Giải pháp nâng cao quản lý và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT (Trang 28 - 33)

Phần 3: Giải pháp nâng cao quản lý và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT

3.2. Giải pháp nâng cao quản lý và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT

3.2.1 Những kiến nghị về quản lý .

Khuyến khích và dần đi đến bắt buộc dùng hóa đơn trong đó có tỉ lệ thuế GTGT phải đóng, tổng số hàng và tổng số tiền phải trả. Khách hàng mua hàng, dù muốn lấy hay không thì máy vẫn cứ in ra 2 hoá đơn - một cho cửa hàng và một cho người mua. Trên thực tế tâm lý người mua đều muốn có hoá đơn để kiểm tra số lượng hàng đã mua, chứng minh địa điểm, thời gian mua hàng và quan trọng hơn là để có thể mang trả lại hoặc đổi hàng nếu không vừa ý. Hoặc khi cần nó là chứng từ kê khai thuế thu nhập. Chính vì vậy, thông qua máy này vừa thuận tiện cho người mua, người bán, vừa tránh được gian lận, vừa dễ cho cơ quan thuế kiểm tra.

Phối hợp với các cơ quan pháp luật, quản lý thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp in ấn hóa đơn, chứng từ giả, buôn bán hoá đơn giả, hoá đơn thật. Thành lập các Trung tâm tư vấn thuế GTGT, hướng dẫn doanh nghiệp kê khai chính xác thuế GTGT, đồng thời cung cấp thông tin về thuế GTGT hoặc thuế gần giống với thuế GTGT ở các nước nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường các nước này

Ngành thuế cùng với các công ty phần mềm, các chuyên viên tin học không ngừng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các phần mềm tin học phục vụ việc quản lý thông tin, hồ sơ doanh nghiệp và tra cứu, quản lý thuế. Cũng cố và thể chế hoá những quy định về hệ thống tin học tại từng cấp.

. Trong thực tế cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng hoá đơn bán hàng, giá bán là đã có thuế GTGT, trên hoá đơn không ghi tách riêng giá bán và thuế GTGT đầu ra. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào mà phải tính vào chi phí. Việc xác định GTGT để tính thuế không có đủ căn cứ nên phải áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu hoặc ấn định khoán, do đó mang tính chủ quan nên tác dụng tính theo phương pháp này bị hạn chế , hiệu quả thấp. Chính vì vậy cơ quan tài chính cần xây dựng hệ thống phương pháp tính thuế phù hợp hơn.

3.2.2. Những kiến nghị về hạch toán. 3.2.2.1. Về hoá đơn

Trong thời gian qua có rất nhiều trường hơp in hoá đơn giả, rồi mua hoá đơn khống làm thất thoát nguồn thu thuế và thâm hụt ngân sách khi hoàn thuế không đúng. Vì vậy các cơ quan tài chính cần có một cơ chế quản lý hoá đơn chặt chẽ, kiểm soát quá trình lưu chuyển của hoá đơn trên thị trường.

Phải ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát quá trình vận hành của hoá đơn. Ngành thuế cần thực hiện việc nối mạng trong toàn quốc với chương trình ứng dụng thống nhất từ cấp Tổng cục đến cấp các Chi cục. Theo quy định hiện hành hàng

tháng các đối tượng nộp thuế phải kê khai số lượng hoá đơn đầu vào, đầu ra gửi cho cơ quan thuế. Tuy nhiên do hạn chế về số lượng cán bộ, ngành thuế mới chỉ nhập tờ khai thuế GTGT vào hệ thống máy tính, còn các bảng kê khai hoá đơn chỉ lưu trữ như một tài liệu tham khảo đối chiếu khi có nhu cầu cần xác minh, do đó ngành thuế cần phải xây dựng được chương trình cập nhật thông tin về các loại hoá đơn đã sử dụng vào hệ thống máy tính trong phạm vi toàn quốc.

Phải kết nối thông tin giữa kho bạc nhà nước và hệ thống thuế. Nhà nước nên quy định các ngành khác cũng khai thác sử dụng mã số thuế của các cơ sở kinh doanh để tiện theo dõi thống nhất quản lý.

3.2.2.2. Về phương pháp hạch toán

Về hạch toán hoàn thuế GTGT

Ta cần mở thêm hai tài khoản chi tiết cho tài khoản 133: 1333, 1334 Tài khoản 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn":

Tài khoản này sử dụng để theo dõi thuế GTGT đã đề nghị hoàn Bên Nợ: phản ánh số thuế GTGT đã đề nghị hoàn.

Bên Có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn lại, số thuế GTGT nhận được quyết định không được hoàn phải tính vào chi phí.

Dư Nợ: Phản ánh số thuế đã đề nghị hoàn nhưng chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế.

Tài khoản 1334 "Thuế GTGT đã được hoàn phải thu":

Tài khoản này theo dõi thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn nhưng chưa nhận được tiền hoàn.

Bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã được hoàn theo quyết định Bên Có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được tiền hoàn.

*Định khoản:

Khi doanh nghiệp lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế và gửi cho cơ quan thuế, ghi: Nợ 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn"

Có TK 1331, 1332

Khi nhận được quyết định hoàn thuế, ta xử lý như sau:

Phần không được hoàn do cơ quan thuế loại ra thì tính vào chi phí, ghi: Nợ 621, 627, 632, 641, 642, 142...

Có 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn".

Phần được hoàn chuyển thành khoản thuế GTGT được hoàn phải thu, ghi: Nợ 1334 "thuế GTGT đã được hoàn phải thu"

Có 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn". Khi nhận được tiền hoàn thuế, ghi:

Nợ 111, 112;

Có 1334" Thuế GTGT đã được hoàn phải thu".

Về miễn giảm thuế GTGT

Để giải quyết bất cập này cần căn cứ vào thực tế của doanh nghiệp đã nộp thuế chưa hay mới chỉ tính thuế phải nộp. Trường hợp nếu đối tượng nộp thuế mới hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp thì trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập, ghi:

Nợ 3331 Có 711

Nếu đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập và ghi tăng phải thu khác:

Nợ 1388 Có 711

- Khi doanh nghiệp nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112

Có 1388.

- Trường hợp doanh nghiệp không thoái thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của kỳ phải nộp thuế tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi:

Nợ 3331

Có 1388.

(Theo: www.kiemtoan.com.vn)

KẾT LUẬN

Như vậy luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó cũng như những nỗ lực của các cơ quan tài chính để tạo ra luật thuế giá trị gia tăng ngày càng phù hợp, công bằng và thuận lợi hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Đề tài của em là: “Những lý luận cơ bản về thuế giá trị gia tăng và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay”. Trong thời gian làm đề án em đã vận dụng các kiến thức đã học, các kinh nghiệm, cũng như tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo để phục vụ cho đề tài này. Đề án này không thể tránh được những thiếu sót.

Em mong được sự góp ý và động viên của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT (Trang 28 - 33)