Kết quả hồi quy cho công ty tăng trưởng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (Trang 26 - 31)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả hồi quy cho công ty tăng trưởng cao

Bảng 4.5: Tương quan giữa các biến độc lập – nhóm cơng ty tăng trưởng cao

Cash Flow Tobin’s Q Leverage Net Sales Profitability Liquidity

Cash Flow 1.0000 - - - - - Tobin’s Q 0.1371 1.0000 - - - - Leverage -0.1369 -0.4141 1.0000 - - - Net Sales 0.5242 0.0138 -0.0587 1.0000 - - Profitability 0.1707 0.4868 -0.6235 0.1500 1.0000 - Liquidity 0.2967 0.2524 -0.5940 0.1277 0.3883 1.0000 VIF 1.51 1.37 2.26 1.41 1.87 1.67

Bảng 4.5 trình bày tương quan giữa các biến độc lập với mẫu là nhóm các cơng ty

tăng trưởng cao. Các hệ số VIF đều nhỏ hơn 4, vì vậy có thể khẳng định vấn đề đa cộng

tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hồi quy.

Hiện tượng tự tương quan cũng không xuất hiện trong mẫu gồm các công ty tăng

trưởng cao, nhưng trong mẫu lại xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi. Các thống kê t

trình bày trong ngoặc đơn ở bảng kết quả hồi quy cho công ty tăng trưởng cao đều đã được xử lý cho tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy đối với nhóm cơng ty tăng trưởng cao. Hệ số

Chi2 của kiểm định LM cho thấy phương pháp hồi quy theo hiệu ứng ngẫu nhiên là phù

hợp hơn phương pháp pooling với mức ý nghĩa là 1%. Hệ số Chi2 của kiểm định Hausman

cho thấy phương pháp fixed effect (hiệu ứng cố định) thích hợp hơn phương pháp random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Qua hai kiểm định LM và Hausman thì hồi quy theo phương pháp fixed effect (hiệu ứng cố định) là phù hợp nhất với mức ý nghĩa là 1%.

Biến Leverage có tác động thuận chiều lên đầu tư ở những công ty tăng trưởng cao và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đồng thời hệ số này cao hơn nhều so với hệ số của biến Leverage ở kết quả hồi quy cho tồn mẫu. Điều này cho thấy ở những cơng ty tăng trưởng

cao càng có động lực tận dụng mối quan hệ để tiếp cận các khoản vay để đầu tư. Kết quả

này là phù hợp với Lang và cộng sự (1996), bài nghiên cứu của Lang và cộng sự (1996) cho thấy những cơng ty có cơ hội tăng trưởng cao thì nợ vay khơng ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư của công ty.

Biến Cash Flow có tác động nghịch chiều lên đầu tư và có ý nghĩa thống kê ở mức

1%, thống nhất với kết quả hồi quy cho toàn mẫu. Các công ty tăng trưởng cao cũng tận dụng các khoản vay ưu đãi để đầu tư hơn là phụ thuộc vào nguồn tài trợ nội bộ của công ty.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cho nhóm cơng ty tăng trưởng cao

Pooling Random Effect Fixed Effect Constant -4.7222 -4.7227 -25.7776* (-0.58) (-0.46) (-1.76) Cash Flow -0.4619*** -0.4619*** -0.4626*** (-3.45) (-2.48) (-3.83) Tobin’s Q 3.9969 3.9969 -2.4164 (1.32) (0.98) (-0.76) Leverage 4.1919 4.1919 44.8488** (0.64) (0.52) (1.99) Net Sales 0.1265* 0.1265 0.1066 (1.67) (1.48) (0.64) Profitability -5.0574 -5.0574 11.1834 (-0.55) (-0.49) (0.61) Liquidity -0.8056 -0.8056 2.4456* (-0.87) (-0.68) (1.57) R2 0.2474 0.2126 0.2423 LM test Chi2 (1)=98.66*** Hausman test Chi2 (6)=14.23***

Heteroskedasticity test p-value=0.000 (Ho:constant variance, Wald test)

Autocorrelation test p-value=0. 3830 (Ho: no first-order autocorrelation, Wooldridge test)

