NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 41)

4.1. Xác định mức độ bất cân xứng trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Đới với mơ hình hời quy để xác định thành phần bất cân xứng thông tin, theo Ness và Cộng sự (2001) thì việc xem xét thành phần bất cân xứng thông tin đối với những mã mà có thành phần bất cân xứng này lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0 <ASC<1).

Với việc lựa chọn 120 mã chứng khoán trên thị trường chứng khoán thì có 112 mã chứng khoán có 0<ASC<1, có 8 mã có ASC>1, do vậy bài nghiên cứu sẽ không xem xét đối với 8 mã chứng khoán có thành phần bất cân xứng thơng tin lớn hơn 1. Ta có bảng thớng kê sau:

Bảng 4.1. Thành phần bất cân xứng thơng tin

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát

ASC 0.727514 0.000018 0.998450 0.174483 112

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng trên cho chúng ta thấy mức độ bất cân xứng thông tin trung bình trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 72.75%; trong 112 mẫu quan sát thì mức độ bất cân xứng nhỏ nhất là 0.0018% và lớn nhất là 99.845% cho thấy một sự diễn biến khá phức tạp về mặt thông tin trên thị trường trong thời gian qua.

Cũng sử dụng mô hình này, Lê An Khang (2008) đã kiểm định trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh năm 2007 với mức độ bất cân xứng là 89.66%, một tỷ lệ khá cao so với thị trường các nước trên thế giới. Và được Nguyễn Ngọc Sơn (2012) sử dụng mô hình Kim và Ogden kiểm định năm 2011 cho kết quả

Như vậy, so với năm 2011 thì mức độ bất cân xứng thông tin trong năm 2012 cao hơn, điều này cũng phản ánh được tình hình thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 khi mà có rất nhiều sự kiện đã ảnh hưởng không tốt đến toàn thị trường chứng khoán Việt nam như: Ngân hàng Nhà nước có thơng báo chính thức về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các ngân hàng thương mại báo cáo; ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của thị trường chứng khốn Việt Nam khi ơng Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đờng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp khiến thị trường gần như lao dốc không phanh.

4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Bảng 4.2 trình bày thớng kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình. Với 112 quan sát, giá trị vớn hóa thị trường (MVE) đạt ở mức trung bình là 2,770 tỷ đồng trong đó có cơng ty có giá trị niêm yết lớn đạt 77,700 tỷ và có những cơng ty cũng chỉ đạt 35.6 tỷ đồng; Khối lượng giao dịch hằng ngày (VOL) biến động mạnh với giá trị trung bình đạt ở mức 152,336.2 giao dịch; tuy vậy có sự chênh lệch khá lớn giữa khối lượng cổ phiếu giao dịch hằng ngày, trong khi cổ phiếu có khới lượng lớn giao dịch đạt 2,204,026 lượng giao dịch một ngày thì có những cổ phiếu chỉ đạt 95.16 giao dịch một ngày. Về tỷ suất lợi nhuận rịng trên vớn chủ sở hữu (ROE) có sự biến động lớn, trung bình cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư và tích lũy thì tạo ra lợi nhuận là 10,388,304 đờng, tuy vậy có những cổ phiếu có mức sức sinh lời cao so với mức trung bình đạt 42,350,000 đờng và có cơng ty bị thua lỗ lớn ở mức - 30,460,000 đồng.

Trong giai đoạn nghiên cứu từ 1/2012 đến tháng 12/2012, trung bình nhà đầu tư tổ chức sở hữu 44% ở các công ty niêm ́t. Bên cạnh đó, trung bình sớ lượng nhà đầu tư tổ chức ở các công ty niêm yết là 4. Và những công ty niêm yết này, tỷ

trọng tài sản vô hình trên tổng tài sản chiếm tỷ trọng thấp, trung bình chiếm 2.04%, hệ sớ địn bẩy trung bình tương đới cao ở mức 52.76% cho thấy các cơng ty trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán do nợ phải trả chiếm 52.76% trong tổng tài sản cơng ty, đặc biệt có những cơng ty có nợ phải trả chiếm 96.1% trong tổng tài sản của công ty

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình.

