CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Kết quả nghiên cứu
3.5.1. Thống kê mô tả
Dữ liệu nghiên cứu của các biến được thu thập từ BCTC của 25 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016 sau khi qua xử lý bằng phần mềm thống kê STATA có những thơng số thống kê sau đây:
3.5.1.1. Tỷ lệ thanh khoản
Tỷ lệ thanh khoản của 25 NHTMCP trong giai đoạn 2007-2016 là khá cao với giá trị trung bình là 0.296, giá trị nhỏ nhất là 0.064 và giá trị cao nhất là 0.656. Phương sai là 0.1108.
Dựa vào nguồn dữ liệu có thể thấy được ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhất là NHTMCP Đông Nam Á với giá trị là 0.656 vào năm 2011 và giá trị nhỏ nhất thuộc về NHTMCP Việt Á với giá trị là 0.064. Đây cũng là khoản thời gian vừa chấm dứt cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
3.5.1.2. Tăng trưởng GDP
Việt Nam là một nước mà nền kinh tế tất cả các năm đều có sự tăng trưởng. Nhìn vào các thơng số, ta có thể thấy tăng trưởng GDP qua các năm khá ổn định vào khoảng 5% tới 6%. Giá trị trung bình trong giai đoạn 2007-2016 là 6.27%, giá trị nhỏ nhất là 5.25% và giá trị lớn nhất là 8.46%.
3.5.1.3. Lạm phát
Lạm phát giai đoạn 2007-2016 của Việt Nam có sự thay đổi không đều. Trong đó giá trị cao nhất lên tới 22% vào năm 2008 do sự khủng hoảng tài chính tồn cầu. Và giá trị thấp nhất là 2% vào năm 2016.
3.5.1.4. Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng lớn nhất tập trung ở 4 NHNN là Agribank, Vietcombank, BIDV và Vietinbank vì đây là 4 NHNN có nguồn vốn lớn nên tổng tài sản của chúng cũng là lớn nhất trong hệ thống NH. Ta có thể thấy giá trị trung bình của biến SIZE sau khi lấy logarit tổng tài sản là 31.79, giá trị cao nhất là 34.54 thuộc về BIDV vào năm 2016 và giá trị nhỏ nhất là 27.52 thuộc về NHTMCPCP Việt Á vào năm 2007.
3.5.1.5. Nợ xấu
Nhìn chung, tình hình nợ xấu của các NH trong giai đoạn 2007-2016 khá ổn định và duy trì ở mức vừa phải với giá trị trung bình là 2.36%. Giá trị nhỏ nhất là 0.08% vào năm 2007 thuộc về ngân hàng Á Châu và giá trị cao nhất là 11.4% thuộc về NHTMCPCP Sài Gòn vào năm 2010.
3.5.1.6. Khả năng sinh lợi
Đa số những năm qua các NHTMCP đều làm ăn có lãi với giá trị trung bình trong giai đoạn 2007-2016 là 1.6%. Trong đó ngân hàng có ROA cao nhất là NHTMCP Sài Gòn với giá trị là 9.34% vào năm 2010. Và duy nhất một ngân hàng có lỗ trong giai đoạn này đó là NHTMCP Việt Á với mức lỗ là 2.56% vào năm 2014.
3.5.1.7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng có sự khơng đồng đều. Trong giai đoạn 2007-2016, giá trị tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của các NH là 11.23%. Giá trị tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất là 81% thuộc về NHTMCP Việt Á vào năm 2008. Và giá trị thấp nhất là Agribank với giá trị 4.1% vào năm 2009.
3.5.1.8. Lãi suất biên
Giá trị lãi suất biên biến động không đều giữa các NH và giữa các năm. Giá trị lãi suất biên trung bình trong giai đoạn 2007-2016 là 2.87%. Giá trị lãi suất biên cao nhất là 7.29% thuộc về NHTMCP Sài Gòn vào năm 2012. Và giá trị thấp nhất là 0.43% thuộc về NHTMCP Phát triển nhà TPHCM vào năm 2013.
3.5.2. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan nhằm xem xét các sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
[Xem Phụ lục III]
Thơng qua kết quả ta có thể thấy:
+ Các biến độc lập GDPC, IFLC, ROA, CAP, FIC, LC có tác động cùng chiều đến LA
+ Các biến độc lập SIZE, NPL, IRM có tác động ngược chiều đến LA
Nhìn vào hệ số tương quan, có thể thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng do các hệ số tương quan đều bé hơn 0.8.
3.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng
Bài nghiên cứu này sẽ lần lượt phân tích hồi quy bằng phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) với 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
3.5.3.1 Phương pháp kiểm định tác động cố định (FEM)
Kết quả từ sử dụng phần mềm Stata để phân tích hồi quy theo phương phép FEM:
[Xem Phụ lục IV]
Kết quả kiểm định bằng phương pháp FEM thông qua phần mềm STATA cho thấy các biến IFLC, ROA có tác động cùng chiều đến LA với mức ý nghĩa 5%. Biến IRM có tác động ngược chiều đến LA với mức ý nghĩa 5%
3.5.3.2 Phương pháp kiểm định tác động ngẫu nhiên (REM)
Kết quả từ sử dụng phần mềm Stata để phân tích hồi quy theo phương phép REM:
[Xem Phụ lục V]
Kết quả kiểm định bằng phương pháp REM thông qua phần mềm STATA cho thấy các biến IFLC, ROA, có tác động cùng chiều đến LA với mức ý nghĩa 5%. Biến IRM có tác động ngược chiều đến LA với mức ý nghĩa 5% tương tự như phương pháp FEM.
3.5.3.3 Kiểm định Hausman
Để lựa chọn phương pháp phù hợp hơn với mơ hình giữa 2 phương pháp FEM và REM, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman để kiểm tra:
[Xem Phụ lục VI]
Nhìn vào kết quả kiểm định Hausman bằng phần mềm STATA, ta thấy kết quả Prob>chi2= 0.9957. Kết quả này lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Do đó, theo bài nghiên cứu này thì phương pháp tác động ngẫu nhiên sẽ phù hợp với mơ hình.
3.5.3.4 Kiểm định phương sai thay đổi
Ta sẽ dùng phần mềm STATA để kiểm định bộ dữ liệu có bị phương sai thay đổi hay không.
[Xem Phụ lục VII]
Từ kết quả kiểm định có thể thấy Prob>chibar2 = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Nên bộ dữ liệu này đã bị hiện tượng phương sai thay đổi. Do đó cần sử dụng phương pháp Robust để khắc phục hiện tượng này.
3.5.3.5 Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
Như đã đề cập ở trên, tác giả sẽ dùng phương pháp Robust để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Điều này sẽ làm cho kết quả ước lượng trở nên đáng tin cậy hơn.
[Xem Phụ lục VIII]
Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp Robust. Ta có thể kết quả như sau:
+ Biến GDPC có tác động cùng chiều đến LA (0.832) và khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Biến IFLC tác động cùng chiều đến LA (0.324) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến SIZE tác động cùng chiều đến LA(-0.004) và khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Biến NPL tác động ngược chiều đến LA (0.082) và khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Biến ROA tác động cùng chiều đến LA (2.254) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến CAP tác động cùng chiều đến LA (0.125) và khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Biến IRM tác động ngược chiều đến LA (-3.17) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.