Biến Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát NIM 0,033961 0,097530 0,009437 0,012880 240 CAP 0,106649 0,462446 0,040618 0,057026 240 CR 0,013132 0,037017 0,000553 0,005542 240 IP 0,010575 0,069508 -0,020051 0,007839 240 MQU 0,725722 1,524751 0,292649 0,159245 240 LS 0,524358 0,851685 0,113904 0,137420 240 TOA 30,88007 34,72300 20,13123 3,347357 240 LIQ 0,039212 0,193745 0,003768 0,031494 240 SBV 0,105381 1,000000 0,000000 0,282898 240 LST 0,250000 1,000000 0,000000 0,433918 240 GDP 0,060440 0,068100 0,050300 0,005966 240 CPI 0,084340 0,229700 0,006300 0,067843 240
Nguồn thông tin: thống kê của tác giả
Bảng trên mơ tả giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn của mẫu quan sát trong nghiên cứu. Theo đó, tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng có giá trị trung bình ở mức 3,39% so với tổng tài sản. Giá trị NIM lớn nhất là 9,75% tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2008 và giá trị thấp nhất tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM năm 2013 (có giá trị 1,28%).
Về biến mức ngại rủi ro của các Ngân hàng - CAP (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) có giá trị thấp nhất là 4,06% tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam năm 2017 và cao nhất 46,24% tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt năm 2008 (5,7%). Mức ngại rủi ro có giá trị trung bình ở mức 10,66%. Theo Quy định tại Thông
tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, các Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu riêng lẻ (CAR) là 9% (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng (=) vốn tự có riêng lẻ/tổng tài sản có riêng lẻ). Với các Ngân hàng có chỉ số CAP thấp như hiện nay đang phụ thuộc dần vào nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu ra bên ngồi để đảm bảo hệ số CAR là 9%. Ví dụ, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam năm 2017, tổng khối lượng trái phiếu đang phát hành có giá trị 83.738 tỷ VNĐ, tăng 17.096 tỷ VNĐ so với thời điểm cuối năm 2016.
Về biến rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng của tồn hệ thống Ngân hàng Việt Nam có giá trị bình qn tương đối thấp, ở mức 1,31%/tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy các ngân hàng đang kiểm soát việc cho vay, đảm bảo chỉ số rủi ro tín dụng khơng q 3% tổng dư nợ cho vay. Giá trị CR thấp nhất tại Ngân hàng Tiên Phong năm 2008 (0,05%) và cao nhất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2008 (3,7%). Nhìn chung các Ngân hàng trong nghiên cứu này là những Ngân hàng lớn đã niêm yết, hoặc các Ngân hàng tương đối lành mạnh về báo cáo tài chính và được cơng bố trên website.
Về biến chi phí trả lãi ngầm (IP) có giá trị trung bình ở mức 1,05% tổng tài sản của Ngân hàng. Trong đó, giá trị lớn nhất tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011: 6,95% và chi phí trả lãi ngầm thấp nhất ở Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương năm 2009 (-2,01%). Chi phí trả lãi ngầm của các Ngân hàng có độ lệch chuẩn là 0,07%. Nhìn chung tỷ lệ chi trả lãi ngầm của các Ngân hàng Việt Nam khơng q lớn (bình quân khoảng 1%).
Về biến chất lượng quản lý của Ngân hàng (MQU) có giá trị trung bình 72,57%. Đa số các Ngân hàng Việt Nam có tỷ số MQU đều dưới 1 (<1) ngoại trừ Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 (có giá trị 152,47%). Nguyên nhân tăng đột biến của TPBank năm 2011 do Ngân hàng hạch tốn trích lập thêm một số loại chi phí theo Quyết định của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Chất lượng quản lý có giá trị thấp nhất là 29,2% tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam năm 2017.
