CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thiết kế thang đo nháp
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, tác giả xác định các nhân tố phản ánh CLKT ƯTKT và các nhân tố tác động. Đồng thời, thông qua các kết quả và nhận định trong các nghiên cứu trước để xây dựng thang đo nháp cho mỗi nhân tố, cụ thể như sau:
Biến phụ thuộc:
Chất lượng kiểm tốn các ước tính kế tốn
CLKT là một chỉ tiêu phức tạp, khó đo lường do thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Hiện nay, các nghiên cứu về CLKT khá nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về CLKT ƯTKT còn rất hạn chế (Bratten và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh những khó khăn, thách thức KTV gặp phải và việc tuân thủ quy định, chuẩn mực nghề nghiệp khi kiểm tốn khoản mục này. Sau q trình nghiêm túc tổng kết các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đã không nêu cụ thể những nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT nhưng có thể thấy những vấn đề và khó khăn mà KTV gặp phải trong lúc kiểm tốn ƯTKT chính là các nhân tố tác động đến CLKT khoản mục này.
Để đánh giá CLKT các ƯTKT, tác giả sử dụng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở Chương 2. CLKT ƯTKT được xây dựng dựa trên định nghĩa CLKT của (DeAngelo, 1981; Beatty, 1989; Duff, 2004) và các góc nhìn khác nhau của nhiều đối tượng như khách hàng, người sử dụng Báo cáo kiểm toán và DNKT (VSA 220).
Phụ lục 3.1: Thang đo nháp của biến Chất lượng kiểm tốn các ước tính kế tốn.
Biến độc lập
Năng lực chuyên môn của KTV
Theo VSA 200, KTV phải tuân thủ các chuẩn mực có liên quan đến cuộc kiểm tốn và phải hiểu tồn bộ quy định chung, nội dung và hướng dẫn áp dụng của từng chuẩn mực kiểm toán để hiểu được mục tiêu và vận dụng một cách phù hợp các yêu cầu của chuẩn mực. KTV phải có những xét đốn chun mơn và các kỹ năng bao gồm phân tích tài chính, kinh tế, quản trị, thống kê, thị trường…ngoài các kiến thức
chun mơn về kế tốn kiểm tốn (Martin và cộng sự, 2006). KTV cần phải có các kiến thức và kinh nghiệm về định giá cơ bản để đánh giá tính hợp lý của các bằng chứng cung cấp bởi BGĐ (Martin và cộng sự, 2006; Griffith và cộng sự, 2015). Francis và cộng sự (2015) cho rằng KTV có chun mơn sâu về một lĩnh vực đặc thù sẽ có những phân tích chính xác hơn, từ đó nâng cao CLKT các ƯTKT.
Phụ lục 3.2: Thang đo nháp của biến Năng lực chuyên môn của KTV.
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp giúp KTV có cái nhìn tổng thể về đặc điểm doanh nghiệp, dữ liệu đầu vào, giả định, bằng chứng liên quan (Cannon và Bedard, 2017; Christoffer và Zetterqvist, 2014; Griffith và cộng sự, 2010). KTV cần có thái độ hồi nghi nghề nghiệp thích hợp để xem xét sự thiên lệch của BGĐ (Sanaz và Jennifer, 2015).
Phụ lục 3.3: Thang đo nháp của biến Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV
Sự không chắc chắn của dữ liệu, giả định, mơ hình, phương pháp lập ƯTKT
Hầu hết các nghiên cứu trước đều chỉ ra sự không chắc chắn của dữ liệu, giả định, mơ hình và phương pháp sử dụng trong ƯTKT đều là các thách thức với KTV và ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT. Các ƯTKT thường có dữ liệu đầu vào mang tính chủ quan và đặc thù riêng về ngành nghề của đơn vị được kiểm toán (Christoffer và Zetterqvist, 2014; VSA 540), các dữ liệu đầu vào của các ƯTKT không phải lúc nào cũng sẵn có để KTV thực hiện các ước tính một cách độc lập (Hồng Thị Mai Khánh, 2013). Các dữ liệu đầu vào không thể quan sát được là thách thức lớn và ảnh hưởng đến độ tin cậy của thơng tin được sử dụng, do đó ảnh hưởng đến CLKT (VSA 540). Mức độ khơng chắc chắn của các sự kiện tương lai trong các giả định ảnh hưởng đến kiểm toán ƯTKT (Cannon và Bedard, 2017). KTV gặp khó khăn trong việc kiểm tra tính thích hợp của các giả định cung cấp bởi BGĐ (Glover và cộng sự, 2017).
Phụ lục 3.4: Thang đo nháp của biến Sự không chắc chắn của dữ liệu, giả định, mơ hình, phương pháp lập ƯTKT.
KSNB liên quan đến ƯTKT gồm việc BGĐ soát xét; phê duyệt các ƯTKT và việc phân quyền liên quan đến ƯTKT nhằm làm giảm sai lệch (Christoffer và Zetterqvist, 2014; VSA 540). Tính hữu hiệu của KSNB sẽ làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc dựa vào các bằng chứng ít thuyết phục hơn và đảm bảo cho KTV thu thập được các bằng chứng và cung cấp được đầy đủ cơ sở dẫn liệu.
Phụ lục 3.5: Thang đo nháp của biến Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT
Sự hỗ trợ của chuyên gia
KTV có thể bị giới hạn về kiến thức chuyên sâu hoặc kỹ năng cần thiết khi các vấn đề kiểm toán liên quan khơng thuộc lĩnh vực kế tốn, KTV có thể phải cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia (VSA 540). Kiến thức chun mơn và nguồn dữ liệu sẵn có của các chuyên gia có thể giúp doanh nghiệp thực hiện ƯTKT và giúp KTV xem xét, đánh giá mức độ hợp lý của ƯTKT (Griffith, 2014), từ đó nâng cao tính khách quan và tăng độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán (Cannon and Bedard, 2017).
Phụ lục 3.6: Thang đo nháp của biến Sự hỗ trợ của chuyên gia.
Môi trường pháp lý liên quan ƯTKT
Hướng dẫn về việc lựa chọn các biện pháp xử lý cho các ƯTKT còn khá mơ hồ và đòi hỏi KTV phải vận dụng các xét đốn chun mơn (Griffith và cộng sự, 2013; Christoffer và Zetterqvist, 2014). Do đó, các văn bản pháp luật liên quan đến ƯTKT như CMKT, CMKiT, văn bản thuế cần phải được cập nhật phù hợp với các quy định của Quốc tế và sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về ƯTKT giữa thuế và kế tốn cũng phải có sự thống nhất với nhau (Hồng Thị Mai Khánh, 2013; Phan Cao Huyền, 2014).
Phụ lục 3.7: Thang đo nháp của biến Môi trường pháp lý liên quan ƯTKT.