Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động lên quy mô và tính độc lập của hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô hình 1

4.1.3. Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương

trong mơ hình và khắc phục các hiện tượng bằng phần mềm Stata

Đa cộng tuyến

Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến lần thứ hai, kết quả từ bảng 06 cho thấy VIF đều nhỏ hơn 10 nên có thể khẳng định lần nữa: khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.

Bảng 06: Kết quả chạy VIF

Biến VIF 1/VIF

Sup Con Sta Ceo Man Fsi Age Lev Roe Fva Mean 1.07 2.13 3.50 1.16 2.68 1.61 1.19 1.41 1.36 1.25 1.74 0.935 0.469 0.285 0.859 0.374 0.620 0.838 0.710 0.736 0.797

Phương sai thay đổi

Giả thuyết:

H0 : khơng có hiện tượng phương sai thay đổi H1: có hiện tượng phương sai thay đổi

Từ kết quả:

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model

H0 : sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (112) = 8.4e+08

Prob > chi2 = 0.0000

Ta thấy giá trị: p-value = 0.0000 < 0.005 nên bác bỏ giả thuyết H0, do đó: hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình.

Tự tương quan

Giả thuyết:

H0 : khơng có hiện tượng tự tương quan H1: có hiện tượng tự tương quan

Từ kết quả:

Worldridge test for autocorrelation in panel data H0 : no first order autocorrelation

F(1, 111) = 23.545 Prob > F = 0.0000

Ta thấy giá trị: p-value = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, do đó: có hiện

tượng tự tương quan trong mơ hình

Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan

Căn cứ vào kiểm định các hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan cho thấy mơ hình có sự xuất hiện của hai hiện tượng trên, do đó tác giả đã dùng phương pháp GLS (dòng 04 bảng 03) để khắc phục nhằm cải thiện tính hiệu quả cho mơ hình và đã thu được kết quả sau:

Biến quy mô BKS (Sup) với giá trị tham số = 0.146, có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 01%. Kết quả này cho thấy phù hợp với giả thuyết H1A, có mối tương quan dương giữa quy mơ HĐQT và quy mơ BKS. Điều này có thể giải thích rằng, khi một cơng ty mở rộng quy mơ lớn hơn thì sẽ nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp hơn nên lúc này đòi hỏi sự giám sát từ BKS càng cao. Chen và Al-Najjar (2012) cũng chứng minh được điều này trong nghiên cứu của họ.

Bảng 07: Tóm tắt các kết quả có ý nghĩa thống kê Giả thuyết Mối tương quan Biến Hệ số tương quan Mức ý nghĩa H1A H2A + - + + Quy mô BKS Sở hữu cổ đông lớn Quy mô doanh nghiệp Nợ doanh nghiệp 0.146 -0.163 0.025 0.082 01% 01% 01% 05% Biến sở hữu cổ đơng lớn (Con) có giá trị tham số = -0.163, có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 01%. Như mong đợi ở giả thuyết H2A, sở hữu của cổ đơng lớn có mối tương quan âm với quy mơ HĐQT. Điều này có thể được giải thích như sau: sở hữu cổ đông lớn như là một cơ chế giám sát thay thế, ngồi ra khi quy mơ HĐQT lớn hơn thì thành viên bên trong chiếm ưu thế hơn và điều hành kém hiệu quả, do đó: sở hữu của cổ đông lớn sẽ tạo ra một cơ chế giám sát tốt. Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu của Boy (1994), Wright cùng các cộng sự (1996) và Chen cùng Al-Najjar (2012).

Trong nghiên cứu, tác giả khơng tìm thấy mối tương quan giữa các biến sở hữu nhà nước (Sta) và Ceo kiêm nhiệm (Ceo) do không đạt được mức ý nghĩa thống kê. Vì vậy, giả thuyết H3A và H4A không được chứng minh. Chen và Al-Najjar (2012) cũng khơng tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa sở hữu nhà nước và Ceo kiêm nhiệm với quy mô HĐQT trong nghiên cứu. Biến sở hữu ban quản lý (Man) với giá trị tham số = -0.008 cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu ban quản lý với quy mơ HĐQT nhưng chỉ là trên danh nghĩa vì khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, sở hữu ban quản lý dường như không ảnh hưởng quan trọng lên quy mô HĐQT trong môi trường Việt Nam. Do đó, giả thuyết H5A cũng khơng được chứng minh.

Tác giả tìm thấy mối tương quan dương giữa quy mô doanh nghiệp và quy mô HĐQT. Boone cùng các cộng sự (2007), Guest (2008), và Linck cùng các cộng sự (2008) cũng cho kết quả tương tự. Khi cơng ty càng lớn thì sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, vì vậy cần quy mô HĐQT lớn hơn. Trong khi Chen và Al-Najjar (2012) khơng tìm thấy mối tương quan giữa nợ doanh nghiệp với quy mơ HĐQT thì tác giả lại tìm thấy mối tương quan dương ở mức ý nghĩa thống kê 05%, phù hợp với kết quả của Guest (2008), Coles cùng các cộng sự (2008) và Linck cùng các cộng sự (2008). Cuối cùng, tác giả khơng tìm thấy mối liên quan giữa tuổi doanh nghiệp, hiệu quả và giá trị doanh nghiệp với quy mô HĐQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động lên quy mô và tính độc lập của hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)