CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây
2.2.9. Sự phát triển ngành ngân hàng
Lợi nhuận của các ngân hàng phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển của ngành ngân hàng ở quốc gia đó (Tan và Floros, 2012). Tuy nhiên, cũng tương đối khan hiếm các nghiên cứu đưa biến số này vào mơ hình nghiên cứu lợi nhuận của các ngân hàng. Nghiên cứu đầu tiên đưa sự phát triển ngân hàng để đại diện cho cấu trúc tài chính của quốc gia khi xem xét lợi nhuận của các ngân hàng là cơng trình
của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), các tác giả phân tích lợi nhuận và thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong giai đoạn 1988 – 1995 ở 80 quốc gia trên thế giới. Qua việc ước lượng phương trình hồi quy, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa vốn hóa và lợi nhuận của các ngân hàng. Các tác giả lập luận rằng các ngân hàng hoạt động trong thị trường có sự phát triển ngành ngân hàng càng cao sẽ càng có thể đạt được lợi nhuận càng nhiều với lý do (i) các ngân hàng hoạt động trong thị trường này sẽ ít tốn kém chi phí để huy động các nguồn vốn bên ngồi và do đó sẽ có thể cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng và (ii) khi ngành ngân hàng tại thị trường này tương đối phát triển thì hàm ý rằng quốc gia này đang có tỷ trọng cho vay tương đối cao, do đó sẽ mang lại lợi nhuận nhiều cho các ngân hàng trong thị trường này.
Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu của Tan và Floros (2012) cũng ủng hộ cho các bằng chứng thực nghiệm của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), với việc sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009, các tác giả cho thấy rằng ngành ngân hàng của Trung Quốc càng phát triển sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các ngân hàng đang hoạt động tại quốc gia này.
2.2.10. Sự phát triển thị trường chứng khốn
Ngồi việc thực hiện vay nợ ở các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính, thì các doanh nghiệp có thể tận dụng thị trường chứng khốn để huy động vốn khi cần thiết với mục đích bổ sung vốn kinh doanh cũng như phát triển doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Tan và Floros (2012) cho rằng thị trường chứng khoán càng phát triển, càng chủ động và càng hiệu quả thì quốc gia đấy càng trở nên giàu có.
Một số nghiên cứu thực nghiệm (Demirguc – Kunt và Maksimovic, 1998; Levine và Zervos, 1998; Demirguc – Kunt và Huizinga, 1999, 2001) cho rằng sự phát triển của thị trường chứng khốn có thể dẫn đến sự tăng trưởng cho các cơng ty. Đặc biệt hơn, Demirguc – Kunt và Maksimovic (1998) cho rằng các công ty ở các quốc gia có sự chủ động của thị trường chứng khốn hơn thì có thể tăng trưởng nhanh hơn so với những gì dự báo dựa vào đặc điểm của các cơng ty. Vì vậy, các cơng ty này sẽ có dịng tiền dư thừa khá nhiều và sẽ gia tăng lượng tiền gửi cho các
ngân hàng; kết quả là các ngân hàng sẽ gánh thêm chi phí tiền gửi từ sự gia tăng tiền gửi của các công ty dành cho ngân hàng và dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của các ngân hàng cũng như lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.11. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng sản lượng quốc nội (GDP) là chỉ tiêu đo lường hoạt động của nền kinh tế và cũng là biến số được sử dụng nhiều khi đo lường sự tăng trưởng kinh tế trong một quốc gia bằng việc tính tốn chênh lệch giữa GDP năm t và năm t – 1 so với năm t – 1. Đồng thời, Levine và Zevros (1998) xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế như là một trong các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng và cho rằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngân hàng là cùng chiều. Nhiều nghiên cứu thực hiện xem xét ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lợi nhuận của các ngân hàng. Chẳng hạn như, Sufian và Habibullah (2010) đánh giá tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lợi nhuận của các ngân hàng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các ngân hàng. Kết quả của các tác giả tương tự với các bằng chứng của Pasiouras và Kosmidou (2007) khi cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế thì có tác động đáng kể và là tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng nội địa cũng như các ngân hàng nước ngoài ở 15 quốc gia Châu Âu.
