2.4. Mơ hình Binary Logistic trong phân tích các yếu tố tác động nợ xấu tạ
2.4.1. Thông tin cơ bản của khách hàng qua dữ liệu thống kê
Tổng hợp dữ liệu thống kê toàn bộ 192 khách hàng đang vay vốn tại Agribank Quận 5 cịn dư nợ đến năm 2017, các thơng tin cơ bản được phục vụ cho việc nghiên cứu như sau: lãi suất cho vay, số tiền vay, tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản bảo đảm, lợi nhuận, vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào phương án vay,
kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp và sự ổn định của thị trường
Lãi suất cho vay
Qua dữ liệu thống kê 192 doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Quận 5, lãi suất cho vay được dao động chủ yếu ở mức 4% - 10%, được phân thành 3 mức, được thể hiện ở bảng 2.10
Bảng 2.10. Tình hình lãi suất vay vốn của doanh nghiệp
Lãi suất (X1) Số quan sát
(khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X1 < 7% 90 46.88% 46.88% 7% ≤ X1 ≤ 9% 64 33.33% 80.21% 9% < X1 38 19.79% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Từ bảng 2.10, ta thấy lãi suất cho vay doanh nghiệp tại Agribank Quận 5 phần lớn là dưới 7% với 46.88% khách hàng. Trong khi đó, số lượng khách hàng vay vốn với lãi suất từ 7% đến bằng 9% chiếm 33.33%. Cuối cùng, có 19.79% khách hàng vay vốn với lãi suất lớn hơn 9%. Trong năm 2017 mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn vốn huy động đầu vào với các ngân hàng TMCP nhưng chính sách về lãi suất cho vay của Chi nhánh vẫn hết sức hấp dẫn, góp phần chia sẻ gánh nặng chi phí tài chính cho khách hàng vay vốn.
Số tiền vay vốn
Căn cứ vào số liệu thống kê 192 doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Quận 5, số tiền vay được phân thành 4 nhóm như sau: từ 1 tỷ đồng trở xuống, từ trên 1 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ, từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, từ trên 50 tỷ đồng chi tiết theo bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Tình hình số tiền vay vốn của doanh nghiệp
Số tiền vay vốn (X2) Số quan sát
(khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X1 ≤ 1.000 triệu đồng 20 10.42% 10.42% 1.000 triệu đồng < X2 < 10.000 triệu đồng 64 33.33% 43.75% 10.000 triệu đồng ≤ X2 < 50.000 triệu đồng 86 44.79% 88.54% 50.000 triệu đồng < X2 22 11.46% 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Từ bảng 2.11 ta thấy số lượng khách hàng vay vốn tại Agribank Quận 5 khá đa dạng. Số lượng doanh nghiệp vay từ 1 tỷ trở xuống chiếm 10.42%, số lượng doanh nghiệp vay ở mức từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng là chiếm 64 doanh nghiệp tương ứng với 33.33%. Số lượng doanh nghiệp vay vốn từ trên 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng đa số với 86 doanh nghiệp tương ứng 44.78%. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp vay vốn trên 50 tỷ đồng chiếm 11.46%. Vì quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh là tương đối lớn (tối đa lên đến 120 tỷ đồng/doanh nghiệp) nên số lượng khách hàng vay vốn tại Agribank Quận 5 là khá dàn trải
Tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản bảo đảm
Trong các tiêu chí cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn thì tiêu chí tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB luôn được các ngân hàng coi trọng. Thực tế khảo sát của tác giả, TSĐB tại Chi nhánh chủ yếu tập trung là bất động sản và động sản chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị. Qua số liệu thống kê 192 khách hàng vay vốn tại Chi nhánh, tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB được phân thành 4 nhóm như sau: từ dưới 50%, từ 50% đến dưới 70%, từ 70% đến dưới 80% và từ 80% trở lên được thể hiện tại bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12. Tình hình tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB
Tỷ lệ vốn vay trên giá trị
TSĐB (X3) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X3 < 50% 72 37.50% 37.50% 50% ≤ X3 < 70% 55 28.65% 66.15% 70% ≤ X3 < 80% 46 23.96% 90.10% 80% ≤ X3 19 9.90% 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Từ bảng 2.12 ta thấy, tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB chủ yếu rơi vào nhóm dưới 50% với 72 doanh nghiệp tương ứng 37.5%, từ 50% đến dưới 70% có 55 doanh nghiệp chiếm 28.95%, tiếp theo là nhóm từ 70% đến 80% với 46 doanh nghiệp tương ứng với 23.96%. Trong khi tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB từ 80% trở lên có 19 khách hàng chiếm 9.9%. Nhìn chung hầu hết khách hàng vay vốn tập trung chủ yếu thì trong nhóm tỷ lệ vay vốn trên giá trị TSĐB từ 50% trở lên với 120
hàng nên có xu hướng vay đủ số tiền đảm bảo của TSĐB. Do đó, thách thức đối với ngân hàng là định giá đúng giá trị TSĐB của khách hàng vay, để tránh trường hợp định giá cao hơn giá trị TSĐB sẽ dẫn đến khách hàng bất hợp tác, bỏ TSĐB và để xảy ra nợ xấu.
