Chương 3: Các giao diện trong GPRS

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu về gprs (Trang 34 - 39)

3.1 Sơ đồ giao diện trong GPRS

 Giao diện Um: Là giao diện giữa MS và BTS  Giao diện A: Là giao diện giữa BSC và MSC

 Giao diện D: Là giao diện giữa HLR và VLR dử dụng báo hiệu CCS7 để trao đổi thông tin của các thuê bao di động

 Giao diện C: Là giao diện giữa GMSC và HLR, giao diện này sử dụng mạng báo hiệu CCS7.

 Giao diện E: Dùng để thiết lập việc truyền dữ liệu giữa các thuê bao thuộc hai vùng phục vụ của hai tổng đài khác nhau.

 Giao diện Gb: Gb dùng để truyền thông tin báo hiệu và dữ liệu GPRS giữa mạng vô tuyến GSM (BSS) và phần GPRS

 Giao diện Gn: Gn là giao diện truyền báo hiệu và dữ liệu trong mạng trục bên trong PLMN. Gn sử dụng giao thức đường hầm GPRS.(Tunneling protocol)

 Giao diện Gp: Gp là giao diện giữa hai nút hỗ trợ dịch vụ GPRS (GSN) ở các mạng khác nhau. Gp thực hiện chức năng tương tự như Gn

 Giao diện Gs: là giao diện giữa MSC và SGSN giúp cho SGSN chuyển thông tin cập nhật viej trí tới MSC hoặc nhận thông tin tìm gọi từ MSC

 Giao diện Gr: Giao diện giữa SGSN và HLR. SGSN tìm thông tin thuê bao trong HLR qua giao diện này.

 Giao diện Gc: Giao diện giữa HLR và SGSN. Có thể được sử dụng để GGSN hỏi về vị trí hiện tại và hồ sơ của thuê bao để cập nhật cho bộ định vị của GGSN.  Giao diện Gf: Giao diện giữa bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR) và SGSN để

SGSN có thể hỏi về số IMEI của trạm di động

 Giao diện Gd: là giao diện giữa SMS-GMSG và SGSN.Giao diện này cho phép tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng các dịch vụ bản tin ngắn

3.2 Giao diện vô tuyến Um

 3.2.1. Giao thức phụ thuộc sự hội tụ mạng con – SNDCP

Giao thức sự phụ thuộc mạng con (SNDCP) hoạt động giữa MS và SGSN. Đây là lớp giao thức đầu tiên tiếp nhận các gói tin của người dùng (các gói IP và X.25) để thực hiện truyền tải.

 3.2.2. Lớp liên kết dữ liệu – Data link

Đó là : lớp điều khiển liên kết logic LLC và lớp điều khiển vô tuyến / điều khiển truy cập môi trường(RLC/MAC)

+ Lớp liên kết logic LLC

Lớp liên kết logic LLC cung cấp liên kết logic có độ tin cậy cao giữa MS và SGSN.

+ Lớp RLC/ MAC

Hoạt động giữa MS và PCU.RLC cung cấp các thủ tục cho các hoạt động có xác nhận và không có xác nhận qua giao diện vô tuyến

 3.2.3. Lớp vô tuyến vật lý (GSM- RF)

 Lớp vật lý giữa MS và BSS có thể được phân ra thành 2 lớp con là: Lớp liên kết vật lý (PLL) và lớp RF vật lý (RFL).

 Lớp PLL cung cấp một kênh vật lý giữa MS và BSS. Nhiệm vụ của PLL gồm có mã kênh (ví dụ, dò lỗi truyền, hiệu chỉnh lỗi tiến - FEC, và chỉ ra các từ lỗi không sửa được), việc xáo trộn, và phát hiện sự tắc nghẽn liên kết vật lý.

RFL với chức năng dưới lớp PLL, bao gồm điều chế và giải điều chế

Lưu lượng dữ liệu và phân đoạn giữa các lớp giao thức trong MS

Kiến trúc giao thức nằm giữa BSS-SGSN dựa trên kỹ thuật chuyển tiếp khung ( Frame Relay) và sử dụng kênh ảo (Virtual Channel ) để cho phép dữ liệu có thể được ghép từ nhiều trạm MS khác.

 3.2.5 Mạng đường trục GPRS (GPRS backbone), giao diện Gn

Các gói IP và X.25 được truyền kết nối bên trong mạng đường trục GPRS. Để thực hiện được điều này cần sử dụng giao thức đường hầm GPRS (GTP

 3.2.6. Giao thức đường hầm (GTP)

Giao thức đường hầm GTP được sử dụng để truyền tải dữ liệu của người dùng và thông tin báo hiệu giữa các nút hỗ trợ dịch vụ GNS trên mạng đường trục GPRS và mạng UMTS

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu về gprs (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w