GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở bến tre (Trang 29)

6 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Để khắc phục các vấn đề bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật bảo vệ mơi trường trong hoạt động kiểm sốt, xử ơ nhiễm môi trường nước tại Bến Tre như đã phân tích ở phần 1.2. theo tác giả cần phải thực hiện một số giải pháp điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan đến việc kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước, cũng như hồn thiện các vấn đề triển khai áp dụng các quy định này trên thực tế. Cụ thể:

Thứ nhất, để đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các quy định pháp luật

bảo vệ mơi trường vào hoạt động kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm môi trường nước, đồng thời để ngăn chặn được các hành vi lách luật gây ô nhiễm môi trường nước. Pháp luật cần phải quy định hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để xác định sức chịu tải của sông cũng như các vấn đề về nội dung, thủ tục, yêu cầu cụ thể đối với hoạt động theo dõi, đánh giá chất lượng nước sơng, trầm tích để đảm bảo việc áp dụng trên thực tế được khả thi, minh bạch, hiệu quả, rõ ràng. Bên cạnh đó, các vấn đề về điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng, điều hòa nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch cũng cần phải có sự điều chỉnh rõ ràng để đảm bảo tính khả thi trong việc triển khai áp dụng trên thực tế. Để làm được điều này, đòi hỏi phải ban hành các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Nội dung của văn bản hướng dẫn cần phải làm rõ được các vấn đề về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra, đánh giá, căn cứ để thực hiện việc kiểm tra, tiêu chí để xác định việc đánh giá… Khi tất cả các vấn đề trên được quy định hướng dẫn cụ thể, chi tiết sẽ là cơ sở quan trọng để phục vụ hiệu quả cho hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch trên thực tế. Mặc khác, cần phải nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường để phục vụ kịp thời cho hoạt động đánh giá, kiểm soát và xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường nước.

Thứ hai, để tạo các cơ pháp lý đa dạng, vững chắc cho hoạt động kiểm sốt

và xử lý ơ nhiễm mơi trường nước tại địa bàn địi hỏi bên cạnh các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường xây dựng bàn hành thì UBND tỉnh Bến Tre cần phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng, ban hành thêm các văn bản điều chỉnh các vấn đề về kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền cấp trung ương ban hành. Cụ thể, UBND tỉnh Bến Tre cần phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, xử lý, trám lấp giếng không sử dụng, bảo vệ nước dưới đất, các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá... để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình mới tại địa phương. Xây dựng các quy định hướng dẫn xác định và cơng bố dịng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa để quản lý, giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động vận hành hồ chứa. Đồng thời, phải rà sốt, tổng kết, đánh giá tình hình vận hành các hồ chứa nước, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa nước nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp vận hành điều tiết nguồn nước để đáp ứng yêu cầu về phòng, chống bão lũ vào mùa mưa, cấp nước mùa cạn và đảm bảo duy trì nguồn nước của các hồ chứa.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm môi

trường nước trên địa bàn bên cạnh việc hồn thiện các chính sách, pháp luật bảo vệ mơi trường thì cịn cần phải phát huy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý, theo dõi, đánh giá, bảo vệ chất lượng môi trường nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cần phải tăng cường triển khai áp dụng thực hiện các quy định pháp luật vào hoạt động xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ lịng, bờ bãi sơng, phịng, chống ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước. Chú trọng công tác lập quy hoạch tài nguyên nước, tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác cơng trình hồ chứa thủy lợi. Phát huy hoạt động nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát việc vận hành các

hồ chứa nước, vận hành duy trì dịng chảy tối thiểu của các hồ chứa bằng công nghệ hiện đại, tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước sông và các nguồn nước khác. Tổ chức chỉ đạo triển khai đồng bộ, vận hành hiệu quả mạng lưới quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng môi trường nước để kịp thời ngăn chặn ơ nhiễm, khắc phục suy thối. Đồng thời, tăng cường cơ chế phối hợp, khắc phục các xung đột lợi ích cục bộ, tuyệt đối tránh tình trạng vì lợi ích của một chủ thể nào đó mà bất chấp thiệt hại về lợi ích mơi trường chung của địa phương trên các lưu vực sơng và các nguồn nước khác. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hồn thiện các cơng trình xử lý nước thải, chất thải để phục vụ cho hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải trên địa bàn nhằm hạn chế được tình trạng phát thải bừa bãi vào mơi trường nước tại các sông, ao, hồ, kênh, mương, rạch… như hiện nay. Công tác xây dựng quy hoạch hồ chứa nước, các cơng trình hạ tầng đơ thị phải được tính tốn khoa học, phù hợp với hiện trạng và sức chịu tải của các lưu vực sông và các nguồn nước khác tại địa bàn trên cơ sở đồng bộ, thống nhất.

Thứ tư, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vận động

người dân trên địa bàn về việc tuân thủ và thực hiện các yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường nước tại các nguồn khác nhau. Hoạt động tuyên truyền sẽ giúp người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động bảo vệ, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước, khi thay đổi được nhận thức sẽ giúp người dân thay đổi được hành vi của mình theo chiều hướng tích cực trên cơ sở tn thủ quy định pháp luật. Để công tác tuyên truyền giáo dục được hiệu quả đòi hỏi các chủ thể thực hiện phải tích cực thường xuyên đổi mới phương thức tạo sự mới lạ, phải sử dụng các cơng cụ có tính chất đại chúng cao để phạm vi tuyên truyền được mở rộng. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo bởi các quy định pháp luật nhằm tránh tình trạng hình thức, sáo rỗng. Đồng thời, phải tăng cường áp dụng các hình thức ưu đãi khác nhau để thu hút, tạo động lực thúc đẩy các chủ thể tích cực tuân thủ và thực hiện đúng theo các quy định pháp luật về vấn đề kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm mơi trường nước trên địa bàn.

