2.2. Thực trạng quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) dưới đây ta thấy tốc độ chuyển dịch này cịn chậm.
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành (tính theo tỷ lệ %)
Năm
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
N/nghiệp 47,20 46,88 42,33 40,45 38,25 35,12 32,19 30,30 28,75 26,80 C/nghiệp 20,50 21,02 25,56 25,06 25,14 25,62 26,33 25,40 27,09 28,97
Dịch vụ 32,30 32,10 32,11 34,49 36,61 39,26 41,48 44,30 44,16 44,23
Tổng sản phẩm tồn tỉnh (GDP) tăng bình qn giai đoạn 2001 – 2010 là 14%/năm, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 1996 – 2000 (13,5%) và cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước giai đoạn 2006 – 2010 (7%).
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 9,16%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 7%.
+ Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 17,85%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 16,8%.
+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 17,88%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 21,5%.
Cơ cấu kinh tế theo thành phần đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
2.2.1.1. Ngành nơng nghiệp
Ngành nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển ổn định của ngành nông nghiệp là cơ sở cho sự ổn định xã hội và đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng như tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức cao, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2001-2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá chuyển đổi năm 1994) tăng bình quân hàng năm 7,71%. Trong đó, nơng nghiệp tăng 7,71%, lâm nghiệp tăng 5,69%, thủy sản tăng 12,57%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản đạt 5.806.012 triệu đồng, trong đó nơng nghiệp 5.541.102 triệu đồng chiếm 95,44%, lâm nghiệp 153.912 triệu đồng chiếm 2,65%, thủy sản 110.998 triệu đồng chiếm 1,91%. (Phụ lục 2, 3)
Trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành nơng, lâm, thủy sản thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao. Về thành phần kinh tế trong nơng nghiệp thì kinh tế ngồi quốc doanh đóng vai trị quan trọng và chiếm tới 91,1% trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể.
2.2.1.1.1. Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong ngành nơng nghiệp; với hình thức đa canh, thâm canh, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 6,08% chiếm tỷ trọng lớn 79,68% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngành chăn ni, dịch vụ trong nơng nghiệp có xu hướng tăng dần nhưng còn thấp.
Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành nơng nghiệp (tính theo tỷ lệ %)
Năm Nông nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt 91.60 91.70 90.40 90.23 87.76 87.85 86.37 82.90 82.36 79.68 Chăn nuôi 7.56 7.48 8.62 8.71 10.37 10.13 11.24 14.09 13.61 15.80 Dịch vụ 0.85 0.82 0.98 1.06 1.87 2.02 2.40 3.00 4.03 4.52
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2010 - Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
+ Cây lúa là cây trồng chính, năm 2010 với diện tích 154.510 ha chiếm 44,44% tổng diện tích đất nơng nghiệp, sản lượng đạt 739.000 tấn. Do ứng dụng tiến bộ KH-KT, mặt dù diện tích đất giảm bình quân hàng năm 0,77%/năm , nhưng sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 3,51%. Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2001 đạt 540,06 kg/người/năm, năm 2005 đạt 564 kg/người/năm, năm 2010 đạt 687,22 kg/người/năm. (Phụ lục 4, 5, 6).
Mơ hình liên kết 4 nhà, thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP trong vụ lúa đông xuân 2010-2011 trên địa bàn 11 xã, thuộc 6 huyện, với 920,75 ha và 653 hộ nông dân tham gia. Tổng lợi nhuận trên 01 ha của nông dân trong mơ hình là 17,9 triệu đồng, tăng hơn 3,4 triệu đồng so với các hộ nơng dân ngồi mơ hình.
+ Cây mì (sắn) có tốc độ tăng nhanh về diện tích, năm 2005 diện tích 43.279 ha đạt sản lượng 1.071 nghìn tấn, năm 2010 diện tích trồng mì là 45.713 ha đạt sản lượng 1.150 nghìn tấn. Diện tích trồng mì năm 2010 tăng
1,8 lần so năm 2001, chiếm 18,26% diện tích cây hàng năm. Diện tích trồng mì tăng là do giá cả, điều kiện thuận lợi và ít đầu tư về vốn. Điều này cũng ảnh hưởng chung đến quy hoạch đất nơng nghiệp.
+ Cây mía là cây có lợi thế so sánh của tỉnh đối với cả nước. Diện tích trồng mía năm 2010 là 25.478 ha, sản lượng 1.828.441 tấn, năng suất bình quân 71,77 tấn/ha. Do áp dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh, áp dụng cơ giới hóa… để tăng năng suất và chất lượng mía. Cây Mía trồng tập trung ở các huyện: Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên.