Ghi chú: Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy tác động đòn bẩy lên quyết định đầu tư , sử dụng các phương pháp pooling, random effect, fixed effect. Dữ liệu là là nhóm các cơng ty tăng trưởng cao. Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn và đã được điều chỉnh cho hiện tượng phương sai thay đổi. Kiểm định Lagrangian (LM test)

được sử dụng để kiểm ra độ phù hợp giữa hai phương pháp pooling và random effect. Kiểm định Hausman

(Hausman test) kiểm tra độ phù hợp giữa phương pháp random effect và fixed effect. * có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Biến Liquidity tương quan thuận chiều với đầu tư với hệ số là 2.4456 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nếu nguồn thanh khoản của công ty đủ đáp ứng nghĩa vụ trả nợ định kỳ thì cơng ty sẽ dễ dàng hơn trong việc vay nợ để đầu tư trong tương lai.

Biến Net Sales tác động thuận chiều lên đầu tư. Tác động thuận chiều này cho thấy

nhóm cơng ty tăng trưởng cao mở rộng đầu tư thêm tài sản cố định khi nhận thấy họ sử

dụng hiệu quả tài sản cố định và việc này được phản ánh thông qua làm tăng doanh số.

Biến Profitability cũng tác động thuận chiều lên đầu tư với hệ số là 11.1834. Khi

cơng ty có tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài và thuận lợi hơn trong việc mở rộng đầu tư.

Biến Tobin’s Q có hệ số là -2.4164. Mối quan hệ nghịch chiều này có thể giải thích

là do trong giai đoạn nghiên cứu này giá chứng khoán chưa phản ánh chính xác được

những thay đổi trong giá trị của công ty.

Như vậy, sau khi hồi quy theo tồn mẫu, theo phân nhóm cơng ty tăng trưởng cao

và thấp, các kết quả hồi quy đối với tồn mẫu và nhóm cơng ty tăng trưởng cao cho thấy

địn bẩy có tác động thuận chiều lên đầu tư. Riêng đối với nhóm cơng ty tăng trưởng thấp

thì địn bẩy lại tác động nghịch chiều lên đầu tư. Mối quan hệ thuận chiều tìm thấy trong kết quả hồi quy cho toàn mẫu và nhóm cơng ty tăng trưởng cao là do đa số các cơng ty trong mẫu đều có yếu tố sở hữu Nhà nước nên họ đã tận dụng mối quan hệ sẵn có để tăng vay nợ cho đầu tư một cách dễ dàng. Hơn nữa, hệ số biến Leverage ở kết quả hồi quy cho

công ty tăng trưởng cao (44.8488) cao hơn nhiều so với hệ số Leverage toàn mẫu

(15.0993), hàm ý là ở những công ty tăng trưởng cao gánh nặng vay nợ không cản trở

nhiều đến đầu tư miễn là cơng ty có nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lang và cộng sự (1996). Mối quan hệ nghịch chiều tìm thấy trong kết quả hồi quy cho những công ty tăng trưởng thấp là do lo sợ gánh nặng tài chính khi sử dụng địn bẩy có thể làm tăng nguy cơ phá sản nên nhóm cơng ty này đã khơng thực hiện

tăng địn bẩy để đầu tư, mặc dù nhóm cơng ty này vẫn có thể dựa vào mối quan hệ để tăng

vay nợ.

Biến Cash Flow trong cả ba kết quả hồi quy (tồn mẫu, cơng ty tăng trưởng cao và thấp) đều có tác động nghịch chiều lên đầu tư với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy các công ty trong mẫu đều không dựa vào nguồn tài trợ nội bộ khi đầu tư. Đối với công ty tăng trưởng cao thì các cơng ty này khơng sử dụng dịng tiền nội bộ vì họ có xu hướng tận dụng nợ vay để đầu tư. Sử dụng nợ vay bên cạnh được nhận các ưu đãi khi vay, các cơng ty này

cịn tận dụng được lợi ích từ tấm chắn thuế. Đối với công ty tăng trưởng thấp, tuy những

công ty này không sử dụng nợ vay để đầu tư nhưng cũng không thể dựa vào nguồn tài trợ nội bộ. Nguyên nhân có thể do hiệu quả quản lý kém và ít cơ hội đầu tư dẫn đến kết quả kinh doanh của những công ty tăng trưởng thấp thường khơng tốt, ít nguồn vốn nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)