Năm Tổng số cửa hàng Số lượng cửa hàng tăng so với năm trước
2008 1 - 2009 7 6 2010 16 9 2011 31 15 2012 52 21 2013 70 18 2014 87 17 2015 97 10 2016 123 26
Hình 2.1. Biểu đồ số lượng cửa hàng mới Co.op Food trên toàn hệ thống giai đoạn 2008-2016
Qua biểu đồ trên có thể thấy, trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 số lượng cửa hàng mới (hay số lượng cửa hàng tăng của năm sau so với năm trước) tăng qua các năm. Xét về tỷ lệ, từ 2009 đến 2012, tốc độ tăng trưởng về số lượng cửa hàng mới ở mức hơn 50%. Sau đó con số này có xu hướng giảm và kéo dài đến năm 2015; tuy nhiên nhìn chung, tổng số cửa hàng cộng dồn qua các năm vẫn tăng. Đến năm 2016, có 26 cửa hàng Co.op Food mới được mở, trong đó có 11 cửa hàng nhượng quyền, đây là con số cao nhất từ khi Co.op Food được thành lập đánh dấu một bước đột phá mới trong hoạt động mở rộng hệ thống của Co.op Food cùng với mơ hình kinh doanh nhượng quyền.
Về nhận diện thương hiệu, người tiêu dùng đã quen thuộc với màu xanh lá của hình ảnh thương hiệu Co.op Food. Hình ảnh thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng cảm giác tươi mới, an toàn đối với các sản phẩm của Co.op Food. Bên cạnh đó, việc xây dựng cửa hàng theo phong cách gần gũi đã khiến các chị em nội trợ dễ dàng ghi nhớ và quen thuộc hình ảnh cửa hàng Co.op Food.
0 5 10 15 20 25 30 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số l ượn g Năm
2.3.1.3. Sự gắn kết trên toàn hệ thống
Nếu các cửa hàng thực phẩm tiện lợi khác chỉ có sự gắn kết trong hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi cùng thương hiệu thì với Co.op Food, mối liên kết này còn được mở rộng cùng với các hệ thống bán lẻ khác của Saigon Co.op như Co.opmart, Co.op Xtra, Co.op Smile,… Thông qua sự gắn kết này người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều cơ hội để tham gia các chương trình ưu đãi của Co.op Food nói riêng và tồn hệ thống Saigon Co.op nói chung. Cịn đối với đối tác nhận quyền, họ sẽ được sự hỗ trợ tốt hơn từ hệ thống cung ứng chuyên nghiệp của Co.op Food về mặt logistics, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả.
2.3.2. Mơ hình chuẩn cửa hàng nhận quyền Co.op Food
2.3.2.1. Địa điểm kinh doanh
- Thời gian mở cửa: từ 6 giờ đến 21 giờ mỗi ngày, tất cả các ngày trong tuần.
- Vị trí mặt bằng: khu dân cư đông đúc, gần chợ, khu công nghiệp, khu chung cư, bệnh viện,… Mặt tiền đường tương đối rộng, có nơi giữ xe cho khách.
- Diện tích: Từ 100 – 250m2 , có mặt tiền ít nhất 5m.
- Quyền sử dụng: Bên nhận quyền phải đảm bảo có quyền sử dụng mặt bằng một cách hợp pháp trong thời gian hợp đồng (ít nhất 5 năm).
Vị trí mặt bằng là yếu tố cơ bản để Co.op Food xem xét việc nhượng quyền thương hiệu. Trong những trường hợp đối tác chưa tìm được mặt bằng thích hợp, phía Co.op Food sẽ có những hỗ trợ về việc khảo sát và lựa chọn mặt bằng cho đối tác.
2.3.2.2. Phong cách thiết kế và trưng bày cửa hàng
Hàng hóa trưng bày trong các cửa hàng Co.op Food được phân chia theo từng khu vực nhóm ngành nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được hàng hóa khi có nhu cầu.
- Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, bên cạnh yếu tố thu hút khách hàng, các cửa hàng còn phải quan tâm đến vấn đề bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy định về an tồn thực phẩm từ Phịng quản lý chất lượng phải được tuân thủ nghiêm ngặt như: nhiệt độ, cách phân loại theo hình thức sơ chế, khơng để lẫn lộn thực phẩm sống và chính, khay phân chia mặt hàng,…. Một trong những yêu cầu của phía Co.op Food đưa ra cho bên nhận quyền là phải đảm bảo tối thiểu một tủ mát (công nghiệp) trong cửa hàng. Tùy vào diện tích cửa hàng mà thể tích tủ mát được cân nhắc cho phù hợp.
- Mặt hàng thực phẩm công nghệ: Tùy thuộc yêu cầu bảo quản mà những sản phẩm thuộc Mặt hàng thực phẩm công nghệ được sắp xếp cho phù hợp, phân chia thành các nhóm: hàng trữ mát, hàng đơng lạnh, hàng khô. Đối với những mặt hàng sử dụng ngay không yêu cầu xử lý nhiệt sẽ ưu tiên để trên trong kho nhóm thực phẩm cần xử lý nhiệt được để bên dưới. Bên cạnh đó, mỗi cửa hàng cũng bố trí một tủ mát riêng để trưng bày sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước giải khát,…
- Mặt hàng tiêu dùng cũng được phân thành nhóm nhỏ để khách hàng dễ tìm kiếm, mỗi nhóm đường trưng bày theo một hàng (line) riêng như: chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc da, các loại gia vị, bánh kẹo,…
Bên cạnh việc trưng bày theo phân chia ngành hàng, nhân viên trưng bày cũng phải đảm bảo tuân thủ quy tắc trưng bày cơ bản được quy định trong toàn chuỗi Co.op Food, cụ thể:
- Nguyên tắc một chiều
- Hàng hóa trưng bày theo chủng loại, tính chất, nhãn hiệu và phụ thuộc vào hàng bán nhanh hay chậm theo nguyên tắc định vị hàng hóa.
- Hàng hóa cùng chủng loại trưng bày thành hình khối theo chiều dọc.
- Hàng lớn, hàng năng trưng bày các kệ bên dưới; hàng nhẹ, hàng nhỏ trưng bày bên trên.
- Hàng giá trị cao, dễ vỡ trưng bày kệ trên cùng, tránh xa tầm tay trẻ em.
- Hàng hóa doanh số cao trưng bày ngay tầm mắt khách hàng.
- Mặt chính sản phẩm ln hướng ra ngồi.
- Hàng hóa tương tự về cơng dụng trưng bày gần nhau.
- Hàng hóa dễ bay mùi khơng trưng bày gần hàng hóa dễ bốc mùi.
2.3.2.3. Trang thiết bị và khu vực phụ trợ
Bên cạnh khơng gian chính là các kệ trưng bày, cửa hàng cịn có các khu phụ trợ khác như: quầy tính tiền, khu vực sơ chế, kho chứa hàng,… Bên ngồi cịn có nơi để xe cho khách hàng.
Các khu vực bên trong cửa hàng phải đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên quét dọn theo định kỳ mà Co.op Food đặt ra cho từng khu vực. Trong những trường hợp có sự cố dẫn đến khơng đảm bảo vệ sinh thì phải được xử lý ngay. Các cửa hàng trong hệ thống phải đảm bảo tiêu chí mang lại cho khách hàng một không gian mua sắm thoải mái, thống mát, an tồn.
2.3.2.4. Số lượng mặt hàng và quy trình cung ứng
Số lượng mặt hàng
Ngồi mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu thực phẩm và bữa ăn hàng ngày, chuỗi Co.op Food còn đảm bảo nhu cầu của khách hàng đối với các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Trung bình, mỗi cửa hàng Co.op Food có khoảng 4,000 mặt hàng, tùy thuộc vào diện tích cửa hàng mà con số này có thể chênh lệch đơi chút. Các loại mặt hàng tại Co.op Food được phân loại cụ thể như sau:
- Phân chia theo ngành hàng: gồm 4 ngành hàng (Thực phẩm tươi sống, Thực phẩm cơng nghệ, Hóa mỹ phẩm và Đồ dùng). Trong đó, phần lớn là Thực phẩm tươi sống và Thực phẩm công nghệ, chiếm khoảng 90% cơ cấu nhằm đảm bảo nhu cầu của khách hàng mục tiêu.