2 .1 Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Để xác định khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm sú “ngủ” ta tiến hành thí nghiệm hạ nhiệt độ từ từ cứ 15 phút hạ 1oC và quan sát tỷ lệ sống của tôm sú ở mỗi nhiệt độ theo sơ đồ sau:
Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác đinh nhiệt độ thích hợp cho tôm sú “ngủ”
Tôm sú nuôi thương phẩm sau khi thu hoạch
Cho tôm nghỉ 12 giờ Cho tôm “ngủ” Hạ nhiệt độ nước từ nhiệt
độ ban đầu 25oC 24oC T =15 phút T =15 phút . . . T =15 phút 23oC 13oC 11oC
Từ kết quả khảo sát tỷ lệ sống của tôm sú khi cho “ngủ” và tồn trữ ở các chế độ khác trong bảng 25 phần phụ lục ta rút ra nhận xét như sau:
Ở các chế độ nhiệt độ 19oC thì tôm sú chưa rơi vào trạng thái “ngủ” hoàn toàn, tôm vẫn còn bơi lội nên khi sục khí liên tục trong thời gian đầu của quá trình tồn trữ tỷ lệ tôm sống nhiều nhưng do các hoạt động sống còn xảy ra mạnh nên tôm bị đói và có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau, những con tôm yếu hơn bị những con mạnh tấn công, mất râu, chân, hở đốt vỏ làm mất giá trị cảm quan. Càng về sau của quá trình tồn trữ thì do kiệt sức do đói nên tôm chết rất nhanh, chỉ sau 10 giờ tồn trữ ở nhiệt độ 19oC tỷ lệ sống của tôm sú chỉ còn 35%. Còn khi sục khí gián đoạn thì tôm chết rất nhanh do không đủ oxy cho tôm hô hấp. Ở nhiệt độ 11oC tôm cũng chết rất nhanh, chỉ sau 1 giờ tồn trữ tỷ lệ sống của tôm chỉ còn 40% do tôm sú là loài tôm nhiệt đới nên không chịu được nhiệt độ quá thấp.
Ở tỷ lệ tôm/nước là 1/1 thì lượng nước trong thùng rất ít không đủ oxy cho tôm hô hấp nên tôm cũng chết rất nhanh.
Ở chế độ sục khí gián đoạn cách 30 phút sục 30 phút hoặc không sục khí trong quá trình tồn trữ cũng làm tôm chết nhanh.
Vì những nguyên nhân trên nên ta chỉ tiến hành nghiên cứu sâu theo sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình “ngủ” của tôm sú.
Thuyết minh:
Tôm sú sau khi thu hoạch từ đìa nuôi tiến hành lựa tôm, chọn những con tôm khoẻ, không chọn những con mềm vỏ, lột vỏ hoặc hở đốt, cỡ 20 con/kg, rửa sạch tạp chất, bùn
Tôm sú nuôi thương phẩm sau khi thu hoạch Cho tôm nghỉ 12 giờ
Cho tôm “ngủ”
17±1oC Liên tục
Nhiệt độ Tỷ lệ tôm/nước Sục khí 1/3 1/2
Quan sát, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu hoá học: NO2-, NH3-N, H2S, DO, pH 15±1oC 13±1oC Gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút Sục khí
Quan sát, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu hoá học: NO2-, NH3-N, H2S, DO, pH 17±1oC
Nhiệt độ Tỷ lệ tôm/nước 1/3 1/2 15±1oC 13±1oC
Tồn trữ trong môi trường nước ở các chế độ sục khí
Gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút Liên tục
Tồn trữ trong môi trường nước ở các chế độ sục khí gián đoạn cách
15 phút sục 15 phút
Cứ 5 giờ lấy mẫu xác định: - Tỷ lệ sống
- Các chỉ tiêu hoá học: NO2-, NH3-N, H2S, DO, pH
đất. Thả tôm vào thùng, bể nước thường, mỗi thùng chứa khoảng 20 lít nước biển sạch lấy từ đìa nuôi, tỷ lệ tôm/nước là 1/5 cho tôm nghỉ khoảng 12 giờ.
Trong quá trình cho tôm nghỉ tiến hành sục khí liên tục, để thùng tôm trong mát, Sau đó cho tôm vào nước biển sạch lấy từ đìa nuôi được lắng trong, có nhiệt độ 25oC và tiến hành cho tôm “ngủ”.
Phương pháp hạ nhiệt độ để gây “ngủ” cho tôm như sau: chuẩn bị hai thùng xốp cách nhiệt, một máy bơm nước công suất 2000 lít/giờ, ống nhựa thực phẩm đường kính khoảng 1cm dài 3m. Thùng xốp thứ nhất chứa tôm chuẩn bị cho “ngủ”, thùng xốp thứ hai chứa nước biển được làm lạnh từ từ bằng nước đá, máy bơm nước để bơm nước lạnh chạy tuần hoàn trong ống nhựa để hạ từ từ nhiệt độ nước của thùng chứa tôm bằng cách xếp ống nhựa chạy dọc theo xung quanh thành của thùng xốp thứ nhất. Một đầu của ống nhựa nối với đầu bơm nước của máy bơm, đầu kia của ống nhựa cho nước đổ trở lại vào thùng xốp thứ hai. Hạ từ từ nhiệt độ nước cứ 15 phút hạ 1oC cho đến khi đạt nhiệt độ “ngủ” của tôm như trên sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí làm 6 lô, mỗi lô 3 mẫu, mỗi mẫu 1kg tôm sú (cỡ 20 con/kg). Mỗi lô đều cho tôm sú “ngủ”ở các chế độ nhiệt độ 17±1oC, 15 ±1oC và 13±1oC. Sục khí bằng máy sục khí công suất 150 lít/phút.
