Những nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 35)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

1.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng

cam kết tổ chức và HTTTKT cũng có ảnh hƣởng tích cực và đáng kể lên thành quả tài chính của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, so với các nghiên cứu đƣợc thực hiện trƣớc đó về sự tác động của cam kết tổ chức đến chất lƣợng HTTTKT, kết quả thu đƣợc này là hoàn toàn phù hợp với những nhận định từ các nghiên cứu trƣớc. Bên cạnh đó, tác giả đã thành công trong việc mở rộng nghiên cứu sang các doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc, góp phần khẳng định cho độ tin cậy của mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và chất lƣợng HTTTKT.

Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT đã xác định và đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đƣa vào mơ hình nghiên cứu nhƣ cơ cấu tổ chức (Carolina, 2014; Omar và cộng sự, 2016; Susanto, 2017b), văn hóa tổ chức (Carolina, 2014; Omar và cộng sự, 2016; Susanto, 2017a), cam kết tổ chức (Carolina, 2014; Fitrios, 2016; Fery, 2018), huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT (Fitrios, 2016). Các nghiên cứu này đƣợc thực hiện ở những môi trƣờng khác nhau nhƣ Indonesia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ,… với các lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng nhƣ doanh nghiệp sản xuất, bệnh viện, trƣờng học,… Câu hỏi đặt ra là liệu các nhân tố vừa kể trên có thể có tác động đến chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ hay không? Việc kiểm định lại sự ảnh hƣởng của các nhân tố này đến chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sẽ giúp trả lời cho câu hỏi đó.

1.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT HTTTKT

Đã có nhiều nghiên cứu trong nƣớc thực hiện về vấn đề chất lƣợng HTTTKT. Nguyễn Thị Thúy (2016) đã công bố kết quả nghiên cứu về 8 nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với bằng

chứng thực nghiệm tại TP.HCM. Các nhân tố này bao gồm: Tham gia của nhân viên, Cam kết của nhà quản lý, Kiến thức sử dụng HTTTKT của nhà quản lý, Kiến thức kế toán của nhà quản lý, Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn, Chất lƣợng dữ liệu, Mơi trƣờng văn hóa doanh nghiệp và Huấn luyện và đào tạo. Khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 điểm với dữ liệu đƣợc thu thập từ 210 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Sau khi sàng lọc và lựa chọn bảng trả lời hợp lệ, dữ liệu đƣợc tiến hành phân tích nhờ phần mềm SPSS. Trong số 8 nhân tố đƣợc xác định, nhân tố Tham gia của nhân viên có tác động mạnh nhất và nhân tố Huấn luyện và đào tạo có tác động yếu nhất đến chất lƣợng HTTTKT. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra một kết luận từ kết quả nghiên cứu và tổng kết từ các nghiên cứu trƣớc đó là tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tác giả chỉ đánh giá và sắp xếp mức độ tác động của 8 nhân tố trên đối với chất lƣợng của HTTTKT tại các doanh nghiệp ở địa bàn TP.HCM mà chƣa làm rõ ở góc độ từng loại hình kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp nhƣ kết luận của tác giả. Do đó, để làm rõ cho kết luận trên cũng nhƣ làm tăng tính đại diện cho tổng thể, tác giả nên tiến hành nghiên cứu ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau và ở những địa điểm khác. Nhìn chung, nghiên cứu này đã củng cố thêm độ tin cậy cho kết quả của các nghiên cứu đã cơng bố trƣớc đó về sự tác động của 8 nhân tố kể trên đến chất lƣợng HTTTKT đồng thời cũng đã đƣa ra đƣợc các kiến nghị có liên quan.

Với đề tài ―Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp sử dụng ERP trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh‖, Dƣơng Thị Chín (2017) đã nghiên cứu các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chất lƣợng HTTTKT. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp ứng dụng ERP. Bằng khảo sát thực tế và dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về ERP, tác giả xây dựng thang đo và mơ hình cho nghiên cứu. Theo mơ hình này, tác giả đề ra 5 giả thuyết nghiên cứu là có sự ảnh hƣởng tích cực của Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kỹ năng và sự hiểu

biết của ngƣời sử dụng hệ thống, Mơi trƣờng văn hóa doanh nghiệp, Cơ cấu doanh nghiệp và Chất lƣợng dịch vụ tới chất lƣợng HTTTKT.