Tuy nhiên, Naceur và Goaied (2001) khi thực hiện nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của cấu trúc tài chính, điều kiện kinh tế vĩ mô và các đặc điểm của ngân hàng đến thu nhập lãi thuần và lợi nhuận của các ngân hàng thì tìm được bằng chứng cho thấy rằng các điều kiện kinh tế vĩ mơ khơng có tác động đến thu nhập lãi thuần và lợi nhuận của các ngân hàng. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Anthanasoglou và các cộng sự nghiên cứu các ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam của Châu Âu cũng tìm thấy rằng GDP khơng thể hiện ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.12. Lạm phát
Lạm phát là một trong các thành phần quan trọng khi phân tích lợi nhuận của các ngân hàng. Revell (1980) tin rằng lạm phát có thể là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng. Giả thuyết này được Boyd và các cộng sự (2001) thực hiện kiểm định. Các tác giả sử dụng nhiều phương pháp ước lượng trong nghiên cứu của tác giả và tìm thấy rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và lợi nhuận của các ngân hàng. Boyd và các cộng sự (2001) kết luận rằng lạm phát có tương quan ngược chiều với lợi nhuận của các ngân hàng.
Asutay và Izhar (2007) đã sử dụng chỉ số giá tiêu dùng làm đại diện cho lạm phát trong nghiên cứu của các tác giả khi xem xét ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, các tác giả tìm thấy rằng lạm phát có tương quan cùng chiều với các cách đo lường lợi nhuận và kết quả này phù hợp với cơng trình nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992), Athanasoglou và các cộng sự (2008)
Ngoài ra, Perry (1992) cho rằng mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận phụ thuộc vào việc lạm phát có được dự báo trước hay khơng? Bởi việc có thể dự báo được lạm phát, các nhà quản lý có thể gia tăng lãi suất cho vay nhanh hơn mức mà chi phí hoạt động gia tăng, cho nên lạm phát sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đối với lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp, lạm phát không thể dự báo được, các nhà quản lý sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn mức mà chi phí hoạt động gia tăng và vì vậy lạm phát sẽ có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.
Bảng 2.1. Tóm lược một số các nghiên cứu trước đây
STT Nghiên cứu
Biến phụ thuộc
Kết quả nghiên cứu và chiều tác động
1 Vong và Chan (2009) ROA Vốn chủ sở hữu (+)
2 Abreu và Mendes (2002) ROA
ROE Vốn chủ sở hữu (+)
4 Trujillo – Ponce (2013)
ROA ROE
Rủi ro tín dụng (-) Thu nhập phi lãi (+)
5 Athanasoglou và các cộng sự (2008) ROA ROE Rủi ro tín dụng (-) Chi phí hoạt động (-) Lạm phát (+)
6 Bourke (1989) ROA Tính thanh khoản (+)
7 Sufian và Habibullah (2010) ROA ROE Thanh khoản (+) Rủi ro tín dụng (+) Chi phí hoạt động (-) Tăng trưởng kinh tế (+)
8 Molyneur và Thornton (1992) ROA
Tính thanh khoản (-) Chi phí hoạt động (+) Lạm phát (+)
9 Albertazzi và Gambacorta (2010) ROE Thuế (-)
10 Tan và Floros (2012) ROA NIM Thuế (-) Sự phát triển ngành ngân hàng (+) Sự phát triển thị trường chứng khoán (-) 11 Ramadan và các cộng sự (2011) ROA
ROE Chi phí hoạt động (-)
12 Demirgur-Kunt và Huiziga (2001) ROA NIM Mức độ tập trung ngành (-) Sự phát triển thị trường chứng khoán (-) 13 Hassan và Bashir (2003) ROA ROE NIM Mức độ tập trung ngành (-) 14 Demirgur-Kunt và Huiziga (1999) ROA NIM Sự phát triển ngành ngân hàng (+)
Sự phát triển thị trường
chứng khoán (-) 15 Levine và Zervos (1998) ROA
Sự phát triển thị trường
chứng khoán (-)
Tăng trưởng kinh tế (+)
16 Pasiouras và Kosmidou (2007) ROA Tăng trưởng kinh tế (+)
17 Phạm Hữu Hồng Thái (2013) ROE Rủi ro tín dụng (-)