Lô 1: Cho tôm sú “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/3, sục khí liên tục trong quá trình “ngủ” và quá trình tồn trữ.
Lô 2: Cho tôm “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/3, sục khí liên tục trong quá trình “ngủ” và sục gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút trong quá trình tồn trữ.
Lô 3: Cho tôm sú “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/2, sục khí liên tục trong quá trình “ngủ” và quá trình tồn trữ.
Lô 4: Cho tôm “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/2, sục khí liên tục trong quá trình “ngủ” và sục gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút trong quá trình tồn trữ.
Lô 5: Cho tôm “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/3, sục khí gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút trong quá trình “ngủ” và tồn trữ.
Lô 6: Cho tôm “ngủ” với tỷ lệ tôm/nước là 1/2, sục khí gián đoạn cách 15 phút sục 15 phút trong quá trình “ngủ” và tồn trữ.
Hạ nhiệt độ từ từ đến khi đạt nhiệt độ cho tôm “ngủ” như trên sơ đồ bố trí thí nghiệm thì ngừng bơm nước lạnh. Thời gian hạ nhiệt từ nhiệt độ ban đầu 25oC đến nhiệt độ thí nghiệm khoảng 2 giờ 15 phút đến 2 giờ 45 phút. Sau khi cho tôm “ngủ” ta quan sát trạng thái của tôm và tiến hành lấy mẫu xác định các chỉ tiêu hoá học của môi trường nước: nitrite (NO2-), ammonia tổng (NH3-N), hydrosulfide (H2S), pH, oxy hoà tan (DO).
Trong quá trình tồn trữ tôm, quan sát liên tục nếu thấy có dấu hiệu nhiệt độ tăng lên thì tiếp tục bơm nước lạnh để hạ nhiệt độ đến mức cần. Cứ sau 5 giờ tồn trữ ta tiến hành quan sát xác định tỷ lệ sống của tôm và lấy mẫu xác định các chỉ tiêu hoá học của nước tồn trữ tôm.
Lấy mẫu nước ban đầu trong ao nuôi tôm xác định các chỉ tiêu hoá học để so sánh với nước trong quá trình tồn trữ tôm.
Hình 6: Mô hình thí nghiệm cho tôm sú “ngủ”
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm phân tích
2.2.2.1. Chuẩn bị mẫu
Tất cả các mẫu tôm còn nguyên vẹn, sống mạnh khi bắt lên bờ, thân có màu xám nhạt, vỏ đầu ngực tôm có những vằn ngang, vỏ tôm cứng. Tôm sau khi thu hoạch từ đìa nuôi, được lựa chọn kỹ, loại bỏ tạp chất, bùn rác…, rửa sạch sau đó cho vào thùng xốp để cho tôm nghỉ khoảng 12 giờ mới tiến hành cho tôm “ngủ”. Trong quá trình cho tôm nghỉ tiến hành sục khí liên tục, tỷ lệ tôm/nước là 1/5.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích
- Xác định tỷ lệ sống:
Bắt từng com tôm lên quan sát:
+ Tôm còn sống nếu mang tôm vẫn còn hoạt động. + Các chân bò của tôm vẫn còn cử động nhẹ + Khi bắt lên thân tôm duỗi nhẹ ra
Trong ba trường trên thì tôm vẫn còn sống.
Tỷ lệ sống được tính theo công thức sau: X= (A/B)*100% Trong đó: X (%) : phần trăm cá thể sống
A : số cá thể sống
B : tổng số cá thể đem kiểm tra
- Đo nhiệtđộ bằng nhiệt kếđiện tử digital thermometer, sai số 0,1oC.
- Xác định hàm lương NO2-bằng phương pháp Diazo hoá theo TCVN 6178:1996 - Xác định hàm lượng NH3-N bằng phương pháp Indophenol theo TCVN 6179:1996 - Xác định hàm lượng H2S bằng phương pháp chuẩn độ theo TCVN 6637:2000 - Xác định hàm lượng oxy hoà tan bằng phương pháp Winkler-Carpenter theo TCVN 5499:1995
- Xác định pH bằng máy đo đa chỉ tiêu DR Multiparameter meters, sai số 0,01
Chú ý:
- Mỗi mẫu thí nghiệm để xác định tỷ lệ sống của tôm sú được tiến hành 3 lần để lấy kết quả trung bình.
- Để xác định các chỉ tiêu hoá học (NH3-N, NO2-, H2S, pH, oxy hoà tan) của môi trường nước trong quá trình tồn trữ chỉ lấy ở lần thí nghiệm sau cùng, sau đó gửi mẫu phân tích ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi mẫu thí nghiệm xác định tỷ lệ sống của tôm sú trong quá trình bảo quản tiến hành làm 3 lần, lấy kết quả trung bình của 3 lần làm thí nghiệm. Số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học dựa trên phần mềm MS-Excel. Giá trị trung bình được tính theo công thức sau:
N X X N i i 1
Trong đó: X : giá trị trung bình Xi : các giá trị quan sát N : số lần quan sát
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN