Diễn biến tình hình dư nợ quá hạn giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bình phước (Trang 29)

Theo số liệu mà Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước cung cấp tổng vốn đến ngày 31/12/2017 của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước là 1.991 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,89%/năm. Trong đó, vốn Trung ương chuyển về 1.678 tỷ đồng; vốn nhận ủy thác tại địa phương 86,165 tỷ đồng; vốn huy động

1,311 1,375 1,798 1,881 1,987 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ (Đơn vị tính: tỷ đồng)

1,311 1,375 1,798 1,881 1,987 11.5 8.7 5.2 4.5 4.9 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2013 2014 2015 2016 2017

tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 165,712 tỷ đồng, tăng 165,712 tỷ đồng so với khi mới thành lập.

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước đã phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm, đến nay đã huy động được 90,386 tỷ đồng; huy động tiền gửi tổ chức và cá nhân 75,26 tỷ đồng, tăng 75,26 tỷ đồng so với khi mới thành lập. Từ tháng 9-2016, các đơn vị thuộc hệ thống Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước triển khai huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã. Sau gần 1 năm thực hiện, người dân đã tin tưởng gửi tiết kiệm, cụ thể số dư đến 31/12/2017 là 6,909 tỷ đồng, có 100% điểm giao dịch xã phát sinh tiền gửi tiết kiệm. Chi nhánh tập trung được vốn đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn đạt 19,94%/năm, đáp ứng nhu cầu vay để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Hơn 15 năm qua, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 4.692,686 tỷ đồng, với 360.725 lượt khách hàng vay. Doanh số thu nợ đạt 2.911,279 tỷ đồng. Tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.987,045 tỷ đồng, với 81.254 khách hàng còn dư nợ, tăng so với thời điểm mới thành lập 13,98 lần, thu lãi hằng năm đạt trên 98%. Mức dư nợ bình quân 1 hộ vay được nâng lên từ 3,2 triệu đồng (năm 2003) lên 23,68 triệu đồng (năm 2017). Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng nợ quá hạn thấp. Đến ngày 31/12/2017, tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh của chi nhánh 4,9 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng dư nợ.

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước từng bước khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi là chủ trương, chính sách đúng đắn, là giải pháp quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Các chương trình cho vay từ ngày mới thành lập đến nay đã có nhiều cải thiện và đa dạng hơn.

Bảng 3.2: Một số chương trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Tên chương trình

tín dụng Đối tượng

Mức cho vay tối đa hiện nay

Lãi suất/tháng

Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn

Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ gặp khó khăn về tài chính

1.250.000 đồng/tháng/học

sinh sinh viên (12.500.000đ /năm

học)

0,55%/ tháng

Cho vay hộ cận nghèo

Hộ cận nghèo có tên trong danh sách hộ cận nghèo ở xã sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ

50 triệu đồng/hộ. 0,66%/ tháng (7,92%/năm)

Cho vay hộ mới thoát nghèo

Hộ mới thốt nghèo có tên trong danh sách được Uỷ ban nhận dân cấp huyện phê duyệt

50 triệu đồng/hộ 0,6875%/ tháng (8,28%/năm)

Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn Vay ≤ 50 triệu không vần tài sản đảm bảo (>50 triệu phải có tài sản đảm bảo) 0,75%/ tháng (9,0%/năm

Cho vay đối với lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động cư trú hợp pháp tại huyện nghèo đã được tuyển chọn có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động

Theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường

0,55/ tháng (6,6%/năm)

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Hộ gia đình, tổ hợp sản xuất; hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh

Hộ gia đình: tối đa 50 triệu đồng /hộ (giải quyết cho 1 lao động tạo việc làm mới; Cơ sở sản xuất kinh doanh: tối đa 1 tỷ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/01 lao động được thu hút mới 0,55%/ tháng (6,6%/năm)

