căn cứ giải ngân (01 bộ bản gốc) cho khách hàng và chuyển toàn bộ hồ sơ đề nghị giải ngân cho Bộ phận QTTD.