Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào việt nam (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính

Kết quả phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Từ kết quả phân tích tương quan ở trên ta thấy các biến độc lập có tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Tác giả khái qt lại mơ hình ảnh hưởng của các nhân tố như sau :

Sơ đồ 4.2. Mơ hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất :

Giả thuyết 1 : Kiến thức và nhận thức ảnh hưởng tích cực khi vận dụng chuẩn mực

kế tốn cơng quốc tế bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam.

Giả thuyết 2 : Điều kiện tổ chức ảnh hưởng tích cực khi vận dụng IPSAS số 17 cho

các đơn vị HCSN tại Việt Nam.

Vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế : bất động sản, nhà xưởng, thiết bị. Kiến thức và nhận thức Điều kiện tổ chức Hệ thống chính trị (+) (+) (+)

Giả thuyết 3 : Hệ thống chính trị có ảnh hưởng tích cực khi vận dụng chuẩn mực kế

tốn cơng quốc tế số 17 vào Việt Nam.

Với các giả thuyết trên tác giả thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính vào mơ hình bằng phương pháp phân tích Enter được xử lý trên phần mềm SPSS 20. Tất cả các biến được đưa vào chạy mơ hình hồi quy cùng một lượt. Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong bảng sau :

Bảng 4.16. Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .705a .497 .489 .715 1.966 a. Predictors: (Constant), HTCT, ĐKTC, NT b. Dependent Variable: VAD

Bảng 4.17. ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 101.807 3 33.936 66.428 .000b

Residual 103.193 202 .511

Total 205.000 205

a. Dependent Variable: VAD

b. Predictors: (Constant), HTCT, ĐKTC, NT

Từ bảng 4.16 và bảng 4.17, ta thấy R = 0.705 và R² = 0.497 thể hiện sự tương quan khá chặt chẽ. Giá trị Durbin-Watson là 1.966 rất tốt, nằm trong khoảng từ 1.6 đến 2.4 có ý nghĩa thống kê. Giá trị F từ bảng phân tích phương sai Anova là 66.428 và giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05 nghĩa là các biến có mối quan hệ với nhau. Mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4.18. Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 5.839E-017 .050 .000 1.000

NT .647 .050 .647 12.953 .000 1.000 1.000

ĐKTC .238 .050 .238 4.764 .000 1.000 1.000

HTCT .148 .050 .148 2.966 .003 1.000 1.000

a. Dependent Variable: VAD

Kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.18 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của ba biến đều nhỏ hơn 2.5 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập không tương quan với nhau. Giá trị Sig của các biến đều nhỏ hơn 0.05 tức là các biến đều đạt mức ý nghĩa 5% hay độ tin cậy là 95%. Từ đó ta chấp nhận giả thuyết 1, giả thuyết 2, giả thuyết 3 và đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế : bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam là : kiến thức và nhận thức, điều kiện tổ chức, hệ thống chính trị.

Từ bảng 4.18 ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa :

VAD = 0.647*NT + 0.238*ĐKTC + 0.148*HTCT

Từ phương trình ta thấy biến kiến thức và nhận thức có ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số β = 0.647 và biến hệ thống chính trị có ảnh hưởng ít nhất với hệ số β = 0.148. Cả ba biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Phương trình được giải thích như sau :

 Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến kiến thức và nhận thức tăng 1 đơn vị thì biến vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế bất động sản, nhà xưởng, thiết bị sẽ tăng thêm 0.647 đơn vị.

 Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến điều kiện tổ chức tăng 1 đơn vị thì biến vận dụng chuẩn mực kế tốn công quốc tế bất động sản, nhà xưởng, thiết bị sẽ tăng thêm 0.238 đơn vị.

 Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến hệ thống chính trị tăng 1 đơn vị thì biến vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế bất động sản, nhà xưởng, thiết bị sẽ tăng thêm 0.148 đơn vị.

Bàn luận : Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng

khi vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế IPSAS 17 vào Việt Nam là kiến thức và nhận thức, điều kiện tổ chức, hệ thống chính trị.

