Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố công bằng tổ chức và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo nhân viên và kết quả công việc của nhân viên, trường hợp ngành thực phẩm – đồ uống tại tp HCM (Trang 65 - 70)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích hồi quy

4.3.1. Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố công bằng tổ chức và

mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên

4.3.1.1. Phân tích tương quan hồi quy bội

Bảng 4.11 trình bày ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc là mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên với các biến độc lập và tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Bảng 4.11: Ma trận tƣơng quan giữa công bằng tổ chức và mối quan hệ giữa lãnh đạo - nhân viên

DJ PJ IJ IN LMX DJ Tương quan Pearson 1 Sig. (2-tailed) PJ Tương quan Pearson 0.008 1 Sig. (2-tailed) 0.911 IJ Tương quan Pearson 0.002 0.173* 1 Sig. (2-tailed) 0.973 0.012 IN Tương quan Pearson 0.059 0.181** 0.134 1 Sig. (2-tailed) 0.396 0.008 0.052 LMX Tương quan Pearson 0.128 0.522** 0.427** 0.467** 1 Sig. (2-tailed) 0.063 0.000 0.000 0.000

*. Tương quan Pearson 0.05 level (2-tailed). **. Tương quan Pearson 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập tương đối cao. Vì vậy, các biến độc lập có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho mối liên hệ giữa công bằng tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên.

4.3.1.2. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Hệ số R2 được dùng để đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu, với nguyên tắc R2 càng gần 1 thì mơ hình đã xây dựng càng phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Bảng 4.12 cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với tập dữ liệu mẫu với mức ý nghĩa 0.05. Hệ số R2 = 0.519 cho thấy mơ hình đưa ra chỉ giải

thích được 51.9% cho tổng thể về mối liên hệ giữa các thành phần của công bằng trong tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên.

Bảng 4.12: Đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội theo R2 hình R R2 R2 Điều chỉnh Ƣớc lƣợng độ lệch chuẩn Hệ số Durbin Watson 1 0.720a 0.519 0.509 0.34362 2.040

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

4.3.1.3. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = 0

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ANOVA mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Mơ hình Tổng bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Sig. 1 Hồi quy 26.324 4 6.581 55.737 0.000b Phần dư 24.442 207 0.118 Tổng 50.766 211

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Bảng 4.13 cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05), bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 240).

4.3.1.4. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình hồi quy tuyến tính bội và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy tuyến tính ảnh hƣởng của cơng bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên

Tên biến Hệ số hồi quy (B) Độ lệch chuẩn Hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) Giá trị t Mức ý nghĩa của t (Sig.) Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) (Constant) 0.738 0.275 2.681 0.008 DJ 0.118 0.055 0.104 2.145 0.033 1.003 PJ 0.248 0.030 0.405 8.152 0.000 1.059 IJ 0.213 0.034 0.310 6.301 0.000 1.043 IN 0.232 0.033 0.346 7.010 0.000 1.049

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Kết quả hồi quy trình bày ở bảng 4.14 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến lớn nhất là 1.059, thỏa điều kiện (VIF < 10), khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr.252).

Với mức ý nghĩa 0.05, mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên chịu tác động dương bởi 4 biến gồm: (1) công bằng phân phối, (2) công bằng thủ tục, (3) công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên, và (4) công bằng thông tin, với các hệ số hồi quy βi lần lượt là 0.104, 0.405, 0.310 và 0.346.

Để so sánh trực tiếp mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, ta sử dụng hệ số Beta (hệ số hồi quy chuẩn hóa). Từ kết quả hồi quy (bảng 4.14) cho thấy, 4 thành phần của công bằng trong tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên theo thứ tự về mức độ ảnh hưởng như sau: mạnh nhất là thành phần công bằng thủ tục (Beta = 0.405), tiếp theo là thành phần công bằng thông tin (Beta = 0.346), kế tiếp là thành phần công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên (Beta = 0.310) và cuối cùng là thành phần công bằng phân phối (Beta = 0.104).

4.3.1.5. Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy bội

Giả định về tính độc lập của sai số: Kết quả phân tích hồi quy trên bảng

4.12 cho thấy hệ số Durbin-Watson = 2.040~2, nằm trong khoảng từ 1 đến 3 do đó các sai số trong mơ hình độc lập với nhau, khơng có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến: Kết quả phân tích bảng 4.14: các giá

trị của hệ số phóng đại phương sai VIF từ 1.003 đến 1.059 đều nhỏ hơn 2, vì thế cho phép khẳng định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ: (phần dư là những biến thiên

còn lại sau khi điều chỉnh theo mơ hình) phân phối xấp xỉ chuẩn (với trung bình Mean = 0). Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histongram (phụ lục 11) cho thấy, giá trị trung bình quan sát =2.19.10-15 ~ 0; độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.990 ~ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn phần dư. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Giả định liên hệ tuyến tính: Đồ thị phân tán được vẽ giữa giá trị chuẩn hóa

(Standardized Residual) (trục tung) và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized PridictedValue) (trục hoành) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, khơng tạo thành hình dạng nhất định nào (xem phụ lục 11). Do đó, giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm. Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau. Mơ hình hồi quy là phù hợp.

Kiểm định giả định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi: Kết quả

kiểm định tương quan hạng Spearrman’s Rho (phụ lục 11) cho thấy hệ số tương quan giữa trị tuyệt đối của phần dư với các biến độc lập và biến phụ thuộc khơng có ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy giả định phương sai của sai số không đổi khơng bị vi phạm.

Tóm lại, các kết quả kiểm định trên cho thấy, các giả định trong mơ hình hồi quy tuyến tính khơng bị vi phạm. Vì thế, cho phép khẳng định mơ hình hồi quy và các giả thuyết: H1, H2, H3, H4 đã được kiểm định trong nghiên cứu này được chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo nhân viên và kết quả công việc của nhân viên, trường hợp ngành thực phẩm – đồ uống tại tp HCM (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)