TT Lý thuyết nền Nội dung vận dụng
1
Lýthuyết dự phòng (Contingency theory)
Lý thuyết dự phòng được vận dụng vào nghiên cứu này dưới góc nhìn một hệ thống kế tốn quản trị thích hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp và môi trường mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
2
Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết hành vi dự định vận dụng vào luận văn để nhằm giải thích các nhân tố tác động đến hành vi ra quyết định lựa chọn việc áp dụng KTQT của người chủ sở hữu/nhà quản lý trong doanh nghiệp.
3
Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)
Lý thuyết ủy nhiệm vận dụng vào luận văn để nhằm giải thích việc áp dụng KTQT là nhằm giảm thiểu hành vi tư lợi của người quản lý, giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người ủy nhiệm (đối với các doanh nghiệp TMĐT mà nhà điều hành không phải là người chủ DN).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này tác giả đã trình bày một số khái niệm cơ bản như khái niệm về doanh nghiệp thương mại điện tử, DN home-shopping, kế toán quản trị và các lý thuyết nền liên quan như lý thuyết dự phòng, lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết ủy nhiệm và nhằm giúp người đọc thấy được cơ sở lý thuyết nền về khả năng áp dụng KTQT. Đồng thời tác giả cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT là : Quy mô doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về KTQT, chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị, văn hóa doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế tốn, cơng nghệ thông tin.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn cũng như mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó tác giả sẽ thiết kế cho nghiên cứu định tính và định lượng nhằm giúp trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất “Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home- shopping tại TP.HCM ?” tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: lược khảo kết quả từ các cơng trình nghiên cứu trước, dựa vào lý thuyết nền, phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia, và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Và sau đó dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định lại các giả thuyết này.
- Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM như thế nào?” tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá trị thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được xây dựng từ việc xác định khe hổng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu nghiên cứu cụ thể, xây dựng cơ sở lý thuyết, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi. Thông qua nghiên cứu định tính để hồn thiện bảng câu hỏi. Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Sau đó sử dụng cơng cụ thống kê để kiểm định mơ hình, kiểm định thang đo. Từ đó tìm ra kết quả nghiên cứu, và đề ra các giải pháp phù hợp. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như hình 3.1 sau:
Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn
Nguồn: Tác giả tự thiết kế trên cơ sở kế thừa Phạm Đình Hổ ( 2014)
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm - Đưa ra các hàm ý về quản lý và hàm ý về lý thuyết Mục tiêu NC Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Nhận dạng và xác
định các nhân tố
Q1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM ? Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home- shopping tại TP.HCM như thế nào ? 1 2 3 Cơ sở lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng:
- Thiết kế bảng câu hỏi điều tra và khảo sát
- Mẫu khảo sát đủ tiêu chuẩn n =196
- Thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha)
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích tương quan
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội Nghiên cứu định tính:
Thảo luận nhóm và xin ý kiến chuyên gia (n = 5)
Thang đo nháp
3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Thông qua việc xem xét tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước được trình bày ở chương 1, tác giả đã xác định được khe hổng nghiên cứu để từ đó đưa ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2 và chủ yếu dựa trên mơ hình nghiên cứu của Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008) và Kamilah Ahmad (2012) cũng như kế thừa một số bài nghiên cứu khác tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TMĐT và Home-Shopping gồm 7 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc như hình 3.2 sau:
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, luận văn đưa ra các giả thuyết cần kiểm định trong đề tài như bảng 3.1 sau:
Áp dụng KTQT
Văn hóa doanh nghiệp Quy mơ doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh
Cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN
Chi phí cho việc tổ chức KTQT
Trình độ của nhân viên kế tốn Cơng nghệ thơng tin
H4+ H2+ H3+ H1+ H5+ H6+ H7+