Mơ hình
Hệ số hồi qui chƣa chuẩn hóa
Hệ số hồi qui chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch
chuẩn Beta Dung sai VIF
1 Hằng số 1.957 0.353 5.544 0.000 HD 0.360 0.060 0.313 5.978 0.000 0.895 1.118 DSD 0.223 0.039 0.304 5.680 0.000 0.854 1.171 RR -0.264 0.052 -0.265 -5.038 0.000 0.882 1.133 TH 0.227 0.060 0.203 3.753 0.000 0.837 1.194 CP -0.161 0.045 -0.191 -3.609 0.000 0.876 1.141
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Các biến đếu có hệ số phóng đại phương sai VIF < 10, điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.
Từ bảng trên ta cũng xét ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong mơ hình thơng qua kiểm định t với giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0. Giả thuyết H0 đồng nghĩa với giả thuyết các biến độc lập và biến phụ thuộc khơng có quan hệ tuyến tính. Kết quả từ bảng trên cho thấy 5 biến độc lập là cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí đều có hệ số Sig. trong kiểm định t nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng các hệ số hồi quy riêng phần của tổng thể bằng 0 với độ tin cậy 95%. Như vậy, các hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy tuyến tính.
- 0 . 1 9 1 H 5 H 4 H 3 H 2 H 1 Cảm nhận hữu dụng Cảm nhận dễ sử dụng Cảm nhận về rủi ro Cảm nhận về thương hiệu Cảm nhận về chi phí Ý định sử dụng Ebanking 0 . 3 1 3 0 . 3 0 4 - 0 . 2 6 5 0 . 2 0 3
Căn cứ vào kết quả hồi quy tuyến tính trên, mơ hình kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
Hình 4.1. Mơ hình kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Mơ hình kết quả nghiên cứu trên cho thấy 5 thành phần: Cảm nhận hữu dụng (HD), cảm nhận dễ sử dụng (DSD), cảm nhận về rủi ro (RR), cảm nhận về thương hiệu (TH), cảm nhận về chi phí (CP) có ảnh hưởng quan trọng đến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking (YD). Thứ tự tầm quan trong của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì mức độ tác động đến biến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking càng nhiều.
Hình 4.2. Đồ thị tần số Histogram
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Kết quả hồi quy cũng cho ta thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean = 7.63E-16) và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.985 tức là gần bằng 1. Do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.
Hình 4.3. Đồ thị tần số P-P Plot
Từ đồ thị tần số P-P Plot trên cho thấy điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Ngoài ra, qua đồ thị phân tán Scatterplot dưới đây cho thấy sự phân tán đều, không tạo thành một hình dạng nào. Điều này cho thấy giả thuyết về liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.4. Đồ thị phân tán Scatterplot
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Qua kết quả phân tích hồi quy trên , chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết sau được chấp nhận
- H1: Cảm nhận hữu dụng ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử dụng
Ebanking
- H2: Cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử dụng
Ebanking
- H3: Cảm nhận về rủi ro ảnh hưởng ngược chiều (âm) đến ý định sử dụng
Ebanking
- H4: Cảm nhận về thương hiệu ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử
dụng Ebanking
- H5: Cảm nhận về chi phí ảnh hưởng ngược chiều (âm) đến ý định sử dụng
4.5. Kiềm định Independent sample T-Test và Kiểm định ANOVA
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test từ phần mềm SPSS ta được bảng sau:
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test theo giới tính Giới tính
Biến
Kiểm định Levene Kiểm định T-Test
Sig. Sig.
Ý định 0.462 0.165
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của hai nhóm nam và nữa ngang bằng nhau. Xét đến kiểm định T-Test có giá trị sig. > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
Kết quả kiểm định ANOVA từ phần mềm SPSS ta được bảng sau:
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi Độ tuổi Độ tuổi
Biến
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
Sig. Sig.
Ý định 0.082 0.243
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm độ tuổi ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
Tiến hành chạy ANOVA theo nhóm nghề nghiệp với ý định sử dụng dịch ebanking trên phần mềm SPSS, tác giả được kết quả như sau:
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Nghề nghiệp
Biến
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
Sig. Sig.
Ý định 0.196 0.687
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm nghề nghiệp ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm nghề nghiệp đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
Kết quả từ kiểm định ANOVA, ta được bảng sau:
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định ANOVA theo thu nhập Thu nhập Thu nhập
Biến
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
Sig. Sig.
Ý định 0.290 0.188
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm thu nhập ngang bằng
nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm thu nhập đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.
4.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo thời gian sử dụng internet ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
Tiến hành kiểm định anova trên phần mềm SPSS, ta được bảng sau:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ANOVA theo thời gian sử dụng internet Thời gian sử dụng internet Thời gian sử dụng internet
Biến
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
Sig. Sig.
Ý định 0.468 0.785
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014 của tác giả)
Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm thời gian sử dụng internet ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm thời gian sử dụng internet đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.6.1. Về tác động của các nghiên cứu đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử:
Qua kết quả phân tích hồi quy các yếu tố Cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về thương hiệu có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của người dân tại địa bàn Tỉnh Long An. Cảm nhận về rủi ro và cảm nhận về chi phí có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An. Ảnh hưởng của 5 yếu tố này lần lượt là 0.313 (cảm nhận hữu dụng), 0.304 (cảm nhận dễ sử dụng), -0.265 (cảm nhận về rủi ro), 0.203 (cảm nhận về thương hiệu), -0.191 (cảm nhận về chi phí). Các yếu tố này giải thích được
58,4% độ biến thiên của ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An. Điều này chứng tỏ
- Một là, ngồi năm yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu còn những yếu tố khác tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An nhưng chưa được khám phá và đưa vào mơ hình nghiên cứu.
