CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
6.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Qua kết quả nghiên cứu, một lần nữa cho thấy việc đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho người tham gia học nghề có kiến thức, kỹ năng lao động từ đó có cơ hội có việc làm hoặc tăng năng suất, hiệu quả lao động và tăng thu nhập của gia đình. Bên cạnh, hiệu quả kinh tế mang lại cho hộ gia đình ở thơng thơn cịn có những yếu tố tích cực về mặt xã hội, đó là khi lao động có việc làm, đồng nghĩa với việc hạn chế được tình trạng thất nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề về an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; thu hẹp khoảng cách giữa nông thơn và thành thị. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động ở nơng thơn. Trong đó, cần tập trung vào 03 yếu tố có tác động mạnh và tích cực đến thu nhập của hộ gia đình ở nơng thôn: (1) việc đào tạo nghề, (2) hỗ trợ tiếp cận tín dụng chính thức, (3) hỗ trợ việc làm, với giải pháp cụ thể như sau:
* Về đào tạo nghề:
- Thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để LĐNT tham gia các lớp đào tạo nghề; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.
- Các địa phương trước khi xây dựng chương trình, đề án về đào tạo nghề phải thực hiện tốt việc điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động nông thôn, xác định số lượng LĐNT có nhu cầu học nghề, gắn với điều tra khảo sát tình hình sử dụng lao động (bao nhiêu lao động tự tổ chức sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động và ngành nghề gì ?) để trên cơ sở đó xây dựng danh mục ngành nghề và kế hoạch đào tạo phù hợp, hiệu quả với yêu cầu thực tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người lao động về sự cần thiết của việc tham gia học nghề. Đồng thời, tư vấn cho người lao động lựa chọn ngành nghề học phù hợp với sở trường của bản thân, nghề nghiệp truyền thống, có lợi thế của gia đình và có thể chuyển đổi ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng dạy nghề, huy động nhà khoa học, kỹ sư,
nghệ nhân, người lao động có tay nghề trực tiếp tuyền đạt, giảng dạy. Chú trọng phương pháp giảng dạy trực quang, thực hành là chủ yếu, vì phần lớn người tham gia học nghề trình độ học vấn cịn thấp.
* Hỗ trợ tiếp cận tín dụng chính thức:
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
- Cần đơn giải hóa thủ tục cho vay; linh hoạt kỳ hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ người lao động tiếp cận tín dụng thông qua các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội.
* Hỗ trợ việc làm:
Qua kết quả nghiên cứu, hỗ trợ việc làm có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình ở nơng thơn. Tuy nhiên, số hộ được hỗ trợ việc làm sau khi được học nghề cịn ít (chiếm 31%). Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa việc hỗ trợ việc làm cho người lao động như:
- Đào tạo nghề theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động, để người lao động có việc làm ngay sau khi được đào tạo.
- Có cơ chế, chính sách kiêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sơ sản xuất kinh doanh tại địa phương, để người lao động có cơ hội tham gia làm việc nhiều hơn.
- Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển mạng lưới giao thông nông thôn để người dân có điều kiện thuận lợi trong học tập và giao thương, tiêu thu sản phẩm sản xuất được. Cụ thể như huyện Gò Quao, trong nghiên cứu cho thấy khu vực sinh sống này có mức thay đổi thu nhập cao hơn các khu vực còn lại. Có thể khẳng định, đó là kết quả của việc xây dựng nơng thơn mới, trong đó có phát triển mạng lưới giao thơng .
- Phổ biến, nhân rộng những mơ hình sản xuất, kinh doanh phù hợp điều kiện của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao.