Giao diện các chức năng khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và thiết kế giao diện tương tác trên iOS. Xây dựng ứng dụng Metronome hỗ trợ người học nhạc đếm nhịp (Trang 26 - 32)

Các chức năng còn lại chủ yếu là cấu hình các thông số Device nên sẽ được gộp lại vào trong Setting. Khi cần điều chỉnh, người dùng chỉ cần mở Form settings từ giao diện chính của ứng dụng.

Vì trên iPad, kích thước màn hình to hơn rất nhiều trên iPhone nên không thể kéo View Settings to kín màn hình được, gây mất thẩm mỹ cho ứng dụng nên View Settings trên iPad chỉ được chiếm một phần nhỏ trên màn hình như sau:

Sau khi phân tích các yêu cầu khi thiết kế giao diện tương tác và nhất là thiết kế giao diện tương tác trên iPhone (toàn bộ là touch và touch) nhóm đã thiết kế giao diện chính của ứng dụng Metronome như sau:

4. Đánh giá

Qua phần giao diện ở trên, ta có thể thấy ứng dụng Metronome của nhóm thỏa mãn một số tính chất như sau:

Tính thẩm mỹ: giao diện ứng dụng được thiết kế khá đẹp mắt, màu sắc hài hòa, tạo cho người dùng có cảm giác mình đang sở hữu một máy Metronome hiện đại với nhiều chức năng.

Tính tiện dụng: người sử dụng có thể thao tác một cách thuận tiện với các chức năng của Metronome (touch Button, open các View,...). Thêm vào đó, nhiều tính năng hướng đến người sử dụng kĩ tính như auto-lock screen, tap để thay đổi Tempo cũng được đưa vào càng làm tăng tính tiện dụng của ứng dụng.

Tính dễ dùng: với người sử dụng iPhone và có kiến thức âm nhạc, không khó để họ có thể dễ dàng sử dụng Metronome.

Sự thích thú: giao diện bắt mắt tạo sự thích thú cho người sử dụng.

 Đầy đủ về chức năng: với một ứng dụng Metronome phục vụ tốt cho người học nhạc và sáng tác nhạc, Metronome mà nhóm đã xây dựng có thể đảm bảo là đầy đủ chức năng.

Chi phí: thay vì bỏ ra một số tiền lớn để mua một máy đánh nhịp thật, người dùng có thể tận dụng chiếc iPhone của mình và với 1 chi phí nhỏ đã có thể sở hữu một máy Metronome chuyên nghiệp không kém gì máy thật.

Tính hiệu quả: người dùng tập luyện với ứng dụng có thể tăng kĩ năng về âm nhạc của mình. Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào từng người sử dụng.

Tính chính xác và ổn định: việc sử dụng một timer để đếm nhịp, Metronome có độ chính xác cao và làm việc ổn định trong một thời gian dài. Ứng dụng đã được test bug và leak kĩ càng nên đảm bảo tính ổn định cao.

Sau khi đã tìm hiểu và thực hiện cài đặt demo giao diện tương tác trên iDevice thông qua ứng dụng Metronome, nhóm thực hiện rút ra một số kết luận sau đây. Thứ nhất là sự khác biệt khi xây dựng giao diện tương tác trên iPhone và trên máy tính bình thường.

- Điều đầu tiên phải kể đến là kích thước màn hình khác nhau nhiều nên thiết kế giao diện cũng phải khác nhau. Với một thiết bị mà màn hình chỉ có kích thước 3.5inch thì mọi chức năng phải thiết kế sao cho vẫn đặt đủ trên màn hình mà không tạo cảm giác trật trội cho người dùng.

- Thứ hai là sự phù hợp với kiểu tương tác. Với máy tính, đó là di chuyển của con trỏ chuột và nhấn bàn phím thì ở các thiết bị chạy iOS, tất cả thao tác của người dùng thông qua cảm ứng, touch và touch. Do đó, một ứng dụng chạy trên iOS bắt buộc phải hỗ trợ cảm ứng tối đa (đơn hoặc đa điểm).

- Khả năng xử lý đồ họa: dù được đánh giá là một trong những thiết bị mobile có bộ xử lý tốt nhất nhưng nếu so với máy tính hiện nay, iPhone vẫn kém xa về khả năng xử lý. Do đó, khi xây dựng giao diện tương tác trên iOS cần chú ý nhiều hơn đến quản lý bộ nhớ, quản lý các thành phần đồ họa đảm bảo không bị leak.

- Tính thẩm mỹ: người sử dụng iPhone có yêu cầu rất khắt khe về tính thẩm mỹ của ứng dụng trên thiết bị của họ. Nhiều người sẵn sàng không cài đặt một ứng dụng dù nó có chạy rất tốt chỉ vì giao diện của nó được đầu tư quá kém. Do đó, khi lập trình trên iPhone, giao diện cũng cần hết sức chú trọng.

- Tận dụng tối đa các hiệu ứng cũng như hỗ trợ của thiết bị: bao gồm các hiệu ứng được cung cấp bởi SDK và các Sensor của thiết bị (xoay, trọng lực,..)

Như vậy, việc xây dựng giao diện tương tác trên iOS có nhiều điểm khác biệt rất nhiều so với trên các môi trường khác. Đây là một công việc không phải là dễ nhưng cũng không quá khó, không thể học được.

Qua bài tập lớn này, nhóm thực hiện đã học thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Đó là những hiểu biết thêm về hệ tương tác, về cách thức xây dựng giao diện trên Mobile nói chung và trên iOS nói riêng. Những kiến thức đó thật sự bổ ích bởi ngày nay, lập trình iPhone đang là một xu hướng của nhiều lập trình viên trên thế giới. Với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của Apple và sự gia tăng đến chóng mặt của iPhone trên toàn thế giới, lập trình iPhone sẽ sớm là một lĩnh vực được quan tâm đến của nền Công nghệ thông tin Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và thiết kế giao diện tương tác trên iOS. Xây dựng ứng dụng Metronome hỗ trợ người học nhạc đếm nhịp (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w