Biến Số q/sát Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất ANLYST 112 3.839286 2.141623 9 1 ERRE 112 -7.964085 35.11787 26.47729 -312.1673 INST 112 4.107143 3.163295 13 0 INTAGTA 112 0.020416 0.030295 0.134576 0 LEVG 112 0.527658 0.209002 0.96127 0.039013 MB 112 1.038248 0.383917 3.164795 0.563977 MVE 112 2,770,000,000,000 10,100,000,000,000 77,700,000,000,000 35,600,000,000 PINST 112 44.65898 28.99153 98.64 0 PRI 112 19753.71 19122.33 128092 3287.6 ROE 112 10,388,304 13134757 42,350,000 -30,460,000 SIGR 112 0.027135 0.004337 0.035824 0.015181 SIGRVOL 112 148941.5 237148.4 1540649 371.7838 VAR 112 15,426,192 40,662,010 330,000,000 220,866.5 VOL 112 152,336.2 314,668.5 2.204.026 95.16

Bên cạnh đó, để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình, ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng 4.3. Kết quả cho thấy giữa một sớ ́u tớ có mới tương quan mạnh với nhau như biến phương sai của trung bình giá mua bán hằng ngày (LVAR) và giá cổ phiếu trung bình hằng ngày (LPRI); biến khối lương giao dịch hằng ngày (LVOL) và độ lệch chuẩn khối lượng giao dịch hằng ngày (LSIGRVOL). Có sự tương quan mạnh giữa các yếu tố tác động lên thành phần bất cân xứng thông tin là do các yếu tố này được thúc đẩy bởi giá cổ phiếu hoặc các thành phần đó cùng đo lường về ́u tớ tương tự như yếu tố VOL hay SIGVOL đều đo lường về khối lượng giao dịch cổ phiếu. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu trong mô hình của Ness và Cộng sự (2001). Theo Ness và Cộng sự (2001) cũng đã chỉ ra các yếu tớ tác động tới bất cân xứng thơng tin có sự tương quan mạnh với nhau và những tương quan này theo tác giả là do sự biến động về giá cố phiếu đồng thời cũng chỉ ra rằng các thành phần có mới tương quan với nhau là do cùng đo lường một yếu tố tương tự.

Bảng 4.3. Ma trận tương quan các biến trong mơ hình

Bảng 4.4. Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính

Kết quả cho thấy, giá cổ phiếu trung bình hằng ngày LNPRI có ý nghĩa tại mức thớng kê 10%, phương sai của trung bình giá mua bán hằng ngày LVAR, độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi LSIGR, có ý nghĩa thớng kê ở mức 1%. Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thớng kê trong mơ hình. Sau đây, bài nghiên cứu sẽ xem xét ảnh hưởng của các biến về mặt ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế:

- Đới với các biến có ý nghĩa thớng kê 1% và 10%:

+ Biến PRI: (Giá cổ phiếu trung bình hằng ngày), biến này có ý nghĩa thớng kê tại mức 10%, biến động giá trung bình hằng ngày có mới tương quan âm với chi phí bất cân xứng thông tin, cho thấy cứ tăng 1% giá trung bình hằng ngày dẫn đến chi phí bất cân xứng thông tin giảm 0.01%. Điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu trung bình hằng ngày càng cao thì mức độ bất cân xứng thơng tin càng ít. Kết quả trên phù hợp với kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu của Ness và Cộng sự (2001)

+ Biến VAR: phương sai của trung bình giá mua bán hằng ngày; biến này có ý nghĩa thớng kê ở mức 1% cho thấy có tương quan mạnh với thông tin bất cân xứng và có mới tương quan đờng biến với mức độ bất cân xứng thông tin. Cứ tăng 1% của phương sai trung bình giá mua bán hằng ngày dẫn đến chi phí bất cân xứng thông tin tăng 0.007%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu mà Ness và Cộng sự (2001) đã nghiên cứu điều này cho thấy những cổ phiếu mà biến động về giá càng lớn thì chi phí bất cân xứng thông tin càng cao.

+ Biến SIGR: Độ lệch chuẩn của suất sinh lợi, biến này cũng có ý nghĩa thớng kê tại mức 1% cũng cho thấy có sự tương quan mạnh với chi phí bất cân xứng thông tin, biến này có mới tương quan đồng biến với mức độ bất cân xứng thông tin, tức là tăng 1% trong độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi dẫn đến chi phí bất cân xứng thông tin tăng 0.098%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu mà Ness và Cộng sự (2001) đã nghiên cứu.

Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thớng kê trong mơ hình, tức là khơng có ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: trung bình khối lượng giao dịch hằng ngày, Độ lệch chuẩn của khối lượng giao dịch hằng ngày, tỷ sớ địn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản vơ hình chia cho tổng tài sản, Giá trị thị trường và sổ sách, giá trị thị trường vốn cổ phần, Số lượng các nhà đầu tư tổ chức sở hữu cổ phần công ty, tỷ lệ % nắm giữ cổ phần trong công ty của các nhà đầu tư tổ chức, sai số lợi nhuận dự báo, số lượng nhà phân tích và tỷ lệ lãi rịng trên vớn chủ sở hữu, tuy nhiên xét về góc độ kinh tế thì các ́u tớ này có mới quan hệ với mức độ bất cân xứng thông tin như sau:

+) VOL (Trung bình khối lượng giao dịch hằng ngày) tuy khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng về mặt kinh tế cho thấy có mới tương quan nghịch biến giữa trung bình khới lượng giao dịch hằng ngày với mức độ bất cân xứng thông tin, mối tương quan này phù hợp với nghiên cứu của Ness (2001)

Cộng sự (2001). Điều này có thể giải thích bởi thị trường chứng khoán ở Việt Nam cịn ảnh hưởng bởi ́u tớ tâm lý đám đông, khi nhiều nhà đầu tư giao dịch về một mã cổ phiếu có thể sẽ ảnh hưởng tâm lý các nhà đầu tư khác và làm cho họ cũng có thể sẽ tham gia giao dịch theo mã chứng khoán đó.

+) LEVG (tỷ sớ địn bẩy tài chính): về mặt kinh tế biến này có mới tương quan nghịch biến với chi phí bất cân xứng, điều này ngược lại với kỳ vọng của Ness(2001), điều này có thể giải thích là việc xem xét tỷ lệ nợ giúp cho nhà đầu tư phân tích được khả năng của công ty trong việc đảm bảo thanh toán cho các chủ nợ và điều đó cũng có thể cho thấy được tình hình hoạt động của công ty theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi.

+) INTAGTA (tỷ lệ tài sản vô hình chia cho tổng tài sản): biến này mang dấu kỳ vọng (-), ngược lại với kỳ vọng ban đầu của Ness và Cộng sự (2001), chứng tỏ rằng mặc dù tài sản vơ hình tuy rất khó định giá nhưng tại các công ty ở Việt Nam thì tỷ lệ này là tương đối nhỏ, nhà đầu tư Việt Nam thường có tâm lý nhìn vào tài sản của cơng ty thì sẽ yên tâm đầu tư hơn.

+) Biến MB (Giá trị thị trường và sổ sách):về mặt kinh tế giá trị này mang kỳ vọng (-), ngược lại với kỳ vọng ban đầu của Ness và Cộng sự (2001), điều này được cho là những cổ phiếu có giá trị thị trường và sổ sách càng cao thì chất lượng cơ hội phát triển càng tốt, và tâm lý các nhà đầu tư sẽ xem những cổ phiếu này sẽ phát triển và họ sẽ yên tâm đầu tư vào những cổ phiếu này hơn.

+) Biến MVE (giá trị thị trường vốn cổ phần), biến này mang kỳ vọng (+). Điều này ngược với kỳ vọng ban đầu của Ness và Cộng sự (2001), điều này cho thấy các cơng ty ở Việt Nam có quy mơ lớn nhưng chưa hẳn là hấp dẫn với nhà đầu tư do thông tin về quy mô thực chất của những công ty này là không chắc chắn.

+) Biến INST (Số lượng các nhà đầu tư tổ chức sở hữu cổ phần công ty), biến này mang kỳ vọng (-), phù hợp với kỳ vọng ban đầu của Ness và Cộng sự (2001).

+) Biến PINST (tỷ lệ % nắm giữ cổ phần trong công ty của các nhà đầu tư tổ chức), biến này mang kỳ vọng (-) đới với chi phí bất cân xứng thơng tin, điều này ngược với kỳ vọng của Ness (2001), điều này có thể là do nhà đầu tư nắm giữ cổ phần đưa thông tin ra thị trường để giữ giá cổ phiếu.