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

3.2.2 Chương trình cho vay sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

a) Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là sinh viên có hồn cảnh khó khăn tại địa bàn tỉnh Bình Phước đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp hay các cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Mục đính vay vốn

Mục đích vay vốn nhằm sử dụng vào việc thanh tốn học phí hàng năm, các chi phí để mua sắm phương tiện học tập của sinh viên.

c) Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được tính từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân khoản vay đầu tiên cho đến ngày thanh toán hết nợ vay theo thõa thuận. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

(1) Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày Ngân hàng chính sách xã

hội phát tiền vay đầu tiên cho đến kết thúc khoá học của sinh viên. Trong thời gian này sinh viên chưa phải trả nợ vay.

(2) Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian sinh viên trả khoản nợ đầu tiên đến ngày

cuối cùng khi thanh toán hết tất cả nợ vay. Thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

 Đối với các trường có chương trình dạy học đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng hai lần thời hạn phát tiền vay.

 Đối với các trường có chương trình dạy học trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

 Khi sinh viên ra trường, có việc làm và có thu nhập, sinh viên phải trả khoản nợ gốc và lãi đầu tiên nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh kết thúc khoá học.

d) Quy trình cho vay sinh viên Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Quy trình cho vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Khi hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để cho sinh viên đi học thì hộ gia

đình viết Giấy đề nghị vay vốn, gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức Hội, đồn thể tổ chức họp để bình

xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng. Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thơng báo cho tổ chức Hội, đồn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức Hội, đồn thể cấp xã thơng báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thơng báo cho hộ gia đình vay vốn biết danh

sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho hộ gia đình vay vốn.

Việc giải ngân được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học: Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay/tháng và số tháng của từng học kỳ. Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải

ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.

Quy trình cho vay sinh viên được tóm tắt theo hình 3.5 dưới đây:

(1)

Hộ nghèo Tổ Tiết kiệm & vay vốn (7) (6) (8) (3) (2) Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã/phường Ngân hàng chính sách xã hội (4)

Ủy ban Nhân dân cấp xã/phường

(5)

Hình 3.5. Tóm tắt quy trình cho vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

e) Định kỳ hạn trả nợ

Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ .

Thu nợ gốc: Sau khi đã thoả thuận kỳ hạn thu nợ trong sổ vay vốn. Người vay vốn

căn cứ vào các kỳ hạn ngày đã quy định để trả nợ vay.

Thu lãi tiền vay: Việc trả lãi thường được thu theo tháng theo thỏa thuận giữa Ngân

hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước thoả thuận với người vay sau khi ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

Trường hợp sau khi tốt nghiệp, sinh viên đi nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ có thời hạn trong cơng an thì số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay trong thời gian đó nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày sinh viên nhập ngũ.

Gia hạn nợ: Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu sinh viên có khó khăn khách quan

chưa trả được nợ thì làm đơn đề nghị để Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước xem xét cho gia hạn nợ. Tuỳ vào những trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể cho gia hạn cho khoản vay nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ

Chuyển nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, sinh viên không trả

nợ và khơng được Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước cho gia hạn nợ thì số nợ vay còn lại sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Quy trình, thủ tục của Ngân hàng chính sách xã hội ngày càng đơn giản hơn trước giúp cán bộ và người vay vốn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay. Hơn nữa, Bên cạnh trụ sở chính Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước còn có nhiều phòng và điểm giao dịch giúp người dân và các đối tượng chính sách dễ dàng giao dịch hơn trước.

3.3. Chất lượng hoạt động cho vay sinh viên của Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước sách xã hội tỉnh Bình Phước

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước đã mở rộng mạng lưới hoạt động cho vay chương trình tín dụng sinh viên tại 10/10 huyện, thị trong tỉnh. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ năm 2007, ngân hàng thông qua 2300 tổ tiết kiệm và vay vốn với 120 điểm giao dịch cố định hàng tháng tại xã đã tạo điều kiện cho những sinh viên có hồn cảnh khó khăn được tiếp cận với chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Doanh số cho vay từ tháng 10-2007 đến 12/2017 là 523 tỷ 250 triệu đồng, giải quyết cho 30.000 lượt hộ được vay vốn với 65.236 lượt sinh viên vay.

