GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
3.4.4 LỘ TRÌNH ÁP DỤNG:
Tơ Thị Ánh Dương và cộng sự (2012) trình bày lộ trình chuẩn bị vào khoảng 4-5 năm (2012-2016). Đương nhiên, đây là mục tiêu trung hạn có độ trễ ít nhất là 5 năm. Điều này hàm ý lộ trình áp dụng chính sách ít nhất được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu là 3 năm chấp nhận mục tiêu lạm phát ở mức lạm phát cao hơn với biên độ rộng hơn (6%/năm, ±2%/năm)
Giai đoạn cho 2 năm tiếp theo đưa khung lạm phát giảm xuống ở mức nhất định. (4%/năm, ±1%).
Để Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu theo lộ trình trên, cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp:
Nhóm giải pháp đổi mới thể chế: xây dựng Luật Ngân hàng Trung ương Việt Nam
thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại, thành lập Hội đồng Chính sách Tiền tệ.
Nhóm giải pháp kỹ thuật: hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI).
Việc tính chỉ số CPI hiện nay chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Cách chọn rỗ hàng hóa chưa phù hợp, nên loại trừ các mặt hàng có mức độ biến động gía cao, độ biến ra khỏi nhóm hàng hóa tính CPI. Ngồi ra, số thiệu thống kê của Việt Nam cũng là vấn đề cần xem xét lại, sai số trong đo lường còn cao, cũng cần thay đổi cho phù hợp với thế giới, thay đổi thời gian thu thập và công bố các chỉ số liên quan.
Nhóm giải pháp hỗ trợ: đẩy mạnh công tác truyền thông về lạm phát mục tiêu, nâng
cao năng lực dự báo lạm phát, phát triển và hồn thiện thị trường tài chính, củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng
Trung ương, phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hồn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn.
Lạm phát ở Việt Nam rất nhạy cảm với việc nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa do những yếu kém trong cơ cấu kinh tế (sự không hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp, các điểm nghẽn về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực có chất lượng...) cũng như tâm lý lạm phát của người dân còn nặng nề sau một giai đoạn bất ổn vĩ mô kéo dài. Những diễn biến trong suốt những năm gần đây đã thể hiện rất rõ điều này. Vì thế ta cần theo dõi sát tình hình biến động của lạm phát. Ta có thể nghiên cứu các kịch bản kinh tế và giải pháp cho mỗi kịch bản, xây dựng phương pháp đo lường, sự báo kỳ vọng của công chúng hàng ngày giống như Brazil đã làm.