Mơ hình đưa mía xuống vùng đất thấp với giống K88-65, K88-92, K95- 156… năng suất đạt 80 - 100 tấn/ ha, trong khi sản xuất mía trên cao năng suất bình quân chỉ đạt 45 – 55 tấn/ha; Đây là mơ hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Cây cao su, diện tích năm 2001 là 28.957 ha, năm 2010 là 76.213 ha, năng suất 116.530 tấn. Diện tích tăng bình quân hàng năm 11,32%, chiếm 77,46% diện tích cây cơng nghiệp lâu năm. Cây cao su trồng với diện tích lớn ở huyện Tân Biên, Tân Châu.
+ Cây ăn quả, diện tích năm 2001 là 15.185 ha, năm 2010 tăng lên 18.650 ha. Cây ăn quả chủ yếu là nhãn, xoài, mãng cầu và chuối…
+ Cây điều, đậu phộng diện tích đều giảm do biến động mạnh về thị trường và giá cả làm ảnh hưởng đến lợi ích người sản xuất. Cây điều, đậu phộng là những cây có thế mạnh của vùng đất Tây Ninh tuy nhiên sự đầu tư, định hướng chưa phù hợp nên người nông dân phải chuyển đổi cây trồng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, các loại cây như: lúa, mía, mì... phát huy lợi thế cạnh tranh. Góp phần đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đang hình thành vùng nguyên liệu mía, mì, đậu phộng và cao su tập trung lớn của tỉnh và cả nước. Việc ứng dụng tốt tiến bộ khoa học trong chọn giống, gieo trồng thích hợp và trong canh tác đã làm tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, việc phát triển một số cây trồng biến động thất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, đời sống người dân. Bên cạnh đó, diện tích đất nơng nghiệp
có xu hướng giảm do quá trình đơ thị hóa và xây dựng các khu, cụm công nghiệp (Năm 2010 giảm so với năm 2001: 22.211 ha).
2.2.1.1.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn ni có bước phát triển, hình thành các mơ hình chăn ni trang trại. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2001 (giá so sánh 1994) đạt 205,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên đạt 418,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 894 tỷ đồng chiếm 15,8% giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp và đạt tốc độ tăng bình qn hàng năm 16,3%. (Phụ lục 2, Phụ lục 7).
Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, nhất là bò sind hướng thịt, heo hướng nạc phát huy được lợi thế cạnh tranh. Các dự án thuộc Chương trình giống của tỉnh: “Phát triển chăn ni bị sữa”, “Lai cải tạo đàn bị hướng Zêbu và hướng thịt”, “Phát triển chăn nuôi heo hướng nạc”… nuôi theo trang trại ghép (kết hợp nuôi heo, trồng trọt hoặc nuôi cá) được triển khai đã góp phần nâng cao chất lương con giống, tăng sản lượng sữa, thịt, trứng góp phần nâng cao chất lượng con giống và đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi trong tỉnh. Giai đoạn 2001-2010: Đàn bò tăng bình quân 10,31%/năm; Đàn trâu giảm 5,20%/năm; Đàn lợn tăng 7,04%/năm; Đàn gia cầm tăng 4,5%/năm.
Nhìn chung, dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao song tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chưa cao, sự phát triển của ngành chưa bền vững do yếu tố dịch bệnh gia súc, gia cầm.
2.2.1.1.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp
Trong những năm qua, cuộc sống người dân đã từng bước được cải thiện, nhu cầu của nông dân ngày càng cao nên các loại hình dịch vụ nông nghiệp từng bước phát triển. Các loại hình dịch vụ như: cung cấp giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,52% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường dịch vụ nông nghiệp, nơng thơn cịn chậm, những hình thức kinh doanh thương mại hiện đại, văn minh vẫn còn phát triển chậm.
2.2.1.2. Ngành thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển tập trung chủ yếu ở các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành; diện tích mặt nước ni trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm 5,29%. Năm 2010 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.620,69 ha, gấp 2 lần so với năm 2005. Bên cạnh các mơ hình thủy sản truyền thống (cá mè, cá chép, cá rơ phi), các mơ hình thủy sản có giá trị cao như: cá rơ đồng, cá bống tượng, cá điêu hồng…có chiều hướng phát triển; hiện nay, đang có một số doanh nghiệp đầu tư ni cá tra thâm canh qui mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến cá. Nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại huyện Trảng Bàng được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 8/2010.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản: năm 2001 đạt 37 tỷ đồng, năm 2005 đạt 67 tỷ đồng và năm 2010 đạt 110 tỷ đồng, tăng bình quân 8,45%/năm. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng bình quân 10,6%/năm. Mặt dù vậy, ngành thủy sản vẫn đóng góp rất thấp trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, đạt khoảng 1,9%.
