Tính toán hệ số Khạn cho giai đoạn 1980 – 1999

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông lô (Trang 76 - 79)

B. NỘI DUNG LUẬN VĂN

4.4.2. Tính toán hệ số Khạn cho giai đoạn 1980 – 1999

Theo tài liệu khí tượng thủy văn từ 30 – 40 năm trở lại đây, hạn hán xảy ra ở lưu vực sông Lô ít khắc nghiệt và ít nghiêm trọng, phổ biến hàng năm có hạn nhẹ và vài năm có hạn vừa cục bộ ở một số nơi. Ít khi có hạn xảy ra 2 năm liên tiếp, chu kỳ xuất hiện hạn hán khoảng 20 đến 22 năm. Từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 5 đợt hạn đáng kể là các đợt hạn từ cuối năm 1982 đến đầu năm 1983; cuối năm 1986 đến đầu năm 1987; cuối năm 1991 đến đầu năm 1992; cuối năm 1992 đến đầu năm 1993; cuối năm 1997 đến đầu năm

75

1998. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi đã áp dụng phương pháp xác định hệ số hạn để tính toán cho đợt hạn cuối năm 1992 đầu năm 1993. Đây là năm xảy ra hạn nặng trên diện rộng vào vụ đông xuân 1992/1993 với ảnh hưởng lớn của hiện tượng El-Ninô hoạt động mạnh từ tháng II/1993 đến tháng VIII/1993 làm cho nhiều vùng bị hạn hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.

a. Số liệu khí tượng thủy văn sử dụng

- Số liệu khí tượng: bao gồm số liệu lượng mưa và bốc hơi tiềm năng ngày từ năm 1980 đến năm 1999 của 16 trạm khí tượng.

Bảng 19: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trên sông Lô

STT Tên trạm STT Tên trạm STT Tên trạm STT Tên trạm

1 Hoàng Su Phì 5 Hà Giang 9 Bắc Mê 13 Chợ Đồn 2 Bắc Hà 6 Yên Minh 10 Bắc Quang 14 Đoan Hùng 3 Cốc Ly 7 Chiêm Hóa 11 Hàm Yên 15 Việt Trì 4 Phố Ràng 8 Bảo Lạc 12 Tuyên Quang 16 Vĩnh Yên

- Số liệu thủy văn: bao gồm số liệu lưu lượng trung bình ngày của 6 trạm thủy văn: Bảo Yên, Đạo Đức, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Ghềnh Gà, Vụ Quang. Trong đó, hầu hết các trạm đều có đủ số liệu từ 1980 đến 2000, chỉ có trạm Bảo Yên và trạm Vụ Quang thiếu số liệu, trạm Bảo Yên thiếu 2 năm 1980 và 1981; trạm Vụ Quang thiếu năm 1986. Luận văn đã sử dụng mô hình NAM để khôi phục số liệu lưu lượng trung bình ngày cho các năm còn thiếu của 2 trạm này.

b. Phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

Căn cứ vào mạng lưới trạm thủy văn và bản đồ số hóa theo độ cao (DEM), toàn bộ lưu vực sông Lô được chia làm 6 lưu vực như sau:

 Lưu vực 1: Lưu vực đến trạm thủy văn Bảo Yên. Các trạm khí tượng có trên lưu vực này gồm: Hoàng Su Phì, Bắc Hà, Cốc Ly, Phố Ràng.

 Lưu vực 2: Lưu vực đến trạm thủy văn Đạo Đức. Các trạm khí tượng có trên lưu vực này bao gồm: Hà Giang, Yên Minh

 Lưu vực 3: Lưu vực đến trạm thủy văn Chiêm Hóa. Các trạm khí tượng có trên lưu vực gồm: Chiêm Hóa, Bảo Lạc, Bắc Mê.

 Lưu vực 4: Lưu vực đến trạm thủy văn Hàm Yên. Phần lưu vực này chỉ có trạm khí tượng Hàm Yên.

 Lưu vực 5: Lưu vực đến trạm thủy văn Ghềnh Gà chịu sự ảnh hưởng của 2 trạm khí tượng Hàm Yên và Bắc Quang

 Lưu vực 6: Lưu vực đến trạm thủy văn Vụ Quang. Các trạm khí tượng có trên lưu vực bao gồm: Tuyên Quang, Chợ Đồn, Đoan Hùng, Việt Trì và Vĩnh Yên.

76

Hình 53: Bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

c. Kết quả tính toán hệ số hạn và bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

Báo cáo đã sử dụng phương pháp đa giác Theissen để tính lượng mưa bình quân cho toàn bộ lưu vực sông Lô, qua đó xác định được hệ số hạn cho mỗi lưu vực theo các công thức ở phần trên. Kết quả tính hệ số hạn và phân vùng hạn ở lưu vực sông Lô cho mùa khô năm 1992/1993 được trình bày ở Bảng 20, Hình 54 và Hình 55.

Bảng 20: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1992/1993

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

11/1992 0,51 0,76 0,94 0,69 0,72 0,73 12/1992 0,13 0,47 0,54 0,38 0,17 0,62 1/1993 0,50 0,62 0,50 0,64 0,00 0,80 2/1993 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,15 3/1993 0,61 0,78 0,94 0,62 0,52 0,66 4/1993 0,00 0,27 0,41 0,56 0,00 0,55

Kết quả tính toán cho thấy, vào mùa khô 1992/1993, lưu vực sông Lô đã có một đợt hạn khá nặng cả về không gian, thời gian lẫn quy mô. Tháng 11-1992 và tháng 3-1993 là 2 tháng đỉnh điểm trong đợt hạn, vào 2 tháng này toàn bộ lưu vực sông Lô đều xẩy ra hạn, trong đó lưu vực trạm Chiêm Hóa đã xẩy ra hạn nặng. Vùng lưu vực trạm thủy văn Ghềnh Gà khống chế có hệ số hạn thấp nhất (0,52 vào tháng III năm 1993); vùng lưu vực trạm thủy văn Chiêm Hóa khống chế có hệ số hạn lớn nhất (0,94).

77

Hình 54: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 11/1992

Hình 55: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 3/1993

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông lô (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)