Dựa trên kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về gian lận cũng như yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tại Việt Nam trong việc xác lập các thủ tục kiểm toán cũng như trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận, sai sót trong cuộc kiểm tốn BCTC:
1.3.1. Nâng cao trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót:
Trong giai đoạn hiện nay, gian lận là hành vi được thực hiện khá phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội. KTV với trách nhiệm đưa ra ý kiến kiểm toán trên BCTC như một đảm bảo hợp lý cho độ tin cậy của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, KTV còn cần phải đảm bảo các thơng tin khơng bị bóp méo bởi các thủ thuật gian lận. Do đó, trách nhiệm của KTV đối với gian lận cần được nâng cao, buộc KTV phải tuân thủ và có trách nhiệm hơn khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm phát hiện gian lận và sai sót. Việc nâng cao trách nhiệm của KTV đối với gian lận, sai sót cần được hợp thức hố thơng qua các chuẩn mực kiểm toán, và đặc biệt là các chế tài cụ thể khi KTV khơng hồn thành đúng trách nhiệm của mình.
1.3.2. Cập nhật thường xuyên các thủ tục kiểm toán liên quan đến việc phát hiện gian lận trên BCTC hiện gian lận trên BCTC
Gian lận là hành vi không thể triệt tiêu và ngày càng phát triển với những phương thức tinh vi. Do đó, KTV cần được cập nhật liên tục các kỹ thuật gian lận cũng như các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm phát hiện gian lận trên BCTC. Hiện nay, Hiệp hội các nhà điều tra gian lận của Hoa kỳ (ACFE) là tổ chức chuyên nghiên cứu và tổng kết về cách thức thực hiện gian lận phổ biến và những dấu hiệu nhận diện gian lận. Do đó, Việt Nam cũng cần có các cuộc nghiên cứu, tổng kết các phương thức gian lận đã gặp qua và tham khảo các nghiên cứu của Hoa kỳ nhằm hiểu rõ hơn về bản chất gian lận cũng như xác lập các thủ tục kiểm tốn thích hợp
để ngăn ngừa các gian lận có thể xảy ra khi kiểm toán BCTC.
1.3.3. Cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kiểm tốn trong đó có chuẩn mực liên quan gian lận và sai sót
Qua nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế cho thấy từ khi ban hành lần đầu cho đến nay, các chuẩn mực luôn cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Chẳng hạn chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA số 240 năm 1994 đã thay đổi qua các phiên bản năm 2004 và 2009. Trong khi ở Việt Nam, VSA 240 ban hành năm 2001 vẫn dựa vào chuẩn mực quốc tế năm 1994, đến cuối năm 2012 mới được cập nhật theo phiên bản ISA 240 năm 2009. Do đó, việc cập nhật thường xuyên VSA 240 sao cho phù hợp với quốc tế, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước cũng như tình hình diễn biến phức tạp của gian lận hiện nay là một yêu cầu khách quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở tìm hiểu các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Hoa kỳ về gian lận, sai sót, tác giả đã mang đến cái nhìn tổng quan về hành vi gian lận, sai sót, đối tượng thực hiện, nguyên nhân dẫn đến gian lận, sai sót và trách nhiệm của KTV độc lập đối với gian lận và sai sót.
Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu của thế giới về gian lận, đặc biệt là cơng trình nghiên cứu của ACFE đã xác lập các phương pháp, biểu hiện gian lận nhằm giúp các nghề nghiệp liên quan, trong đó có nghề kiểm tốn tìm được biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm thiểu gian lận và phát hiện gian lận. Các nghiên cứu về gian lận và đặc biệt gian lận trên BCTC đã có nhiều đóng góp cho xã hội. Hiểu rõ các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận…sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận, giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN, SAI SÓT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HIỆN GIAN LẬN, SAI SĨT
TRONG KIỂM TỐN BCTC CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VN