Tóm lại, để cơng tác áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước được hiệu quả đòi hỏi chúng ta khơng chỉ hồn thiện trong các quy định pháp luật mà còn phải khắc phục được các vấn đề còn tồn đọng, hạn chế trong việc triển khai áp dụng các quy định pháp luật để từ đó mang lại hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm mơi trường nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ những nội dung phân tích tại chương 1 có thể đưa ra những kết luận sau: Hoạt động kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước là một hoạt động quan trọng, là một phần không thể thiếu trong vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, pháp luật môi trường đã quy định điều chỉnh cụ thể, chi tiết về vấn đề bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông, ao, hồ, kênh, mương rạch, hồ chứa nước và nước dưới đất. Các quy định này tạo cơ sở, tiền đề pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả, chất lượng, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Tuy nhiên, tại Bến Tre vấn đề tuân thủ, áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước cịn nhiều vấn đề bất cập. Đó những bất cập trong quy định pháp luật về bảo vệ, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước cũng như những hạn chế nhất định trong việc triển khai áp dụng các quy định pháp luật này trên thực tế. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông cũng như môi trường nước tại các nguồn khác, gây đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, gây bức xúc cho người dân.

Trên cơ sở những bất cập, hạn chế trong quy định và áp dụng pháp luật về kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước tại địa bàn tỉnh Bến Tre, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để khắc phục, hồn thiện. Đó là việc hồn thiện các quy định pháp luật theo chiều hướng quy định hướng dẫn cụ thể, minh bạch, khả thi để

dễ dàng áp dụng trên thực tế cũng như các giải pháp về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc tuân thủ, áp dụng, thực hiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại địa bàn trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM

MÔI TRƢỜNG NƢỚC

2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MƠI TRƢỜNG NƢỚC

Hiện nay, vấn đề ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường

nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, điều này đe dọa trực tiếp đến tính

mạng, sức khỏe con người và chất lượng môi trường. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nước hiện nay là xuất phát từ các hành vi vi phạm pháp luật và quy tắc quản lý của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường nước.

Hành vi gây ô nhiễm môi trường nước thường là hành vi trái luật, có lỗi, do những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến những quan hệ xã hội về bảo vệ an tồn mơi trường nước. Hành vi gây ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ việc thực hiện những hoạt động pháp luật môi trường cấm hoặc không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý do pháp luật môi trường quy định. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ô nhiễm nguồn nước có thể là tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân

sự hoặc năng lực trách nhiệm hành chính36 hoặc năng lực trách nhiệm hình sự.37 Các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước thường không để lại hậu quả ngay từ thời điểm thực hiện hành vi mà cần có một q trình chuyển hóa lâu dài để làm biến đổi chất lượng mơi trường nước, từ đó các hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra mới được biểu hiện cụ thể, khi đó con người mới dễ dàng nhận diện được mơi trường nước có bị ơ nhiễm hay khơng. Trên thực tế, để xác định được hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước là một điều không hề dễ dàng nhất là đối với những chủ thể khơng có kiến thức chun mơn nghiệp vụ và khơng có các phương tiện, thiết bị hỗ trợ. Hiện nay, đa phần các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước thường được xác định và phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của các chủ thể có chức năng và thẩm quyền phù hợp. Việc xác định chính xác hành vi vi phạm gây ô nhiễm mơi trường rất quan trọng, đó là cơ sở để có thể áp dụng được các biện pháp xử lý phù hợp, tương xứng với mức độ vi phạm.

Theo quy định tại Điều 160 Luật BVMT 2014 quy định: “Tổ chức, cá nhân

vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, gây ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ơ nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả

xảy ra trên thực tế mà chủ thể có hành vi vi phạm gây ơ nhiễm mơi trường nước có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì cịn phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Các chế tài cụ thể được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm đối với chủ thể gây ô nhiễm môi trường nước được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc văn bản hướng dẫn có liên quan. Cụ thể:

36 Khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý VPHC 2012 quy định: “Người khơng có năng lực trách nhiệm hành chính là

người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

37 Khoản 1 Điều 13 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang

mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Thứ nhất, đối với đối tượng có hành vi gây ơ nhiễm môi trường nước là cán

bộ, cơng chức thì trách nhiệm kỷ luật sẽ được áp dụng để xử lý đối với các đối tượng này. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, nếu chủ thể vi phạm là cán bộ thì sẽ phải chịu một trong những hình thức kỷ luật như khiển trách; cảnh cáo; cách chức;

bãi nhiệm;38 nếu chủ thể vi phạm là cơng chức thì sẽ bị áp dụng một trong các hình

thức kỷ luật như khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương, giáng chức; cách chức; buộc

thôi việc.39 Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật để xử lý hành vi vi phạm pháp luật

gây ô nhiễm môi trường nước của các đối tượng là cán bộ, công chức được thực hiện bởi cơ quan hoặc tổ chức nơi có người vi phạm. Nếu hành vi gây ô nhiễm môi trường nước làm thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khỏe của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì trách nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng kèm theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, đối với những hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước do cá

nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý mà khơng phải là tội phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, trách nhiệm hành chính sẽ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật và quy tắc quản lý của Nhà nước gây ô nhiễm nguồn nước với lỗi cố ý hoặc vơ ý và có tính chất, mức độ thấp hơn tội phạm về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong xử lý ô nhiễm nguồn nước ở bến tre (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)