Sự tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) độ nhạy cảm đầu tư, dòng tiền và ràng buộc tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam giai đoạn 2008 đến 2016 (Trang 29 - 31)

Bảng 4. Ma trận tương quan giữa các cặp biến

Iit/Kit-1 kit-2 – sit-2 Δsit Δempit Iit/Kit-1

kit-2 – sit-2 -0.1777***

Δsit 0.1026*** 0.0929***

Δempit 0.0677*** 0.0381 0.5299***

CF/K1 -0.0781*** 0.0180 0.0363 -0.0235

(*) thể hiện mức ý nghĩa tại 10%, (**) và (***) lần lượt tại mức 5% và 1%

Bảng 4 cho thấy sự tương quan giữa các biến trong mơ hình. Đầu tiên, có thể thấy một sự tương quan ngược chiều (-0.1777) có ý nghĩa tại mức 1% giữa đầu tư và mức điều chỉnh. Vốn cổ phần càng lớn hơn doanh thu thì đầu tư càng giảm, hay ngược lại, vốn cổ phần càng nhỏ hơn doanh thu thì đầu tư càng gia tăng. Kế đến là 2 sự tương quan cùng chiều giữa đầu tư và tăng trưởng doanh thu cũng như tăng trưởng tuyển dụng. Một sự gia tăng trong doanh thu sẽ tương ứng với sự gia tăng trong đầu tư, khi công ty thực hiện mở rộng đầu tư nhằm tăng trưởng công ty. Sự gia tăng trong tuyển dụng, gia tăng chi phí cho người lao động cũng đi cùng với sự gia tăng trong đầu tư. Điều này phù hợp với lập luận các công ty gia tăng chi phí sử dụng lao động vào đầu năm để chuẩn bị cho các kế hoạch đầu tư của mình vào cuối năm.

Điều đáng chú ý ở đây chính là mức tương quan âm giữa dịng tiền và đầu tư (-0.0781), hệ số có ý nghĩa tại mức 1%. Kết quả này đi ngược lại kỳ vọng về mối tương quan giữa đầu tư và dòng tiền. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu đưa ra kết luận giữa đầu tư và dòng tiền là mối quan hệ cùng chiều nhưng cũng có một số bài nghiên cứu chỉ kết luận khác. Như đã đề cập ở Chương 2, nghiên cứu Cleary, Povel và Raith (2007) và Guariglia (2008) đã đưa ra kết luận một mối quan giữa đầu tư và dịng tiền có dạng chữ U. Cụ thể hơn, khi dòng tiền của doanh nghiệp là hạn chế thì một sự tăng

lên trong dịng tiền có thể kéo theo sự sụt giảm trong đầu tư. Khi dòng tiền đạt tới một mức nhất định, đầu tư và dòng tiền trở nên cùng chiều. Mối quan hệ chữ U giữa đầu tư và dòng tiền có thể giải thích như sau: khi nguồn vốn nội bộ hạn hẹp, các công ty cân nhắc kỹ hơn về việc đầu tư. Việc đầu tư lúc này sẽ làm tăng rủi ro phá sản nhưng cũng là cơ hội để vực dậy cơng ty. Như vậy, dịng tiền càng giảm sút, động lực để công ty thực hiện các dự án mang tính quyết định để cứu lấy doanh nghiệp càng cao hơn. Dẫn đến việc gia tăng đầu tư vì nếu cắt giảm đầu tư thì khơng đem lại sự tăng trưởng nào. Ngược lại, khi doanh nghiệp bắt đầu có sự gia tăng trong dịng tiền, họ biết rằng tình hình hiện tại của cơng ty đang có những dấu hiệu khả quan hơn và trở nên cân nhắc nhiều hơn trong việc chi thêm tiền để đầu tư vào những dự án mới. Lúc này, họ tin vào việc duy trì và thực hiện tốt các hoạt động hiện tại hơn là tiếp tục mở rộng đầu tư như giai đoạn trước đó. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định mang tính chủ quan và đi ngược lại phần lớn các nghiên cứu khác trên thế giới. Để làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư và dịng tiền, và sau đó là trong điều kiện hạn chế tài chính, chúng ta cần phải kiểm định mối quan hệ này bằng các mơ hình định lượng cụ thể với phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong Chương 3. Kết quả hồi quy được trình bày tiếp theo sẽ làm sáng tỏ điều này.

Mặt khác, hệ số tương quan giữa các biến động lập trong Bảng 4 đều nhỏ hơn 0.8 nên vấn đề đa cộng tuyến có khả năng là khơng xuất hiện trong mẫu nghiên cứu. Để kiểm định điều này, tác giả tiến hành kiểm định hệ số VIF và có kết quả như sau: Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến

Biến Hệ số VIF Iit-1/Kit-2 1.03 kit-2 – sit-2 1.04 Δsit 1.02 Δsit-1 1.01 CFit/Kit-1 1.01

Hệ số VIF của các biến động lập đều nhỏ hơn 2 do đó có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến khơng có trong mơ hình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) độ nhạy cảm đầu tư, dòng tiền và ràng buộc tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam giai đoạn 2008 đến 2016 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)