Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Mơ hình nghiên cứu

Từ các nghiên cứu trƣớc cho thấy có nhiều thang đo khác nhau để đo lƣờng CLDV đào tạo trong các trƣờng ĐH. Sau khi tham khảo các nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giả thuyết nghiên cứu dựa trên mơ hình HEdPERF (Abdullah, 2005) . Đây là một thang đo đƣợc sử dụng và kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở các trƣờng ĐH khác nhau trên thế giới. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một thang đo kết quả đáng tin cậy (reliable estimations), các tiêu chí tốt hơn (greater criterion) và giá trị thang đo tốt hơn (construct validity), phƣơng sai giải thích tốt hơn (greater explained variance) (Abdullah, 2006) và có khả năng đo lƣờng tốt nhất (Brochado, 2009). Đồng thời, trong nghiên cứu này thang đo PHEd (Parves Sultan & Ho Wong, 2010) cũng đƣợc sử dụng để tham khảo. Đây là một thang đo đƣợc phát triển từ thang đo HEdPERF nên có nhiều biến tƣơng đồng. Vì vậy, ngồi 5 yếu tố lấy từ HEdPERF, tác giả đã sử dụng thêm 1 yếu tố của PHEd không trùng lặp với những yếu tố trong HEdPERF vào mơ hình nghiên cứu của mình : quản lý tình huống bất thƣờng (Unusual situation management). Hai thang đo sử dụng đều chỉ dựa vào mức độ cảm nhận của SV và đƣợc phát triển tại Malaysia và Nhật Bản – là 2 nƣớc châu Á có nhiều nét tƣơng đồng với văn hóa Việt Nam.

Dựa vào các lý thuyết đƣợc nêu ra ở trên, một mơ hình nghiên cứu đƣợc đề xuất nhƣ sau: Biến phụ thuộc là sự hài lòng của SV và các biến độc lập là: phƣơng diện phi học thuật, phƣơng diện học thuật, danh tiếng, sự tiếp cận, chƣơng trình học và quản lý tình huống bất thƣờng.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

Yếu tố 1 : Phƣơng diện phi học thuật (non-academic aspects). Yếu tố này bao gồm các biến cần thiết để giúp SV hoàn thành nghĩa vụ học tập của họ và nó liên quan đến nhiệm vụ đƣợc thực hiện bởi các nhân viên văn phòng.

Yếu tố 2 : Phƣơng diện học thuật (Academic aspects). Yếu tố này bao gồm các biến hoàn toàn chịu trách nhiệm bởi các giảng viên.

Yếu tố 3: Danh tiếng (Reputation). Yếu tố này bao gồm các biến cho thấy tầm

quan trọng của các trƣờng ĐH trong việc xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp.

Yếu tố 4: Sự tiếp cận (Access). Yếu tố này bao gồm các biến liên quan đến các

vấn đề nhƣ khả năng tiếp cận, tính sẵn có, dễ tiếp xúc và thuận tiện.

Yếu tố 5: Chƣơng trình học (Program issues). Yếu tố này bao gồm các biến nhấn

mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp chƣơng trình học / chuyên ngành có cấu trúc linh hoạt và giáo trình rộng rãi và có uy tín.

Phƣơng diện phi học thuật Phƣơng diện học

thuật

Chƣơng trình học Sự tiếp cận

Danh tiếng Sự hài lòng của sinh

viên Quản lý tình huống bất thƣờng H1 H2 H3 H4 H5 H6

Yếu tố 6 : Quản lý tình huống bất thƣờng (Unusual situation management).

Yếu tố này đề cập đến khả năng của các trƣờng ĐH giải quyết các khiếu nại, xung đột giữa các SV và giữa SV và cộng đồng địa phƣơng. Nó cũng đề cập đến khả năng của các trƣờng ĐH trong việc đƣa ra các biện pháp cần thiết trƣớc và trong bất kỳ thảm họa hoặc thiên tai (ví dụ nhƣ hỏa hoạn, lũ lụt và động đất)

Mơ hình nghiên cứu trên có 6 biến độc lập và một biến phụ thuộc. Mơ hình trên đƣợc thể hiện bằng cơng thức tốn học sau:

OS = β0 + β1*NOA+ β2*AA+ β3*RE + β4*AC + β5*PI + β6*USM + u Trong đó:

 OS : là biến phụ thuộc: sự hài lòng chung (Overall Satisfaction)  NOA: Phƣơng diện phi học thuật (Non-academic Aspects)  AA: Phƣơng diện học thuật (Academic Aspects)

 RE: Danh tiếng (Reputation)  AC: Sự tiếp cận (Access)

 PI: Chƣơng trình học (Programmes Issues)

 USM : Quản lý tình huống bất thƣờng (Unusual Situation Management)  β0 ÷ β5: Hằng số và các hệ số hồi quy.

 u: Sai số.

Từ mơ hình nghiên cứu ta cũng đƣa ra các giả thuyết sau:

H1: Phƣơng diện phi học thuật có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lịng chung của SV. H2: Phƣơng diện học thuật có có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lịng chung của SV. H3: Danh tiếng có có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lịng chung của SV.

H4: Sự tiếp cận có có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lòng chung của SV.

H5: Chƣơng trình học tập có có ảnh hƣởng tích cực tới với sự hài lịng chung của SV.

H6 : Quản lý tình huống bất thƣờng có có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lịng chung của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)