Bảng 3.3. Tình hình cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 -2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Dư nợ (tỷ đồng) 457.94 482.04 486.91 496.85 523.25 Nợ quá hạn(tỷ đồng) 6.85 8.33 4.08 3.55 4.02 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.50 1.72 0.08 0.07 0.07 Số hộ vay (hộ) 24,360 25,240 25,500 28,000 30,000 Dư nợ bình quản/01 hộ vay ( triệu đồng) 18.80 19.10 19.10 17.75 17.44

Dựa vào kết quả số liệu thu thập được, ta thấy tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4%/năm. Nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0.07 so với tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên các năm gần đây. Điều đó cho thấy, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước đã có những cải thiện rõ rệt trong việc quản lý và đạt hiệu quả cao trong chương trình cho vay học sinh, sinh viên với những nỗ lực về việc thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn.

Hiện nay, việc cho vay được giải ngân vào đầu năm học hoặc đầu các học kỳ, còn việc thu nợ được thực hiện 6 tháng một lần sau khi sinh viên ra trường. Phương thức trả nợ và số tiền phải trả mỗi lần do ngân hàng và người vay thỏa thuận.

Bảng 3.4: Tình hình quản lý vốn vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước năm 2013-2017

Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển bình quản (%) Lượt hộ vay (hộ) 11.976 10.928 9.896 9.144 8.972 92 Lượt trả nợ (hộ) 11.888 13.912 29.688 29.056 24.808 120 Số hộ quá hạn 920 1.016 1.048 472 320 77

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước

Kết quả thu thập số liệu tại bảng trên cho thấy, tình hình quản lý vốn vay học sinh, sinh viên qua các năm có hiệu quả tích cực. Số lượt trả nợ ngày càng tăng, đặc biệt giai đoạn 2014-2015 việc thu hồi nợ đã có cải thiện rõ giảm thiểu nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng xã hội Bình Phước. Số hộ nợ q hạn từ đó cũng giảm mạnh. Tính tới năm 2017 tồn tình chỉ cịn 320 hộ nợ q hạn.

3.4. Một số thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước

3.4.1. Thuận lợi và mặt đạt được

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước để thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất - kinh doanh,

tạo việc làm, cải thiện đời sống. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ từ việc ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi đến việc bố trí các nguồn lực; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong q trình hoạt động, giúp Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước hồn thành các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Thứ nhất, Mơ hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu

trúc hệ thống chính trị của nước ta. Với mạng lưới hoạt động trải rộng từ tỉnh đến xã từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc thực thi các chương trình tín dụng chính sách. Đối tượng vay vốn được bình xét cơng khai. Ngân hàng chính sách xã hội trực tiếp giải ngân, thu nợ của người vay tại điểm giao dịch xã, phường. Phương thức này được thực hiện cơng khai minh bạch, có sự giám sát của chính quyền địa phương

Thứ hai, Hoạt động của điểm giao dịch xã đã giải quyết trên 85% tổng giá trị giao

dịch của khách hàng, góp phần tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; tiết giảm các chi phí đi lại, giao dịch của người vay.

Thứ ba, Phương thức cho vay, giải ngân và quản lý vốn vay ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hiện thực hóa cam kết, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Ngân hàng chính sách xã hội đã lựa chọn phương thức quản lý phù hợp là ủy thác một số nội dung cơng việc cho các tổ chức chính trị xã hội.

3.4.2. Khó khăn và thách thức

Quá trình thúc đẩy tài chính tồn diện góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước gặp một số khó khăn, thách thức sau:

Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn hiện nay của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

Bình Phước cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn của các đối tượng chính sách nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bình phước (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)