Thực trạng tác hại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

2.1.4. Thực trạng tác hại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam: hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957. Trong thời gian 20 năm đầu người ta không chú ý nhiều về tác hại của các HCBVTV đối với môi trường và con người. Đến những năm 80 mới có những cơng trình nghiên cứu về ơ nhiễm mơi trường và tác dụng độc hại của HCBVTV đối với sức khỏe con người. Những ảnh hưởng trên lâm sàng, cận lâm sàng của HCBVTV đối với người Việt Nam bước đầu được làm sáng tỏ và là tiếng chuông báo động về nguy cơ sức khỏe môi trường do HCBVTV gây nên ở nước ta.

Theo Hà Minh Trung và cộng sự (2000) trong nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước 11-08, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nơng nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26% thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người.

Theo Bộ Y tế (1998) từ năm 1980-1985 chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã có 2.211người bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811 người chết. Năm 1997 tại 10 tỉnh, thành phố cả nước với lượng HCBVTV sử dụng mới chỉ là 4.200 tấn nhưng đã có 6.103 người bị nhiễm độc, 240 người chết do nhiễm độc cấp và mạn tính. Nghiên cứu của Vụ Y tế dự phịng chương trình VTN/OCH/010 - 96.97), tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm (1994-1997) đã có 4.899 người bị nhiễm độc HCBVTV, 286 người chết (5,8 %). Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn… Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khoẻ con người. Nghiên cứu trên 571 cơng nhân của 2 nơng trường chè có sử dụng HCBVTV thấy 77,2% đau đầu kém ngủ, 75,5% đau tức ngực và khó thở, 65,5% đau lưng và xương khớp, 46,5% mệt mỏi run chân tay, 44,8% ho và khạc đờm, 29,3% đau bụng không rõ nguyên nhân, 24,1% chán ăn. Khám lâm sàng thấy 25% có hội chứng suy nhược thần kinh, 26,5% có hội chứng rối loạn tiêu hóa, 16,3% bị bệnh xương khớp, 12,4% bị bệnh đường hô hấp, 10% bị bệnh ngoài da. Những rối loạn sớm nổi bật là hoạt tính enzym cholinesetrase giảm xuống chỉ cịn 75 % so với nhóm chứng, 19,6 % thiếu náu, 37,2 % có bạch cầu trung tính thấp.

Nguyễn Đình Chất (1994) nghiên cứu 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc cấp lân hữu cơ thấy tổng số nhiễm khuẩn là 29/62 (46,78 %) trong đó nhiễm khuẩn phổi - phế quản là 23/29 (79,32 %). Ngộ độc càng nặng thì càng dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0 %, độ II: 39,29%, độ III: 62,5 %, độ IV: 80%.

chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nơn, khó ngủ, ngứa và nóng rát các vùng da hở.

Tạ Thị Bình và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 30 công nhân tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV thấy hoạt tính enzym cholinesterase giảm đi so với nhóm chứng, 10 % số tiếp xúc có sự giảm enzym cholinesterase hồng cầu, 36,6% giảm enzym cholinesterase huyết tương.

Trần Như Nguyên và Đào Ngọc Phong (1995) nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoại thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là chóng mặt, nhức đầu, buồn nơn thấy ở 70% đối tượng ngồi ra cịn các triệu chứng ăn kém, hoa mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) .

Lê Thị Thu và cộng sự (1998) nghiên cứu trên 36 người dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở 2 xã thuộc huyện Thường Tín, nhóm chứng gồm 32 sinh viên Học viện Quân y. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở những người làm nông nghiệp, tiếp xúc dài ngày với HCBVTV thì hoạt độ enzym cholinesterase (5931 U/l) giảm so với nhóm chứng (8359U/l).

Cao Thuý Tạo (2003) tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm độc HCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết quả cho thấy người sử dụng HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm2 da sau khi phun gấp 2 lần trước khi phun, 32,4% đối tượng nghiên cứu có biểu hiện cường phó giao cảm.

Có thể nói nhiễm độc HCBVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên liên tục ở tất cả các địa phương trong nước và trở thành một vấn đề lớn trong chính sách bảo vệ sức khỏe người lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)