Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp.

Một phần của tài liệu đề tài từ những lý thuyết ứng dụng vào quản trị các doanh nghiệp như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập (Trang 30 - 35)

+ Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Vinamilk không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tất cả nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường.

+ Thông qua việc nghiên cứu thị trường, Vinamilk sẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và dịch vụ mà Công ty đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể được thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng.

+ Hướng tới, Vinamilk cần phủ rộng mạng lưới phân phối bán lẻ trên mọi miền của đất nước, từ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới hải đảo… Đặc biệt, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề rào cản về thương mại đã được tháo gỡ, đây là cơ hội tốt để

Vinamilk mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối tại thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…

- Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

+ Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong Công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý Công ty... Ngoài ra, từng thành viên trong Công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.

+ Cần đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã cũ kỹ, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

+ Một là, Công ty phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Công ty cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định.

+ Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì Công ty cần phải hiểu rõ người hách hàng của mình hơn ai hết, và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

+ Ba là, Công ty phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Để làm được điều này, trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để

làm tăng sự hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.

+ Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Công ty cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khẩu là tài sản của Công ty. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà Công ty có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong Công ty.

+ Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh thích hợp cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của Công ty, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.

+ Đảm bảo thông tin trong nội bộ Công ty, đây là điều kiện quyết định sự tồn tại của bất cứ một tổ chức nào. Đảm bảo thông tin tất làm cho mọi thành viên hiểu rõ được mục đích của tổ chức, có thể đạt được sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích của tập thể.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.

+ Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, Vinamilk cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

+ Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở Công ty. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.

+ Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công ty. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ Công ty. Biện pháp này sẽ giúp các Công ty có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

+ Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh.

+ Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về hệ thống giao thông vận tải...

- Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp.

Để có được một nền văn hóa doanh nghiệp, Vinamilk cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Một là, Công ty phải tạo dựng khả năng và thói quen tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược của Công ty thể hiện ở tầm nhìn dài hạn của người lãnh đạo và sự cam kết với tầm nhìn đó. Có được tư duy tầm nhìn của lãnh đạo sẽ được chia sẽ rộng rãi đến từng thành viên trong Công ty, tạo sự gắn bó lâu dài trong tổ chức.

+ Hai là, các giá trị văn hóa phải giúp cho Công ty tạo dựng một khả năng thích ứng tốt đối với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Khả năng thích ứng của Công ty phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới - bao gồm việc chủ động thay đổi chứ không vì sức ép từ bên ngoài, liên tục cải tiến hoặc áp dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh và loại trừ những cản trở đối với sự đổi mới. Học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo ra khả năng thích ứng của tổ chức.

+ Ba là, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực con người và thực hiện việc chia sẽ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức. Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của Công ty.

Tóm lại, sự kết hợp các yếu trên sẽ tạo ra một nền văn hóa - một năng lực vượt trội - để giúp cho doanh nghiệp vượt trội trên các đối thủ trên đường đua đầy rẫy những vật cản và khó khăn. Xây dựng một nền văn hóa như vậy không phải là việc dễ làm. Nhưng nều không làm được điều đó, Công ty sẽ bị tiêu diệt trong môi trường canh tranh khắc nghiệt của thế kỷ 21 này.

II. Kiến nghị với Chính phủ Việt Nam.

- Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế thông tin hai chiều giữa Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Vinamilk. Việc xây dựng hệ thống thông tin này giúp

cho Vinamilk được cập nhật thường xuyên về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về hệ thống giao thông vận tải... trong nước và thế giới. Từ đó giúp cho Vianmilk kịp thời có những hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động tiềm ẩn đầy rủi ro trên thị trường.

- Chính phủ cần cải cách triệt để hơn nữa các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; tạo hành lang pháp lý thông suốt, không chồng chéo, tránh tình trạng luật Quốc hội ban hành, nhưng các văn bản dưới luật lại hướng dẫn triển khai chồng chéo, dẫm chân lên nhau, gây ra nhiều khó khăn, phiền hà, vướng mắc đối với các doanh nghiệp trong thời gian qua, trong đó Vinamilk không phải là trường hợp ngoại lệ.

Một phần của tài liệu đề tài từ những lý thuyết ứng dụng vào quản trị các doanh nghiệp như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w