Yếu tố lợi nhuận
Số liệu thống kê về lợi nhuận của 192 doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Quận 5 được phân chia làm 4 nhóm chính: nhóm có lợi nhuận từ 300 triệu đồng trở xuống, nhóm có lợi nhuận từ trên 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, nhóm có lợi nhuận trên trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng và nhóm có lợi nhuận lớn hơn 5 tỷ đồng, được thể hiện ở bảng 2.13 dưới đây:
Bảng 2.13. Tình hình lợi nhuận bình quân hàng năm của doanh nghiệp
Lợi nhuận (X4) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X4 ≤ 300 triệu đồng 61 31.77% 31.77% 300 triệu đồng < X4 ≤ 1000 triệu đồng 46 23.96% 55.73% 1.000 triệu đồng < X4 ≤ 5.000 triệu đồng 62 32.29% 88.02% 5.000 triệu đồng < X4 23 11.98% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Lợi nhuận bình quân hàng năm của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Qua số liệu thống kê tại bảng 2.13 cho thấy, số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận từ 300 triệu đồng trở xuống chiếm 61 doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ 31.77%, đây là con số đáng lo ngại. Số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng với 46 doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ 23.96%. Bên cạnh đó, 62 doanh nghiệp có lợi nhuận từ hơn hơn 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng chiếm 32.29%. Và cuối cùng, số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận lớn hơn 5 tỷ đồng chiếm 11.98%.
Tỷ lệ tham gia vốn tự có (năng lực tài chính của doanh nghiệp)
Qua q trình tổng hợp, tỷ lệ tham gia của vốn tự có vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh của 192 khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Quận 5 được chia thành 4 mức với như sau: từ 30% trở xuống, từ lớn hơn 30% đến 50%, từ
lớn hơn 50% đến dưới 70% và từ lớn 70% trở lên được thể hiện trong bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14. Tình hình năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của Doanh nghiệp (X5) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X5 ≤ 30% 38 19.79% 19.79% 30% < X5 ≤ 50% 56 29.17% 48.96% 50% < X5 ≤ 70% 83 43.23% 92.19% 70% < X5 15 7.81% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Từ bảng 2.14 ta thấy, số lượng doanh nghiệp vay vốn với vốn tự có tham gia ở mức từ 30% trở xuống có 38 doanh nghiệp chiếm 19.79%; từ lớn hơn 30% đến 50% là 56 doanh nghiệp chiếm 29.17%; mức từ lớn 50% đến 70% là cao nhất với 83 doanh nghiệp chiếm 43.23% và cuối cùng mức từ lớn hơn 70% trở lên chiếm có 15 doanh nghiệp chiếm 7.81%.
Vốn tự có tham gia vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực tài chính, thiện chí hợp tác với ngân hàng. Doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, vốn tự có tham gia vào phương án thấp, khả năng tự chủ không cao, phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay sẽ rất dễ gặp phải rủi ro khi môi trường kinh doanh gặp biến động. Tại Agribank Quận 5, tỷ lệ vốn tự có tối thiểu theo quy định tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh trung hạn, dài hạn tối thiểu lần lượt là 20%, 30%. Vì vậy, số liệu từ bảng 2.14 cho thấy số lượng khách hàng tập trung nhiều ở khoảng từ trên 30% đến 70% với 139 doanh nghiệp, chiếm 72.4%
Kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp.
