.5 Tỷ trọng(%) thuế VAT trong tổng thu ngân sách, 2005-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ tại việt nam (Trang 27 - 31)

(Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2005-2015 và ước thực hiện năm 2016, lần 2, Bộ Tài chính).

Hình 3.5 cho thấy thuế GTGT đang là loại thuế đóng góp rất lớn vào tổng số thu ngân sách của Việt Nam, chiếm tới trên dưới 25% tổng thu Ngân sách. Trong đó, tỷ trọng giữa thuế GTGT nội địa và GTGT hàng nhập khẩu là xấp xỉ 2:1.

Những sự thay đổi này không chỉ làm thay đổi cơ cấu các loại thuế mà còn làm tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt Nam đã giảm đáng kể từ năm 2011. Tuy nhiên,

sách của Việt Nam đã phải đối mặt với thâm hụt nặng nề và tình trạng nợ cơng tăng mạnh.

Nguồn thu ngân sách đã giảm từ năm 2011 nhưng các nhiệm vụ chi ngân sách không giảm. Ngân sách nhà nước thâm hụt triền miên và nợ công tăng cao đến mức đáng báo động. Bộ Tài chính đã tìm cách để giải bài tốn về ngân sách bằng cách tăng thuế thay vì thực hiện mạnh mẽ các biện pháp cắt giảm chi ngân sách. Năm 2011, Bộ Tài chính thực hiện thu loại thuế mới là thuế Bảo vệ môi trường. Đến năm 2016, số thu của loại thuế này chiếm hơn 5% tổng số thu thuế. Con số này gần bằng tỷ trọng của thuế TNCN và cao hơn đáng kể tỷ trọng của tổng số thu các loại thuế tài sản. Nhưng các số về thâm hụt và nợ công năm 2012 đến 2016 cho thấy, thuế Bảo vệ môi trường vẫn chưa thể giải quyết được bài toán về sức ép ngân sách. Trong n lực để gỡ khó cho ngân sách nhà nước, năm 2017, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra đề xuất tăng thuế suất GTGT nhằm cải tăng số thu ngân sách nhà nước.

3.2 Quy mơ chính phủ

Quy mơ chính phủ là đại lượng kinh tế dùng để so sánh độ lớn của chính phủ giữa các quốc gia với nhau. Có nhiều cách đo lường khác nhau về biến quy mô này. Một cách đo mà các nhà chính trị và các nhà báo thường sử dụng là tính số lượng nhân viên làm việc trong khu vực công. Tuy nhiên, kết luận về quy mơ chính phủ từ việc vẽ nên một con số nhân viên được thuê mướn có thể bị sai lệch (Nguyễn Thị Cành, Tài chính cơng (2008), trang 22). Một cách tiếp cận khác, Scully (1991) đo lường quy mơ chính phủ qua nguồn thu cụ thể là bằng tỷ số thuế /GDP. Ở một cách nhìn khác, các nhà nghiên cứu lại đo lường quy mô chính phủ thơng qua việc chi tiêu của chính phủ. Có hai lý do chính tại sao các khoản chi tiêu có thể được coi là thước đo tốt hơn về quy mơ chính phủ hơn các khoản thu. Thứ nhất, các khoản thu được dễ bay hơi hơn các khoản chi và chỉ gián tiếp được kiểm soát bởi các nhà lập pháp. Chúng đặc biệt nhạy cảm với điều kiện kinh tế. Thứ hai, thu ngân sách và chi ngân sách có thể tạm thời phân tán do thâm hụt ngân sách. Nhưng cuối cùng, ngân sách phải được khơi phục lại. Vì vậy, cắt giảm thuế mà khơng có tương ứng cắt

giảm chi tiêu không làm giảm vĩnh viễn quy mơ của chính phủ, và đo kích thước chính phủ bằng nguồn thu cho ấn tượng sai lầm rằng chính phủ nhỏ hơn so với thực tế.

Các nhà kinh tế gần đây khơng chỉ đo lường quy mơ chính phủ bằng tổng chi tiêu chính phủ mà cịn xem xét riêng lẻ cơ cấu chi tiêu chính phủ. Các nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này bao gồm Devarajan, Swaroop, và Zou (1996), Chen (2006) và Ghosh và Gregoriou (2008). (TS. Phạm Thế Anh (2008)).

Trong quyết toán NSNN của Bộ Tài chính, cơ cấu chi tiêu chính phủ được phân loại là: chi thường xuyên, chi trả nợ và chi đầu tư phát triển.

Chi tiêu của chính phủ hay chi tiêu cơng bao gồm các khoản mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng hiện tại được gọi là tiêu dùng của chính phủ, các khoản chính phủ để mua các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi ích trong tương lai, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, các khoản không phải để mua hàng hóa dịch vụ, mà chỉ là hành động di chuyển tiền, như trả cho phúc lợi xã hội. Chi tiêu công phản ánh những lựa chọn chính sách của chính phủ. Mọi quyết định cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ của chính phủ với khối lượng và chất lượng ra sao thì chi tiêu cơng đều phản ánh chi phí để thực hiện các quyết định đó.

Theo mục đích, chi tiêu cơng bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, h trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh (Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015). Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mơ và cơ cấu của chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức của bộ máy nhà nước. Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho hoạt động quản lý hành chính: là các khoản chi để đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương như hệ thống cơ quan hành chính, cơ quan chun mơn các cấp, viện kiểm sát và tòa án. Khoản chi cho sự

nghiệp kinh tế: là các khoản chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chi cho sự nghiệp xã hội nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự n bình cho người dân. Thơng qua các khoản chi này, nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy lâu dài, phục vụ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô, phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài. Nói cách khác, việc chi cho đầu tư phát triển nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động ban đầu, kích thích q trình vận động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng. Chi đầu tư phát triển tạo thêm năng lực sản xuất, có tác dụng kích thích nền kinh tế phát triển, tác động dài hạn tới tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chi đầu tư phát triển có đặc thù là có độ trễ về thời gian do việc thực hiện các cơng trình đầu tư dự án trong thời gian dài, vốn đầu tư được phân bổ trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư. Đây là khoản chi có tính chất chiến lược và lâu dài của chính phủ, đó tác động đến các mục tiêu khác của chính phủ. Trong ngắn hạn có thể tiêu tốn rất nhiều ngân sách nhà nước để thực hiện từ và chưa thấy được lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, vì mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia hay các chương trình của chính phủ mà khoản chi này được xem xét thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ tại việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)