 Nhân tố kiến thức và nhận thức

Nhân tố này cũng được Mukah (2016) và Trang (2012) xác định trong các bài nghiên cứu. Nhiều ý kiến cho rằng “Chuyển đổi sang cơ sở kế tốn dồn tích đảm bảo tính tồn vẹn tài chính trong kế tốn tài sản Nhà nước tốt hơn so với cơ sở kế tốn tiền mặt” với giá trị trung bình là 4.24 và độ lệch chuẩn là 0.630. Cơ sở kế tốn dồn tích cho phép kế tốn ghi nhận đầy đủ và theo dõi kịp thời. Vì thế, thơng tin khi cơng bố sẽ mang tính chất lượng và độ chính xác cao hơn. Thơng tin về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cũng đáng tin cậy hơn cho các đối tượng liên quan có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng khảo sát khơng đưa ra ý kiến cho “Kế tốn viên có khả năng đọc hiểu chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” có ảnh hưởng khi vận dụng IPSAS 17 với giá trị trung bình là 3.14 và độ lệch chuẩn là 0.869. Sự trở ngại về ngôn ngữ, những quy định mới, các thuật ngữ mới sẽ làm kế tốn viên cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu và biên soạn một chuẩn mực thích hợp cho kế tốn khu vực cơng là cần thiết.

 Nhân tố điều kiện tổ chức

Nhân tố này được Cao Thị Cẩm Vân (2016) xác định trong bài nghiên cứu của mình. Điều này thể hiện cơng tác chuẩn bị và kế hoạch nghiên cứu, ban hành được các cơ quan quản lý nhà nước đầu tư. Nhiều ý kiến khảo sát đều cho rằng “Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị cần ban hành cùng lúc với chuẩn mực”, “Nhà nước nên đưa ra lộ trình áp dụng thử chuẩn mực kế tốn cơng về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị”, “Chuẩn mực kế toán cơng về TSCĐ hữu hình khi ban hành phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của Việt Nam” với các giá trị trung bình đều lớn hơn 4 và độ lệch chuẩn lớn hơn 0.5. Đây là những điều cần được quan tâm khi chuẩn mực được ban hành và áp dụng vào thực tiễn. Hơn nữa, các chương trình đào tạo cần được tổ chức cũng đạt được đa số sự đồng thuận. Điều này giúp những người thực hiện hiểu được các quy định mới tốt hơn khi được ban hành. Song song đó nhiều đối tượng cho rằng nguồn kinh phí cũng là yếu tố cần xem xét cho việc vận dụng và ban hành.

 Nhân tố hệ thống chính trị

Đây cũng là nhân tố được Cao Thị Cẩm Vân (2016) xác định trong bài nghiên cứu. Các đối tượng cũng khơng đưa ra ý kiến về “Quy trình soạn thảo thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế quản lý TSCĐ hữu hình chưa hồn thiện” với giá trị trung bình là 3.20, độ lệch chuẩn là 0.880 và “Chính phủ muốn triển khai cải cách quản lý tài chính cơng bao gồm đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng TSCĐ” với giá trị trung bình là 3.23, độ lệch chuẩn là 0.852. Các quy định về quản lý TSCĐ tại Việt Nam đã được ban hành cụ thể thông qua Luật, nghị định, thông tư, quyết định. Hiện nay, kế toán TSCĐ trong các đơn vị HCSN được thực hiện theo thông tư số 162/2014/TT-BTC và quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Dù vậy cũng cần hơn nữa các quy định để giúp khai thác tối đa các lợi ích của các tài sản hiện có, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

Kết luận chương 4 : Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thơng qua phân tích

dữ liệu trên phần mềm SPSS và những bàn luận sơ bộ của tác giả về các kết quả thu được. Mơ hình ban đầu được xây dựng gồm 1 biến phụ thuộc với 4 biến quan sát và 7 biến độc lập với 27 biến quan sát. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, mơ hình được điều chỉnh có 1 biến phụ thuộc với 4 biến quan sát và 4 biến độc lập với 14 biến quan sát, trong đó có 2 biến độc lập mới được xác định là : kiến thức và nhận thức; điều kiện tổ chức. Và sau khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến tuyến tính kết quả thu được có 3 nhân tố có tác động tích cực khi vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế : bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam là : kiến thức và nhận thức, điều kiện tổ chức, hệ thống chính trị. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị trong chương 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào việt nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)