Mơ hình ni cá Sặc rằn và cá Rô đồng đã được phát triển mạnh trong tỉnh. Nông dân được tập huấn kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Sặc rằn và cá Rô đồng do Trung Tâm Khuyến ngư Quốc gia chuyển giao; hiện nay nông dân đã tự sản xuất giống đáp ứng nhu cầu giống tại địa phương.
Ngành thủy sản bước đầu đã hình thành các mơ hình trang trại ni thủy sản quy mơ vừa và nhỏ có giá trị cao như cá rô đồng, cá bống tượng, cá điêu hồng, cá sấu,… và có xu hướng phát triển mạnh. Các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cũng tăng nhanh về số lượng con giống, chất lượng con giống cũng bảo đảm. Bên cạnh đó vẫn cịn bọc lộ hạn chế như nuôi nhỏ lẻ, sản phẩm giá trị thấp như cá mè, cá chép, cá rô phi… vì đầu tư ni các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao đòi hỏi nhu cầu vốn lớn.
2.2.1.3. Ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào bảo vệ và phát triển rừng như trồng và nuôi rừng, khai thác gỗ, dịch vụ lâm
sản. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng đều qua các năm (phụ lục 2), năm 2001 là 95.091 triệu đồng, năm 2010 là 153.912 triệu đồng (Năm 2010 so với năm 2001 tăng 61,86%).
Diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 560 ha/năm. Đến năm 2010 diện tích đất có rừng 45.282 ha (chưa kể diện tích khoanh ni rừng tái sinh 10.354 ha), nâng tỷ lệ độ che phủ tự nhiên đạt 40,5%, trong đó độ che phủ rừng (khơng tính cây cao su) là 11%.
Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: trồng rừng tập trung, phân tán, chăm sóc rừng, khai thác gỗ trịn, củi, tre nứa… Mức độ tăng bình quân của ngành là 5,7% năm cao hơn so với tăng bình quân của cả nước (1,3%) là thành quả đáng khích lệ của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, do hầu hết rừng ở Tây Ninh là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng còn rừng kinh tế (rừng sản xuất) chiếm tỷ lệ nhỏ nên mức độ đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế rất thấp chỉ đạt 2,65% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2.2.1.4. Ngành công nghiệp chế biến trong nông nghiệp, nông thôn:
Đây là ngành sản xuất có thế mạnh hàng đầu của tỉnh Tây Ninh với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và có tác động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông – lâm – sản luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp). Những ngành có cơng suất chế biến lớn như: Cơng nghiệp chế mía đường, hiện có 3 nhà máy chế biến, tổng cơng suất là 12.500 tấn/ngày; cơng nghiệp chế biến mì, hiện có 8 nhà máy chế biến, công suất chế biến từ 100 – 200 tấn tinh bột/ngày, tuy nhiên vấn đề xử lý môi trường chưa tốt; công nghiệp chế biến cao su, hiện có 4 đơn vị quốc doanh và 22 cơ sở tư nhân đang hoạt động chế biến, tổng công suất chế biến cao su trên địa bàn tỉnh gần 150.000 tấn/năm…
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp là kết quả thực hiện chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng; thực hiện các chương trình, chính sách đổi mới phát triển nơng nghiệp, nông thôn; ứng dụng những tiến
bộ về khoa học công nghệ vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, giải quyết tốt đầu ra nông sản.
2.2.1.5. Ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp truyền thống ở nơng thơn:
Hiện có khoản 30 ngành nghề nơng thôn, tạo việc làm cho 3% lao động trong tỉnh. Các ngành nghề truyền thống như: bánh tráng, sản phẩm từ mây tre, đồ mộc gia dụng, se nhang… có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu tồn tỉnh gần 2%.
Từ năm 2005 – 2010, đầu tư trên 12,67 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển cho 7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn như: dự án sản xuất Mây tre xuất khẩu, chế biến gỗ, chế biến nhựa tái sinh…
Bằng nhiều dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn đạt nhiều kết quả. Hỗ trợ 61 hộ phát triển ngành nghề làm bánh tráng xuất khẩu ở ấp Láng, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phát triển sản xuất ngành nghề mây tre xuất khẩu huyện Hoà Thành và Bến Cầu. Ổn định, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình 135, dự án hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
Ngành nghề tiểu – thủ công nghiệp truyền thống ở nơng thơn Tây Ninh đã có từ lâu đời đây là thế mạnh của tỉnh cần được khai thác, kết hợp đẩy nhanh phát triển ngành công nghiệp du lịch tổng hợp. Tuy nhiên, ngành nghề tiểu – thủ công nghiệp truyền thống đang bị mai một do thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu, thiếu công nghệ tiên tiến chủ yếu làm thủ công, nhất là sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, về tìm kiếm thị trường xuất khẩu…