Kiểm soát Chất lượng Kiểm toán:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH tài chính và kiểm toán việt nam (Trang 32 - 36)

Theo VSA 220, “Chất lượng hoạt động kiểm toán” là “Mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của Kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của Kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.”

Theo cách định nghĩa trên, hoạt động kiểm soát chất lượng tại các Công ty Kiểm toán có thể được hiểu là quá trình Công ty Kiểm toán mà cụ thể là các Kiểm toán viên cao cấp (giám đốc chuyên môn, trưởng phòng kiểm toán) giám sát, theo dõi chặt chẽ các diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng có vai trò quyết định đến sự thành công của Công ty Kiểm toán nhất là trong ngắn hạn. Chất lượng dịch vụ có tốt, sản phẩm tạo ra có tin cậy thì mới giành được sự tín nhiệm từ khách hàng và công chúng và từ đó tạo dựng được uy tín cho Công ty Kiểm toán. Kiểm soát chất lượng không tốt có thể dẫn đến suy giảm uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty thậm chí có thể dẫn đến bị kiện và phá sản.

Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán là nhằm hỗ trợ cho ban lãnh đạo bảo đảm cho kiểm toán viên của mình tuân thủ đúng các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các chuẩn mực chất lượng theo quy định đặt ra, nhằm tạo ra các sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán.

Mục tiêu cụ thể là:

•Việc kiểm toán được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định khác trong hoạt động kiểm toán;

•Các thành viên của đồn kiểm toán hiểu rõ và nhất quán về kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả kiểm toán;

•Các ý kiến đánh giá, xác nhận và kiến nghị kiểm toán có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực đó được quy định. Tất cả các lỗi, thiếu sót và các vấn đề không bình thường phải được nhận biết, ghi lai bằng văn bản và giải quyết đúng đắn hoặc báo cáo cho người có thẩm quyền cao hơn xem xét, xử lý;

•Đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra; báo cáo kiểm toán phải bao gồm đầy đủ ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong tương lai. Những kinh nghiệm đú cần phải được nhận biết, ghi chép và đưa vào kế hoạch kiểm toán kỳ sau và trong các hoạt động phát triển nhân sự.

Những năm vừa qua, công ty TNHH tài chính và kiểm toán VN đó có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập, duy trì và tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Việc đảm bảo chất lượng kiểm toán đòi hòi công ty phải xây dựng cho mình hệ thống gồm quy trình và thủ tục kiểm toán soát chặt chẽ. Từ việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn đã XD của Công ty, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam, công ty còn xây dựng cho mình một bộ phận cùng hệ thống các thủ tục kiểm soát cũng như phân giao trách nhiệm rõ ràng đối với toàn bộ các giai đoạn của tất cả các cuộc kiểm toán. Sổ tay hướng dẫn về chuẩn mực đạo đức và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Hội kiểm toán VN

được coi là kim chỉ nam hướng dẫn cho hoạt động kiểm soát chất lượng của ACVN.

Việc kiểm soát chất lượng tại công ty được thực hiện qua cả bốn cấp trong bộ máy tổ chức quản lý, bao gồm giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán , giám sát kiểm toán, kiểm toán viên chính và các trợ lý kiểm toán. Trong đó, giám đốc kiểm toán là người chịu trách nhiệm cao nhất cho toàn bộ hệ thống. Nhóm kiểm toán được phân công kiểm soát theo vị trí, mỗi thành viên sẽ tự chịu trách nhiệm đối với phần công việc được giao, thực hiện việc kiểm soát, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm và phải kịp thời báo cáo các phát hiện lên trưởng nhóm trong suốt cuộc kiểm toán. Trong toàn bộ cuộc kiểm toán , có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau giữa các thành viên trong nhóm. Cấp cao hơn thực hiện việc giám sát đối với cấp dưới mình. Tuy nhiên, việc kiểm soát cũng được thực hiện ở cấp thấp sau khi thực hiện việc kịp thời bổ sung và báo cáo các công việc mới phát sinh, đóng góp ý kiến với cấp trên. Tất cả các cuộc kiểm toán của ACVN đều phải được soát xét ở 3 cấp bậc bao gồm trưởng nhóm, trưởng phòng và giám đốc. Đây là cơ sở để đảm bảo chất lượng khi mỗi báo cáo kiểm toán được phát hành.

Kiểm soát chất lượng là vấn đề mà các công ty kiểm toán đều rất quan tâm. Để có một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất thì mỗi công ty đều phải đặt ra cho mình một quy trình kiểm soát. Sau đây là sơ đồ kiểm soát chất lượng của Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán VN:

Sơ đồ 4: Hệ thống kiểm soát chất lượng

Theo sơ đồ trên các kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước trưởng nhóm, trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo phòng và lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc. Với tính chất như thế tất cả mọi người sẽ phải làm việc có trách nhiệm với phần việc của mình đã làm.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty TNHH tài chính và kiểm toán VN được thể hiện trong các công việc chủ yếu sau:

Kiểm soát chung một cuộc kiểm toán:

Tại chi nhánh Công ty TNHH tài chính kế toán và kiểm toán VN, việc kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán được tiến hành từ lúc lên kế hoạch kiểm toán. Công ty có Bộ phận kiểm soát chất lượng, tuy nhiên bộ phận này không theo sát cuộc kiểm toán mà công việc kiểm soát chất lượng trực tiếp do chính nhóm trưởng và kiểm toán viên điều hành thực hiện. Bộ phận Kiểm soát chất lượng có nhiệm vụ rà soát lại khâu cuối cùng.

Kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán:

Quan hệ chỉ đạo giám sát Ban Giám Đốc

Lãnh đạo phòng

Trưởng nhóm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH tài chính và kiểm toán việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w