Tỷ lệ chất lượng quản lý càng thấp, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng cao. Về biến quy mô hoạt động cho vay: đối với các Ngân hàng tại Việt Nam, bình quân các Ngân hàng sử dụng 52,43% tổng nguồn vốn dành cho hoạt động cho vay. Tỷ lệ cho vay cao nhất tại Ngân hàng TMCP Phương Đông năm 2008 (85,17%) và thấp nhất tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2008 (11,39%).
Về biến khả năng thanh khoản của Ngân hàng (LIQ): Chỉ tiêu LIQ thể hiện khả năng thanh khoản của Ngân hàng, chỉ số này cao nhất ở Ngân hàng TCMP Đông Nam Á năm 2011 (19,37%) và thấp nhất tại Ngân hàng TCMP Sài Gòn – Hà Nội năm 2013 (0,38% tổng tài sản). Bình quân các Ngân hàng đạt 3,39%. Việc duy trì tỷ lệ LIQ cao dẫn đến nguồn vốn của của Ngân hàng không được sử dụng hiệu quả, tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ thanh khoản thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, quy mô và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tiếp qua các năm. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Theo đó, hệ số an tồn vốn tối thiểu của các Ngân hàng được quy định ở mức 8%. Tuy nhiên, CAR có sự thay đổi, cụ thể thay vì dùng cơng thức vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại Thơng tư 36/2014/TT-NHNN thì nay phần mẫu số tính cả Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường… Điều này dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng tính theo cách tính mới có thể giảm mạnh. Nhiều ngân hàng có thể chưa đáp ứng được quy định của Ngân hàng nhà nước. Do đó, yêu cầu bắt buộc tăng vốn chủ sở hữu là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại hiện nay. Nhiều ngân hàng đã và đang tìm các tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần cho cổ động hiện hữu, thực hiện chia cổ tức bằng cổ phần hay tìm nhà đầu tư chiến lược từ bên ngoài,.... Điều này khiến cho khoản mục vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính ngân hàng tăng đột biến.
Vốn chủ sở hữu gia tăng một mặt giúp các ngân hàng thể hiện khả năng thanh tốn tốt hơn bằng chính nguồn vốn của mình trước các rủi ro kinh doanh. Nhưng mặt
khác, việc phải đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định rất lớn trong một khoản thời gian ngắn khiến nhiều ngân hàng không đủ khả năng quản lý được nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị của các ngân hàng.
Từ việc tăng vốn này và sự cạnh tranh gay gắt trong việc mở rộng hệ thống hoạt động, tài sản của các ngân hàng khơng ngừng gia tăng. Tương tự, ngồi mặt tích cực là tạo hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh tốt, việc gia tăng tài sản cũng làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng. Đi cùng với các thay đổi trên, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng gia tăng qua các năm từ các khoản chi lương nhân viên, chi phí.
4.2.2. Kiểm định sự tương quan giữa các biến:
Để kiểm định sự tương quan giữa các biến, tác giả sử dụng ma trận hiệp phương sai. Thông qua việc sử dụng ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến là cơ sở cho việc nhận xét các mối quan hệ tương quan giữa các biến.
Nghiên cứu trước đây của Damodar N. Gujarati (2003) cho rằng hệ số tương quan giữa các biến vượt quá 0,8 sẽ là dấu hiệu cho thấy mơ hình gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng. Khi đó, dấu của các hệ số trong mơ hình hồi quy có thể bị thay đổi, dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch.
Tuy nhiên, các hệ số tương quan trong ma trận hiệp phương sai chỉ cho ta cái nhìn đầu tiên, những dấu hiệu về khả năng đa cộng tuyến chứ không đủ cơ sở kết luận mơ hình có đa cộng tuyến hay khơng. Bởi vì hệ số tự quan khơng thể phát hiện mối quan hệ tương quan giữa một biến với một nhóm biến. Chính vì thế, nghiên cứu cũng thực hiện thêm hồi quy để tính VIF (Variance Inflation Factor) nhằm đưa ra kết luận về mơ hình đa cộng tuyến.