Đồ thị 3.1: Giá trị trung bình của biến ISPEED cho từng quốc gia
Quan sát đồ thị 3.1 về giá trị trung bình của biến hội nhập tài chính ISPEED, có thể nhận thấy sự khác biệt rất nhiều giữa ISPEED của các nước phát triển và các nước đang phát triển, đa số các nước đang phát triển có ISPEED cao hơn nhiều so với ISPEED của các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển. Với ý nghĩa đo lường của biến hội nhập tài chính ISPEED, có thể nói rằng các nước phát triển có mức hội nhập tài chính cao hơn các nước đang phát triển. Và do đó khi hồi quy với GMM, việc sử dụng hiệu ứng cố định cho dữ liệu chéo là hợp lý, phù hợp với kết quả kiểm định Likelihood Ratio trong phần 4.2 bên dưới. Và cũng chính vì có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển nên kết quả hồi quy ảnh hưởng của biến này lên biến động tăng trưởng cũng thể hiện sự khác biệt rõ rệt (xem bảng 4.8). Trong khi mức độ hội nhập tài chính ISPEED có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở các nước phát triển thì các hệ số này lại khơng có ý nghĩa thống kê ở nhóm các nước đang phát triển.
Đồ thị 3.2: Giá trị trung bình của biến FGLOB cho từng quốc gia
Quan sát đồ thị 3.2 về giá trị trung bình của biến tồn cầu hóa tài chính FGLOB, có thể thấy rằng khơng có sự khác biệt rõ ràng về mức tồn cầu hóa tài chính giữa nhóm các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển như đối với biến ISPEED. Điều này cũng phù hợp với kết quả hồi quy thu được trong phần 4.2 bên dưới rằng tác động của tồn cầu hóa tài chính lên tăng trưởng và biến động tăng trưởng khơng có sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm nước này.