Phát triển ngân hàngđiện tử của Việt Nam đặt trong sự so sánh với thế giới.

Một phần của tài liệu Ngân hàng điện tử (Trang 28 - 30)

sánh với thế giới.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa, từ vài thập kỷ hoặc hơn nữa, so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự yếu kém, non nớt của ngành Ngân hàng Việt Nam với các vấn đề như nợ xấu tồn đọng, dịch vụ ngân hàng đơn điệu, tính an toàn chưa cao, công nghệ lacj hậu, tổ chức cồng kềnh, vốn ít, trình độ quản lý, giám sát chưa hoàn thiện… đang là những thách thức lớn. Thêm vào đó, khi các đợt sóng hội nhập đang đến gần, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, những tập đoàn tài chính đa quốc gia với sự dày dặn về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính khổng lồ, kỹ thuật, công nghệ hiện đại…thì để tồn tại và phát triển, dù muốn hay không phải có sự “thay đổi da thịt” trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hoá ngân hàng, bên cạnh hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, tập trung phát triển ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển.

Để bắt kịp tiến trình đó, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hoá mà bước đầu tạo ra mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình và những ứng dụng về mặt sản phẩm trên nền tảng đã xây dựng, giúp khách hàng có thể giao dịch đa dạng và thuận lợi. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời cũng không ngoài mục đích đó, song sự mới mẻ của những dịch vụ này cùng với sự non trẻ về kinh nghiệm, nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ chưa cao khiến cho việc ứng dụng các công nghệ này chưa được đa dạng, hoàn thiện và mở rộng. Con đường đưa những tiện ích này đến tay người sử dụng còn nhiều gian nan. Các ngân hàng Việt Nam chưa bước chân trọn vẹn vào lĩnh vực này, song với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chắc

chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại trong tương lai. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã và đang nhắm tới mảng dịch vụ này, dù trước mắt còn nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được. Chúng ta hi vọng rằng trong tương lai gần, các khách hàng của ngân hàng Việt Nam được hưởng nhiều hơn thành quả của nền công nghệ tin học hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng mà trước hết là ngân hàng điện tử.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là đem lại một sức sống mới cho ngân hàng và bắt đầu một quá trình thay đổi mang tính văn hoá. Phát triển dịch vụ ngân hàng không phải là nâng cao hiệu quả của quy trình hiện đại, mà là xem xét một cách có hệ thống quy trình công việc và thiết kế lại toàn bộ quy trình. Nói cụ thể hơn thì điều đó có nghĩa là sắp xếp lại trật tự các bước của công việc, loại bỏ đi các bước không cần thiết và cũng bỏ cả nhu cầu phải kiểm tra, kiểm soát nhiều lần, thực ra có rất nhiều việc hoàn toàn không mang lại hiệu quả và thậm chí là vô nghĩa. Thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay trong hệ thống ngân hàng là việc tổ chức xử lý nghiệp vụ không định hướng theo những nhu cầu của khách hàng hay không quan tâm nhiều đến các nhu cầu của khách hàng. Họ không chủ động tìm ra cách xử lý hồ sơ thủ tục của khách hàng một cách nhanh nhất. Họ quan niệm khách hàng phải tìm kiếm ngân hàng, hoặc phải “chờ đợi phục vụ” là hiển nhiên. Chính vì vậy, hệ thống công nghệ thông tin lúc đó chỉ là phần mềm Foxpro cũ kỹ phục vụ trong nội bộ các ngân hàng để nhập dữ liệu và xử lý các giao dịch đơn giản. Và ngay cả trong nội bộ ngân hàng cũng không thể đấu nối trực tiếp với nhau dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều hành thanh khoản.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ thực sự quan tâm đến mục tiêu là làm sao đảm bảo được an toán về tín dụng mà không quan tâm đến những nhu cầu của khách hàng cần nhất. Khách hàng gặp nhiều khó khăn trong giao dịch gửi một nơi, rút nhiều nơi nên phải chờ đợi xác minh chữ ký bằng điện thoại và fax, cũng như các giao dịch chuyển tiền nội địa. Các kênh dịch vụ còn hạn chế do gặp nhiều khó khăn trong việc gửi một nơi rút nhiều nơi, từ đó rất khó mở rộng các loại thẻ thanh toán, không thể quản lý tốt các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng đưa ra yêu cầu của mình, sau đó phòng nhập khẩu phải qua các phòng tiền gửi, tiền vay và các bộ phận khác để điều tra xem khách hàng của mình ở trong vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân hàng. Sau đó, nếu thoả đáng, bộ phận tín dụng của ngân hàng mới đồng ý bảo lãnh, tất nhiên trước đó quy trình này còn phải trình lãnh đạo duyệt. Mãi cho đến khi lô hàng nhập về đến cảng, doanh nghiệp còn

phải đến phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trình các hoá đơn cần thiết để được mua ngoại tệ thanh toán. Toàn bộ quy trình này, cho dù ngân hàng có cải tiến cách mấy đi nữa cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng. Ở các nước, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình sau đó toàn bộ vấn đề sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thồng nhất, không còn chuyện mỗi bộ phân chỉ có thông tin riêng khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Ngân hàng điện tử (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w