18
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)
ROA ROE
Rủi ro tín dụng (-) Thu nhập phi lãi (+)
19
Lê Long Hậu và Phạm Xuân
Quỳnh (2016) ROA
Thu nhập phi lãi (+)
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về về lợi nhuận ngân hàng, khung lý thuyết mà tác giả dựa vào để phân tích lợi nhuận của các ngân hàng là phương pháp tiếp cận cấu trúc (structural approaches). Bên cạnh đó, chương 2 cũng được tác giả tổng hợp các tổng quan các nghiên cứu trước đây về các đặc điểm ngân hàng, đặc điểm ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ mơ tả phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu cũng như dữ liệu nghiên cứu mà bài nghiên cứu sử dụng bao gồm các ngân hàng và giai đoạn quan sát. Đồng thời, đưa ra các mơ hình nghiên cứu và các kết quả của mơ hình nghiên cứu. Sau đó tác giả sẽ tổng hợp, kiểm định mơ hình và phân tích kết quả hồi quy cũng như các giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Mơ hình nghiên cứu 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017, được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng và cơ sở dữ liệu của FiinPro. Trong đó, tác giả thực hiện việc lựa chọn các ngân hàng thương mại cổ phần theo quy trình sau:
- Loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần có tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, các ngân hàng trong tình trạng bị kiểm sốt đặc biệt cũng như các ngân hàng bị mua lại 0 đồng và các ngân hàng bị sáp nhập vào các ngân hàng khác trong thời gian vừa qua.
- Loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần không công bố đầy đủ thơng tin cũng như báo cáo tài chính trong giai đoạn nghiên cứu 2005 – 2017. - Loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần khơng có sẵn số liệu liên tục
trong giai đoạn 2005 – 2017.
Sau khi thực hiện quy trình trên, tác giả có được 26 ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng trong luận văn này. Danh sách cụ thể các ngân hàng thương mại cổ phần được đề cập trong phụ lục 1 của luận văn.
Ngoài việc sử dụng các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần, luận văn cũng sử dụng một số số liệu đại diện cho đặc điểm của ngành ngân hàng cũng như đặc điểm kinh tế vĩ mô. Các số liệu này được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu Phát triển tài chính tồn cầu (Global Financial
Development) và cơ sở dữ liệu Chỉ tiêu phát triển thế giới (World Development Indicators) của WorldBank.
3.1.2. Mơ hình và quy trình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu
Với mục đích xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm bên trong được thể hiện bởi các đặc điểm của ngân hàng và các đặc điểm bên ngoài được đại diện bởi đặc điểm của ngành ngân hàng và các đặc điểm kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017, luận văn sử dụng mơ hình nghiên cứu của Tan và Floros (2012) đã sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả với tên đề tài “Lợi nhuận của ngân hàng và lạm phát: trường hợp của Trung Quốc”. Cụ thể, phương trình ước lượng được trình bày như sau:
𝑃𝑒𝑟𝑓𝑜𝑟𝑚𝑎𝑛𝑐𝑒𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛼 ∗ 𝑃𝑒𝑟𝑓𝑜𝑟𝑚𝑎𝑛𝑐𝑒𝑖𝑡−1+ 𝛽1∗ 𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 + 𝛽2∗
𝐶𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡+ 𝛽3 ∗ 𝐿𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡+ 𝛽4∗ 𝑇𝑎𝑥𝑖𝑡 + 𝛽5∗ 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡+ 𝛽6∗ 𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡+ 𝛽7∗
𝑁𝑜𝑛𝑖𝑛𝑡𝑖𝑡 + 𝛾 ∗ 𝑋𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 (1)