Sau khi tiến hành khảo sát và sàng lọc, nghiên cứu thu đƣợc 160 bảng trả lời hợp lệ để tiến hành nhập vào phần mềm phân tích dữ liệu SPSS. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu cho thấy 5 giả thuyết đặt ra đều đƣợc chấp nhận. Ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc sắp xếp theo thứ tự: (1) Chất lƣợng dịch vụ, (2) Mơi trƣờng văn hóa doanh nghiệp, (3) Cơ cấu doanh nghiệp, (4) Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, (5) Kỹ năng và sự hiểu biết của ngƣời sử dụng hệ thống. Nhƣ vậy, nghiên cứu đã xác định và đánh giá đƣợc mức độ tác động của các nhân tố tới chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp có ứng dụng ERP ở TP.HCM. Để củng cố thêm kết quả nghiên cứu này, tác giả có thể tiến hành khảo sát ở địa bàn khác ngoài khu vực TP.HCM. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp một cơ sở về thang đo và mơ hình cho các nghiên cứu có liên quan sau này về đề tài chất lƣợng HTTTKT. Nhƣ vậy, so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2016), tác giả cũng đã có những thành công tƣơng tự khi xác định và đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng HTTTKT. Điểm mới là đối tƣợng thu thập dữ liệu của nghiên cứu không phải là các doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam mà là các doanh nghiệp có ứng dụng ERP trên địa bàn TP.HCM.

Với mục tiêu tìm hiểu các thành phần và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến việc tổ chức HTTTKT tại các trƣờng đại học công lập tại Việt Nam để từ đó giúp các trƣờng đại học cơng lập có cơ sở thiết lập và hồn thiện HTTTKT tại đơn vị, Tơ Hồng Thiên (2017) đã tiến hành khảo sát trên 250 kế tốn viên thuộc 70 trƣờng đại học cơng lập trên phạm vi cả nƣớc với kết quả thu đƣợc 157 phiếu trả lời hợp lệ. Theo mơ hình nghiên cứu, biến Tổ chức HTTTKT tại các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam bao gồm 4 thành phần là Hệ thống dữ liệu đầu vào, Xử lý dữ liệu, Lƣu trữ dữ liệu và Hệ thống báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị này thay vì 6 nhân tố nhƣ đề xuất ban đầu. Cụ thể các nhân tố đó là: (1) Nhà quản lý kế tốn, (2) Hệ thống văn bản

pháp quy, (3) Công nghệ thông tin, (4) Ban giám hiệu, (5) Nhân viên kế toán, (6) Môi trƣờng làm việc, (7) Chuyên gia tƣ vấn. Công nghệ thông tin đo lƣờng thông qua thang đo phần mềm và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho vận hành HTTTKT tại đơn vị. Nhân tố môi trƣờng làm việc bao gồm mơi trƣờng văn hóa, cơ cấu tổ chức đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống kiểm sốt, chính sách đãi ngộ và áp lực công việc. Sự hỗ trợ của cả chuyên gia bên trong và bên ngoài đơn vị thuộc về nhân tố chuyên gia tƣ vấn. Thơng qua phân tích hồi quy, 4 nhân tố đầu tiên cho thấy sự ảnh hƣởng đáng kể của chúng đến việc tổ chức HTTTKT tại các trƣờng đại học cơng lập. Các nhân tố cịn lại cũng cho thấy mối tƣơng quan đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị này. Kết quả nghiên cứu này đã củng cố thêm cơ sở nghiên cứu cho về vấn đề tổ chức HTTTKT tại các trƣờng đại học cơng lập ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có thể dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả để kiểm định lại ở những địa điểm hoặc các đơn vị khác. Tuy nhiên, với kết quả khảo sát chỉ 40/130 trƣờng, tác giả nên thực hiện mở rộng kích thƣớc mẫu để gia tăng tính đại diện cho tổng thể. Đồng thời, có đến 48.6% các nhân tố chƣa đƣợc đƣa vào mơ hình để giải thích sự biến thiên của tổ chức HTTTKT tại các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam. Do đó, tác giả có thể xem xét để bổ sung thêm các nhân tố nhằm nâng cao tính giải thích cho mơ hình nghiên cứu. So với hai nghiên cứu kể trên, nghiên cứu này của Tô Hồng Thiên có khác biệt khi đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở các trƣờng đại học cơng lập tại Việt Nam.

