D. Vai trò của các chúa Nguyễn
Đánh giá chương 2: lực lượng vũ trang đàng Trong.
HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG CỦA HỌ NGUYỄN
Khác với Đàng Ngoài, ở Đàng Trong, lương bổng của các viên chức nhà nước nằm trong hệ thống thuế khóa,chính sách này được áp dụng trong suốt 200 năm. Theo chính sách này, các quan chức được cấp một số suất đinh, ít nhiều tùy theo tầm quan trọng của chức vụ. Sau này, nhà Nguyễn quy định các viên chức được nhà nước cấp cho nhiêu phu cũng đóng góp trở lại cho nhà nước. bên cạnh số thuế đánh trên dân thường làm thu nhập quốc gia, họ Nguyễn còn thu tiền của các viên chức của mình như một thứ thu nhập riêng. Chính sách trên của nhà Nguyễn đã dẫn tới tình trạng mua quan bán chức.
Một điểm khác biệt ở Đàng Trong nữa là những người ở đầu làng cũng phải đóng thuế thân cho nhà nước băng tiền hoặc hiện vật.
Như vậy, chính hệ thống lương bổng đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa nhà nước và người dân,đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của họ Nguyễn.
Thuế và hệ thống thuế đã góp một phần nguyên nhân quan trọng trong cuộc nổi dậy của Tây Sơn.
ĐÁNH GIÁ
Ưu điểm:
Trong phần này, tác giả nêu lên và khái quát được những vấn đề quan trọng về thuế và hệ thống thuế của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Khi đưa ra một nhận định đánh giá thì tác giả luôn đưa ra những lí luận chặt chẽ với dẫn chứng, số liệu cụ thể.
Vd: Khi đưa ra nhận định “Vào thế kỉ 17, thuế người dân Đàng Trong có thể nói là cao…” thì tác giả đã dựa trên nguồn báo cáo của ngoại quốc “…năm 1642 một người đàn ông có gia đình đóng 11 real 1 năm, tức khoảng 8,5 quan. Vachet,sống tại Đàng Trong 14 kể từ năm 1671 cũng đưa ra một con số tương tự là 5.000 đồng (8,3 quan) một năm… Cùng với đó là tác giả kết hợp với tác phẩm Tiền Biên, Phủ Biên… nhằm thuyết phục người đọc.
Khi viết về phần này thì tác giả đã dựa trên nguồn tài liệu khá phong phú và các tài liệu được trích dẫn rõ ràng,cụ thể.(Phủ Biên, Tiền Biên,Gia Long Tờ Lệ, Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Nhất Kì…)
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số nhận định của một số sử gia nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hickey, Bowyear…
Tác giả có đưa ra sự so sánh về chính sách thuế của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tác giả đã nhận xét về thời kì chúa Nguyễn dưới con mắt và cái nhìn khách quan của một nhà sử học.
Chương 6: NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG
Qúa trình Nam tiến của họ Nguyễn diễn ra trong các thế kỉ 17 và 18, mối bận tâm hàng đầu của Đàng Trong giai đoạn này không phải là sơn phòng ( đề phòng các đe doạ từ phía núi) và hải phòng ( đề phòng các đe doạ từ phía biển) mà là việc đối phó với chúa Trịnh ở phía bắc và kế đó là đối phó với người Chăm và người Khmer ở phía nam. Họ Nguyễn đã rất mềm dẻo trong việc sử dụng các nguồn lực từ phía đông (người vùng đồng bằng) và phía tây (người vùng núi) để giải quyết các vấn đề liên quan đến phía bắc và phía nam. Vì lúc
này, người Việt không chiếm đa số trong vùng như ngày nay, người Việt chỉ là một trong những dân tộc chính tại đây.
Theo Litana, Mối giao hảo giữa họ Nguyễn và dân cư vùng cao nguyên đã đóng một vai trò then chốt trong việc duy trì tình hình ổn định cả về mặt kinh tế lẫn chính trị của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn. Đối với dân cư ở hai phía biển và núi , họ Nguyễn tập trung củng cố tìm cách thiết lập các liên minh thay vì chống lại., khéo léo kiểm soát những vụ lộn xộn không có hy vọng với cư dân vùng cao nguyên.