Căn cứ số liệu thống kê 192 doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Quận 5, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp được chia thành 4 mức như sau: từ 2 năm trở xuống, từ trên 2 năm đến dưới 5 năm, từ 5 năm đến dưới 10 năm và từ 10 năm trở lên được thể hiện tại bảng 2.15 dưới đây:
Bảng 2.15. Tình hình kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp
Kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp (X6) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) X6 ≤ 2 năm 5 2.60% 2.60% 2 năm < X6 < 5 năm 36 18.75% 21.35% 5 năm ≤ X6 < 10 năm 88 45.83% 67.19% 10 năm ≤ X6 63 32.81% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Từ bảng 2.15 cho thấy, trong 192 khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh thì hầu hết là có người quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm. Tỷ trọng cao nhất là khách hàng có người quản lý có kinh nghiệm từ 5 năm đến dưới 10 năm với 88 doanh nghiệp chiếm 45.83%, tiếp theo là khách hàng có kinh nghiệm quản lý từ 10 năm trở lên vớ 63 khách hàng chiếm 32.81%. Trong khi đó, số lượng khách hàng có kinh nghiệm quản lý từ 2 năm đến dưới 5 năm là 36 khách hàng chiếm 18.75%. Và cuối cùng số lượng khách hàng có kinh nghiệm quản lý từ dưới 2 năm là 5 khách hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 2.6%, nhóm khách hàng này có kinh nghiệm quản lý ít đa phần là các doanh nghiệp cịn non trẻ mới trong giai đoạn khởi nghiệp.
Trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp
Số liệu thống kê 192 doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh, trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp dựa trên bằng cấp đang có, được chia thành 4 nhóm: Trung cấp trở xuống, cao đẳng, đại học và trên đại học. Thông tin được thể hiện tại bảng 2.16 dưới đây:
Bảng 2.16. Tình hình trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp
Trinh độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp (X7) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Trung cấp trở xuống 41 21.35% 21.35% Cao đẳng 26 13.54% 34.90% Đại học 88 45.83% 80.73% Trên đại học 37 19.27% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
Qua số liệu thống kê từ bảng 2.16 ta thấy, các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn trong năm 2017, trình độ người quản lý tập trung chủ yếu là đại học với 88 doanh nghiệp chiếm 45.83%. Tỷ lệ này đối với doanh nghiệp có trình độ của người quản lý từ bậc trung cấp trở xuống là 21.35%. Tỷ lệ của bậc trên đại học là 37 doanh nghiệp chiếm 19.27%. Cuối cùng, tỷ lệ của bậc cao đẳng là 26 doanh nghiệp chiếm 13.54%.
Sự ổn định của thị trường
Để tiến hành phân tích tác động của thị trường, tác động của ngành đối với 192 doanh nghiệp được phân tích, tác giả tổng hợp theo 2 mức: Ổn định và không ổn định được thể hiện tại bảng 2.17 dưới đây:
Bảng 2.17. Tình hình về mức độ ổn định của thị trường Sự ổn định của thị Sự ổn định của thị trường (X8) Số quan sát (khách hàng) Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Ổn định 118 61.46% 61.46% Không ổn định 74 38.54% 100.00% Tổng cộng 192 100.00%
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả tại Agribank Quận 5 năm 2017)
Số liệu tại bảng 2.17 cho thấy, trong 192 khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh có đến 74 khách hàng chiếm 38.54% được đánh giá là môi trường không ổn định. Trong khi đó chỉ có 118 khách hàng được đánh giá là có mơi trường ổn định chiếm 61.46%. Khi nền kinh tế ổn định, việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của doanh nghiệp thuận lợi sẽ dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cao. Ngược lại, sự biến động không lường trước của nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh trong nước không ổn định ảnh hưởng đến doanh nghiệp khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh trì truệ, dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng yếu và gây ra nợ xấu. Thực tế tại Chi nhánh cho thấy, hầu hết doanh nghiệp phát sinh nợ xấu đều có mơi trường kinh doanh thời gian qua là không ổn định