Trong đó, 𝑃𝑒𝑟𝑓𝑜𝑟𝑚𝑎𝑛𝑐𝑒𝑖𝑡 là lợi nhuận của ngân hàng được đại diện bởi hai chỉ số là 𝑅𝑜𝑎𝑖𝑡 và 𝑅𝑜𝑒𝑖𝑡. 𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 là quy mô của ngân hàng, 𝐶𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 là rủi ro tín dụng, 𝐿𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 thể hiện khả năng thanh toán, 𝑇𝑎𝑥𝑖𝑡 thể hiện thuế mà ngân hàng đang gánh chịu, 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng, 𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 là hiệu quả chi phí của ngân hàng, 𝑁𝑜𝑛𝑖𝑛𝑡𝑖𝑡 thể hiện thu nhập phi lãi, 𝑋𝑖𝑡 là tập hợp các biến số thể hiện đặc điểm của ngành ngân hàng và đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Và 𝜀𝑖𝑡 là sai số của mơ hình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Luận văn thực hiện quy trình nghiên cứu như sau: Bước 1: Thống kê mô tả
Luận văn thực hiện thống kê mô tả các biến nghiên cứu thông qua việc sử dụng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị lớn nhất để có thể tổng quan các biến trong luận văn.
Tác giả phân tích ma trận tương quan giữa các biến số trong luận văn nhằm xem xét mối tương quan tuyến tính đơn biến giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, và cũng xem xét mức độ tương quan giữa các biến độc lập để xem liệu có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu hay khơng. Trong trường hợp tồn tại thì việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM là điều cần thiết và có thể khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến.
Bước 3: Hồi quy và phân tích kết quả ước lượng
Tác giả tiến hành hồi quy phương trình nghiên cứu với hai biến phụ thuộc tương ứng là ROA và ROE. Từ đó phân tích sơ lược mối quan hệ giữa các biến. Đồng thời, do phương pháp ước lượng GMM có thể khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh cho nên chỉ cần kết quả ước lượng từ phương pháp GMM là đáng đáng tin cậy thì các vấn đề ước lượng có thể sẽ được giải quyết. Từ đó, tác giả phân tích kết quả đạt được từ việc ước lượng phương trình nghiên cứu tương ứng với hai biến phụ thuộc
3.2. Đo lường biến
3.2.1. Lợi nhuận ngân hàng
Với việc đo lường lợi nhuận của các ngân hàng, các nghiên cứu trước đây có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu chủ yếu sử dụng hai tỷ số là ROA và ROE. Theo Flamini và các cộng sự (2009), ROA là một đại diện tốt hơn so với ROE bởi vì việc phân tích dựa vào ROE thì khơng xem xét đến địn bẩy tài chính. Mặt khác, Goddard và các cộng sự (2004) lập luận rằng việc sử dụng ROE là thích hợp hơn ROA. Trong nghiên cứu của Goddard và các cộng sự (2004), sử dụng biến ROE là biến phụ thuộc và dùng để đo lường cho lợi nhuận của ngân hàng thương mại. ROE càng cao cho thấy ngân hàng càng hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Vì vậy, theo như sự đề nghị của các nghiên cứu trước đây bao gồm Dietrich và Wanzenried (2011), Phan Thị Hằng Nga (2011), Tan và Floros (2012) khi đo lường lợi nhuận của các ngân hàng, tác giả sử dụng hai biến số là ROA được tính
tốn bởi lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu để nhằm gia tăng độ tin cậy đối với các kết quả nghiên cứu mà luận văn có được.
3.2.2. Đặc điểm ngân hàng
Quy mô ngân hàng
Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây về lợi nhuận của ngân hàng, quy mô được xem xét là yếu tố quan trọng trong việc xác định lợi nhuận của ngân hàng và thường được đo lường bởi tổng tài sản của ngân hàng. Có thể nhận thấy rằng, quy mơ của ngân hàng có liên quan đến việc đa dạng hóa của ngân hàng và điều này sẽ ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận mà ngân hàng gánh chịu. Lợi thế kinh tế được thể