Mối quan hệ giữa người Việt và người Thượng, người Lào và người Khmer ở Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn ngày càng được củng cố và phát triển thông qua các con đường thương mại và hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thường xuyên. Việc buôn bán giữa người Việt và các dân tộc vùng cao nguyên ở Đàng Trong vào các thế kỉ 17 và 18 có một tầm quan trọng đặc biệt. Khi tiếp nhận các khía cạnh của đời sống kinh tế của người vùng cao nguyên, người Việt cũng đã tiếp thu một số tín ngưỡng, tôn giáo của những người này. Tính đa dạng của tín ngưỡng này trở thành một nét đặc trưng quan trọng của nền văn hoá phía nam. Nét đặc trưng này không ngừng có vai trò trong đời sống chính trị của Việt Nam vào các thế kỉ 19 và 20. Tuy nhiên, người Việt đã rất mềm dẻo trong một vùng đất mới, trong một môi trường mới, mặc dù người Việt và các dân cư khác trong vùng có nhiều quan hệ và tiếp xúc với nhau, nhưng hai bên vẫn hoàn toàn khác biệt nhau. Trong tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hoá địa phương có sẵn trong chuyển biến của một nước Việt Nam mới , có nhiều khác biệt với tổ tiên và họ hàng của họ ở phía bắc.
Tóm lại: Cuốn sách Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, luận án tiến sĩ tại đại học quốc gia Australia, của Li Tana là một cuốn sách viết khá tròn vẹn về lịch sử Việt Nam trong giai đoàn đầy thăng trầm của dân tộc. Tác giả đã chọn một đề tài khó vì nó liên quan rất nhiều tới một thời kỳ phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển, và sự mất đi của một sứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên vùng đất mới, trong hoàn cảnh mới với những vấn đề mới….
Trong luận án của mình tác giả đã đi vào tất cả các lĩnh vực như: giới thiệu về vùng đất mới nơi mà những người mới vào đây sinh sống và một điều đặc biệt là tác giả đã đưa ra dân số của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài mà ít tác giả Việt Nam nào đề cập đến. Lực lượng vũ trang của Đàng Trong được tác giả trình bày một cách đầy đủ và hệ thống. Các thương
gia nước ngoài, tác giả đưa ra bảng thống kê về số thuyền người Nhật, Hoa tới Đông Nam Á hay người phương Tây đến Đàng Trong, hay việc giao lưu buôn bán với người trong khu vực Đông Nam Á. Tiền tệ và thương mại tác giả cho một cái nhìn khái quát về thương mại ở Đàng Trong ra sao, nó ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Đàng Trong và nhu cầu tiền tệ thế nào và lạm phát ra sao.
Hệ thống thuế của Họ Nguyễn, tác giả thể hệ được vai trò của thuế trong một chính quyền và những thay đổi trong hệ thống thuế như thế nào, ra làm sao. Người Việt và người Thượng, tác giả đề cập những chính sách đối với vùng cào và đưa ra một thực trạng trong xã hội đàng Trong là việc buôn bán nộ lệ.
Cuộc sống ở Đàng Trong hội nhập và sáng tạo, tác giả đã đề cập về vấn đề tôn giáo và sự tiếp xúc giao, lưu văn hóa trong những người dân với đồng bào người Chăm, Khmer.
Và ở đây tác giả đã nhấn mạnh tới hai lĩnh vực quan trọng là kinh tế và xã hội. Đây là vấn đề khó mà ít nhà học giả Việt Nam đề cập đến. Cũng như vào hai thế kỷ 17 và 18 là thời kỳ Đàng Trong phát triển một nền ngoại thương mại cho nên việc nghiên cứu thật là quý khi tác giả đã thu thập rất nhiều tài liệu của các quốc gia khác nhau để lại về thời kỳ này. Dưới ngòi bút của mình LiTana đã vẽ một xã hội Đàng Trong không rời xa dân tộc Việt Nam mà là một thể thống nhất phong phú và đa dạng, sinh động và sáng tạo