- Hai là, cường độ tác động của năm yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu sắp xếp theo thứ tự là là cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí. Kết quả này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Đối với cảm nhận hữu dụng: là yếu tố được giải thích dưới gốc độ khách hàng hiện nay mong muốn dịch vụ ebanking ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, có thể sản phẩm liên kết với hệ thống ebanking của ngân hàng ... cho nên sự hữu dụng của dịch vụ ebanking sẽ luôn được khách hàng quan tâm.
Đối với cảm nhận dễ sử dụng: do các ngân hàng hiện nay ngày càng chú trọng phát triển dịch vụ ebanking để nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong điều kiện các các sản phẩm truyền thống như cho vay, huy động đang có dấu hiệu chững lại, khơng đóng góp nhiều lợi nhuận như trước đây. Vì vậy, các ngân hàng phải càng ngày cải tiến các sản phẩm khác như Ebanking để làm sao tiếp cận khách hàng dễ dàng, thuận lợi, tạo cho khách hàng dễ dàng sử dụng nhất, thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, mạng lưới internet tại Việt Nam nói chung và tại Long An nói riêng gần như là đã phủ sóng hết từng xã phường, nên khách hàng dễ dàng sử dụng dịch vụ ebanking.
Đối với cảm nhận về rủi ro: hiện nay mạng lưới internet phát triển rộng khắp, nhưng hệ thống an mạng của các ngân hàng vẫn chưa có độ bảo mật cao. Tình hình thực tế là vẫn cịn nhiều vụ lừa đảo, ăn cắp thông tin tài khoản, ăn cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ ebanking yếu tố rủi ro được khách hàng quan tâm hơn so với các dịch vụ khác.
Đối với cảm nhận về thương hiệu: Cảm nhận về thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tỉnh
Long An. Các ngân hàng hiện nay đang ngày càng chú trọng hơn trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều ngân hàng đã phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và các nhân viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp nhằm làm cho khách hàng cảm thấy tự tin hơn, an tâm, thoải mái khi giao dịch với ngân hàng. Các tiêu chi này cũng được khách hàng quan tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ ebanking.
Đối với cảm nhận về chi phí: khi sử dụng bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào khách hàng ln quan tâm đến lợi ích nhận được và chi phí phải bỏ. Bởi vì khách hàng ln muốn giá trị tối đa trong phạm vi túi tiền, cơng sức và trình độ hiểu biết của mình.Vì vậy, yếu tố chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.
4.6.2. Về sự khác biệt của các đặc điểm cá nhân tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử: dịch vụ Ngân hàng điện tử:
Kết quả tổng hợp đánh giá các đặc điểm cá nhân tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của người dân tại địa bàn Tỉnh Long An theo được trình bày như sau:
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm định Independent sample T-Test và One- Way ANOVA
Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Thu nhập Thời gian sử dụng internet Ý định
Trong đó:
: Có sự khác biệt
: Khơng có sự khác biệt
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)
Kết quả cho thấy tại mức ý nghĩa 95% tác giả có thể khẳng định: khơng có sự khác biệt đối với các đặc điểm các nhân.
4.6.3. So sánh kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trƣớc đây
4.6.3.1. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm năm 2012
Đề tài nghiên cứu của tác giả này là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) của người dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Sản phẩm đề tài nghiên cứu của tác giả là dịch vụ Ngân hàng điện tử, đây cũng là loại hình dịch vụ có liên quan đến công nghệ nên tác giả đã chọn mơ hình nghiên cứu của Sundarraj & Manochehri năm 2011 tương tự với mơ hình nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu của tác giả trên để nghiên cứu.
Điểm khác biệt đầu tiên về kết quả nghiên cứu: trong phần nghiên cứu của tác giả thì Cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng là hai yếu có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng còn trong kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm yếu tố có mức ảnh hưởng mạnh nhất là cảm nhận về thương hiệu.
Điểm khác biệt thứ hai là thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng khác nhau. Trong nghiên cứu của tác giả thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố như sau: cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm thi theo thứ tự sau: cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng, cảm nhận về chi phí, cảm nhận về rủi ro.
Điểm mới nghiên cứu của tác giả là xác định lại mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cho phù hợp với sản phẩm mà mình nghiên cứu. Từ đó tác giả có thể đưa ra một số hàm ý chính sách phù hợp hơn.
4.6.3.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nhóm sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Huế năm 2010
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả trên là “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại Thành phố Huế”. Sản phẩm đề tài nghiên cứu này tương đồng với đề tài nghiên cứu của tác giả.
Điểm khác biệt đầu tiên: Trong nghiên cứu của nhóm tác giả trên thì cho rằng thái độ yếu tố tác động chính đến ý định sử dụng và các yếu tố cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng thông qua yếu tố thái độ.
Ngoài ra, trong nghiên cứu của nhóm tác giả này cịn có các yếu tố bên ngoài tác động đến hai yếu tố cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng là đặc điểm cá nhân, yếu tố rủi ro cảm nhận, sự tự chủ và sự thuận tiện. Trong khi đó, đề tài nghiên cứu của tác giả các yếu tố cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận thương hiệu, cảm nhận rủi ro, cảm nhận chi phí đều tác động trực tiếp đến ý định sử dụng.
Điểm khác biệt thứ hai: trong kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cho thấy yếu tố thái độ có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, kế tiếp cảm nhận dễ sử dụng. Trong kết quả nghiên cứu của tác giả yếu tố cảm nhận hữu dụng có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp mới là cảm nhận dễ sử dụng.
Điểm mới nghiên cứu của tác giả là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng khác với các yếu tố của đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả trên