+) Biến ERRE (sai số lợi nhuận dự báo), biến này mang dấu kỳ vọng (+), tức là sai số dự báo lợi nhuận càng cao thì làm cho bất cân xứng thông tin càng lớn. Điều này cũng phù hợp với thị trường ở Việt Nam do nhiều yếu tố việc dự báo này cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố nên làm cho bất cân xứng thông tin càng cao.

+) Biến ANLYST (số lượng nhà phân tích đối với một cổ phiếu) về mặt kinh tế biến này mang dấu kỳ vọng (+) đới với chi phí bất cân xứng thông tin, điều này ngược lại với kỳ vọng của Ness (2001), điều này cho thấy đối với thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng nhà phân tích là các công ty chứng khoán thì việc phân tích phụ thuộc vào nhóm người trong đó có thể có những người khơng thuộc chuyên ngành chứng khoán nên có thể làm nhiễu thơng tin trên thị trường khi đưa ra những nhận định khơng chính xác, bên cạnh đó, những phân tích đưa ra cịn mang tính chủ quan cá nhân của người phân tích.

+) Biến ROE (tỷ lệ lãi rịng trên vớn chủ sở hữu), biến này mang dấu kỳ vọng (+) đới với chi phí bất cân xứng thơng tin, điều này phù hợp với nhận định ban đầu đưa ra.

Ngoài ra, chỉ báo cho thấy “độ phù hợp” của mơ hình R2 điều chỉnh có giá trị 0.76, cho thấy các biến biến động giá, khới lượng giao dịch, địn bẩy tài chính, cơ hội tăng trưởng, tài sản vô hình, sở hữu của các tổ chức, lợi nhuận công ty và quy mô công ty giải thích được 76% cho dự báo chi phí bất cân xứng thông tin.

Từ kết quả trên, ta có mơ hình ước lượng tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là:

Sau khi chạy mô hình hồi quy, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định liên quan đến mô hình hồi quy OLS.

Kiểm định Breusch-Pagan test:

Kiểm định Breusch-Pagan test nhằm kiểm định 1 trong những giả định của phương pháp OLS về phương sai sai sớ khơng đổi, trong đó giả thút H0 cho rằng, phương sai sai số không thay đổi theo thời gian. Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kiểm định Breusch-Pagan

Kết quả kiểm định cho thấy, prob có giá trị 0.25, nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, phù hợp với giả định của phương pháp OLS cho rằng phương sai không đổi.

Kiểm định Breusch-Godfrey LM:

Kiểm định Breusch-Godfrey LM nhằm kiểm định 1 trong những giả định của phương pháp OLS về hiện tượng tự tương quan trong phần dư, trong đó giả thuyết là H0: khơng có hiện tượng tương quan chuỗi trong phần dư. Kết quả kiểm định trình bày trong bảng 4.6 cho thấy giá trị prob>10% nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, nên phần dư khơng có tương quan chuỗi.

Bảng 4.6. Kiểm định Breusch-Godfrey LM

Ngoài ra, kiểm định Portmanteau test cũng nhằm kiểm định giả thuyết “nhiễu trắng” (white noise), với giả thút H0 khơng có tương quan chuỗi. Kết quả kiểm định Portmanteau test có giá trị Prob có giá trị bằng 0.21>0.10, cho thấy “nhiễu trắng” khơng có tương quan chuỗi

Bảng 4.7. Kiểm định Portmanteau test

Tóm lại, đề tài đã nghiên cứu và xác định được mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 là 72.75%. Từ đó xác định các ́u tớ tác động có ý nghĩa đến mức độ bất cân xứng thông tin là giá cổ phiếu trung bình hằng ngày, biến động về tỷ suất sinh lợi và độ biến động về phương sai của trung bình giá mua bán hằng ngày.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Mức độ bất cân xứng thông tin ở Việt Nam năm 2012 là tương đối cao, trung bình ở mức 72.75%, mức độ này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trên sàn giao dịch khác như trong mô hình Ness (2001) kiểm nghiệm trên thị trường chứng khoán NewYork ở mức trung bình là 38.9%.

Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy các biến có ý nghĩa tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin là: Giá trung bình hằng ngày (PRI), độ lệch chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)