CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.3 Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu
4.3.2 Các chính sách chia cổ tức
Việc thanh toán cổ tức đến hạn bằng tiền mặt đơi khi khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Một số doanh nghiệp có thể phải vay ngắn hạn để thanh toán cổ tức cho cổ đơng, điều đó có thể gây ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính. Để
giảm thiểu áp lực đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách tài chính. Và một trong những chính sách đó là chương trình tái đầu tư cổ tức.
Chương trình tái đầu tư cổ tức là kế hoạch cho phép cổ đông tự động tái đầu tư cổ tức nhận được vào cổ phiếu của cơng ty chi trả.
Có hai loại chương trình tái đầu tư cổ tức: (1) các chương trình chỉ liên quan đến “cổ phần cũ” tức là các cổ phần đến thời hạn trả cổ tức, và (2) các chương trình liên quan đến cổ phiếu mới phát hành.
Với chương trình tái đầu tư cổ tức “cổ phần cũ”, công ty sẽ chuyển lượng tiền cổ đông đã lựa chọn chương trình này cho ngân hàng – bên hoạt động với tư cách người được ủy thác. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền để mua cổ phiếu của công ty trên thị trường mở và phân bổ cổ phiếu mua được vào các tài khoản của cổ đông tham gia trên cơ sở tỷ lệ vốn giữa các bên. Chi phí mơi giới sẽ ở mức thấp do mua với số lượng lớn, vì vậy chương trình này sẽ có lợi cho các cổ đông nhỏ khi họ không muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt cho mục đích tiêu dùng hiện tại
Với chương trình tái đầu tư cổ tức “cổ phiếu mới” sẽ đầu tư cổ tức vào cổ phiếu phát hành mới, do đó những chương trình này sẽ làm lãi vốn công ty. Các cổ đông sẽ khơng phải trả khoản phí nào, và một số công ty thực hiện chào bán cổ phiếu mới với mức chiết khấu thấp hơn so với giá thị trường. Chính sách chiết khấu được cơng ty đưa ra như là khoản đền bù cho các chi phí vốn cổ phần mới mà cơng ty sẽ phải trả nếu công ty phát hành cổ phiếu mới.
Một điều thú vị cần xem xét là chương trình tái đầu tư cổ tức buộc các doanh nghiệp phải xem lại chính sách cổ tức cơ sở của mình. Khi tỷ lệ tham gia vào chương trình tái đầu tư cổ tức cao nghĩa là các cổ đơng có thể được lời hơn nếu doanh nghiệp giảm cổ tức tiền mặt, điều này sẽ giúp cổ đông tiết kiệm một phần thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh chương trình tái đầu tư cổ tức, doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia nhỏ cổ phần.
Như đã giải thích, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm mục tiêu giảm áp lực về tiền mặt khi đến kỳ thanh toán cổ tức. Tuy nhiên, hiện nay, mục tiêu hàng đầu của chính sách này là nhằm làm tăng lượng cổ phiếu của các nhà đầu tư và hạ thấp giá cổ phiếu trên thị trường,
Khơng những thế, doanh nghiệp cịn có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức được trả bằng cổ phiếu là hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền. Việc này có nghĩa “doanh nghiệp sẽ chia cái bánh thành những miếng nhỏ hơn” nhưng cuối cùng không ảnh hưởng đến tổng thể cái bánh. Cũng cần lưu ý, trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức thấp sẽ tạo nhiều rắc rối trong việc ghi sổ sách và các chi phí khơng cần thiết. Do vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp chia cổ tức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nhận diện những hạn chế của các công ty ngành thủy sản niêm yết và những bất cập về chính sách của Nhà nước. Trong chương này luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển.
Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho giai đoạn tăng trưởng:
Đây là giai đoạn mà công ty vẫn tiếp tục duy trì sự phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm giành lấy thị phần và tiếp tục huy động vốn để đầu tư. Nhưng đây cũng là giai đoạn rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính vẫn cịn cao cho nên nguồn vốn huy động thích hợp để tài trợ cho quyết định đầu tư vẫn là nguồn vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại.
Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho giai đoạn phát triển dài hạn:
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn, từ nợ ngắn hạn không thường xuyên sang nợ dài hạn hoặc nợ ngắn hạn thường xun có tính ổn định cao hơn. Đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, da dạng hóa các hình thức huy động vốn, nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn nhằm làm giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, nhà nước cần phải ban hành những quy định, chính sách thơng thống, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế như: quy định thực hiện minh bạch hóa thơng tin trên TTCK, hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có nhiều quyền hơn trong cơng ty Việt Nam,… Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách giám sát, kiểm soát, phù hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm tạo sự công bằng trên thị trường.
KẾT LUẬN CHUNG 1. Thảo luận về kết quả và các đóng góp của nghiên cứu
Qua nghiên cứu trên, các mục tiêu được đề ra đã được giải quyết. Những mục tiêu này gồm:
- Ứng dụng các lý thuyết tài chính như M-M, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi … vào nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty ngành thủy sản
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty ngành thủy sản bằng thực nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn.
- Đề xuất các giải pháp trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty ngành thủy sản.
Và cũng từ nghiên cứu này, tác giả đã đóng góp thêm một số điểm về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
- Theo kết quả kiểm định, các nhân tố đề xuất của nghiên cứu đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng về mặt lý thuyết, đã kiểm định ứng dụng của các lý thuyết tài chính về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn được đề cập trong lý thuyết bằng thực nghiệm dựa trên khảo sát, phân tích báo cáo tài chính của các cơng ty ngành thủy sản.
- Ngồi ra, nghiên cứu cũng đã phân tích hiện trạng về cấu trúc vốn của các công ty ngành thủy sản để tìm ra những đặc trưng trong chính sách vay nợ có ảnh hưởng như thế nào đến gia tăng hiệu quả và giá trị cho doanh nghiệp và cổ đông. Đồng thời, đề xuất các chiến lược phát triển kinh doanh, giải pháp sử dụng các nguồn tài trợ và xây dựng cấu trúc vốn của các công ty ngành thủy sản trong từng giai đoạn.
2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này chỉ khảo sát với đối tượng là các công ty niêm yết ngành thủy sản nên khả năng tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu chưa cao. Nên có những nghiên cứu lặp lại cho các công ty thuộc những ngành khác hoặc cho tồn bộ các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và bổ sung thêm một số nhân tố khác có tác động đến việc xây dựng cấu trúc vốn, để từ đó có thể so sánh, đối chiếu nhằm xây dựng mơ hình cấu trúc vốn cho các công ty trong từng ngành. Đây là một hướng nghiên cứu tiếp theo.
Do hạn chế về nguồn lực trong q trình thực hiện luận văn, vì vậy, tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu là chưa cao. Ở các nghiên cứu lặp lại nghiên cứu này, đặc biệt là với phạm vi nghiên cứu lớn hơn, cần sử dụng mẫu với kích thước lớn. Khi đó kết quả nghiên cứu sẽ có tính tổng qt hóa cao hơn, giúp có cái nhìn tồn cảnh về việc xây dựng cấu trúc vốn của các công ty của mỗi ngành và sẽ có các giải pháp chi tiết, rõ ràng hơn./.