Trong một nghiên cứu khác của Trần Lê Thanh Thuyên (2017) về chất lƣợng HTTTKT trong điều kiện áp dụng HTTTKT, tác giả đã kiểm định mơ hình về các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin kế tốn thơng qua nhân tố chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp hoạt động ở TP.HCM. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, thông qua việc vận dụng mơ hình của Declone & McLean và mơ hình kim cƣơng Leavitt, tác giả đã trả lời đƣợc 3 câu hỏi nghiên cứu về mối quan hệ và sự tác động tích cực của các yếu tố cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức đến chất lƣợng HTTTKT.

Theo đó, 3 nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT đƣợc sắp xếp theo mức độ ảnh hƣởng là Văn hóa, Cam kết và Cơ cấu tổ chức; đồng thời cũng chỉ ra đƣợc mối quan hệ về chất lƣợng giữa thơng tin kế tốn và HTTTKT. Nghiên cứu này góp phần khẳng định lại kết luận của các nghiên cứu trƣớc đó về chất lƣợng HTTTKT. Dựa theo kết quả đạt đƣợc, tác giả cũng đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng HTTTKT và chất lƣợng thơng tin kế tốn. Nghiên cứu đã góp phần tổng kết các lý thuyết về thông tin, chất lƣợng thông tin, chất lƣợng thông tin kế toán, hệ thống, hệ thống thông tin, HTTTKT, chất lƣợng HTTTKT và đƣa ra đƣợc mơ hình về các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề chất lƣợng thơng tin và chất lƣợng HTTTKT. Bằng việc kiểm định lại mơ hình của Carolina (2014), tác giả cho thấy sự phù hợp của mơ hình này khi áp dụng tại môi trƣờng Việt Nam. Các nhân tố đƣợc xác định trong mơ hình này cũng có nhiều điểm tƣơng đồng với những nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi các tác giả nêu trên. Do đó có thể thấy mặc dù các tác giả sử dụng thang đo cho các nhân tố là có những khác biệt nhƣng kết quả vẫn cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố này với chất lƣợng HTTTKT là có ý nghĩa.

Dựa trên tổng quan nghiên cứu trong nƣớc, tác giả nhận thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT tại các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới cũng có những tƣơng đồng, dù có khác nhau về cách gọi tên nhân tố nhƣng về bản chất là khơng có nhiều khác biệt. Cụ thể nhƣ nhân tố cơ cấu tổ chức (Dƣơng Thị Chín, 2017; Tơ Hồng Thiên, 2017; Trần Lê Thanh Thuyên, 2017), văn hóa tổ chức (Nguyễn Thị Thúy, 2016; Dƣơng Thị Chín, 2017; Tơ Hồng Thiên, 2017; Trần Lê Thanh Thuyên, 2017), cam kết tổ chức (Nguyễn Thị Thúy, 2016; Trần Lê Thanh Thuyên, 2017), huấn luyện và đào tạo (Nguyễn Thị Thúy, 2016; Trần Lê Thanh Thuyên, 2017). Các nghiên cứu này thực hiện ở các doanh nghiệp có đặc thù hoạt động khác nhau nhƣ doanh nghiệp có sử dụng ERP, trƣờng đại học,…ở Việt Nam, nhƣng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM thì vẫn chƣa đƣợc tác giả nào thực hiện.

Căn cứ vào kết quả tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tác giả nhận thấy việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng HTTTKT ở những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM đang là một khe hổng nghiên cứu cần phải đƣợc lấp đầy. Chính vì vậy, định hƣớng nghiên cứu của tác giả trong luận văn này chính là trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Những nhân tố nào có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng của hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM?

(2) Những nhân tố này ảnh hƣởng ở mức độ nào đến chất lƣợng của hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng này đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về sự tác động của các nhân tố lên chất lƣợng HTTTKT để đƣa ra cái nhìn khái quát về vấn đề chất lƣợng HTTTKT trong bối cảnh hiện nay. Dựa trên cơ sở đánh giá chung về các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, tác giả tìm ra khe hổng nghiên cứu để làm định hƣớng nghiên cứu cho đề tài này.

Chƣơng 2 sẽ trình bày các khái niệm và lý thuyết nền tảng liên quan đến HTTTKT và chất lƣợng HTTTKT, đồng thời nhận diện những nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng HTTTKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)